Ca dao Mẹ

Cùng thể loại:

Có cùng từ khóa:

Chú thích

  1. Văn Lang
    Tên một làng nay thuộc xã Văn Lương, huyện Tam Nông, tỉnh Phú Thọ. Người dân Văn Lang nổi tiếng với tài nói khoác, sáng tác và kể chuyện cười.
  2. Văn chương họ Phí, lí sự họ Bùi
    Câu nói lưu truyền ở làng Hoàng Xá, xã Quyết Thắng (tên cũ Thanh Hà) thuộc huyện Kim Thành, tỉnh Hải Dương.
  3. Bánh tráng
    Miền Trung và miền Nam gọi là bánh tráng, miền Bắc gọi là bánh đa. Đây một dạng loại bánh làm từ bột gạo, tráng mỏng, phơi khô, khi ăn có thể nướng giòn hoặc ngâm sơ với nước cho mềm để cuốn các thức ăn khác. Ngoài ra, bánh tráng còn có thể được làm với các thành phần khác để tạo thành bánh tráng mè, bánh tráng đường, bánh tráng dừa... mỗi loại có hương vị khác nhau.

    Bánh tráng phơi sương Trảng Bàng

    Bánh tráng phơi sương Trảng Bàng

  4. Nhất Y, nhì Mống, tam Bông, tứ Đường, năm Nghè, sáu Lợi
    Tên sáu cây cầu lâu đời ở Sài Gòn: cầu chữ Y, cấu Mống, cầu Bông, cầu Nhị Thiên Đường, cầu Thị Nghè và cầu Bình Lợi.
  5. Hồng Gai
    Cũng gọi là Hòn Gai, tên cũ là Bang Gai hoặc Áng Gai, nay là một phường thuộc thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh. Cuối thế kỷ 19 trở về trước, đây là một vùng vắng vẻ, cư dân thưa thớt, vốn chỉ là vũng biển đậu thuyền. Tại đây có mỏ Hòn Gai, một mỏ than đã được đưa vào khai thác từ thời Pháp thuộc.

    Một góc mỏ than Hòn Gai thời Pháp thuộc

    Một góc mỏ than Hòn Gai thời Pháp thuộc

  6. Cẩm Phả
    Một địa danh nay là thành phố thuộc tỉnh Quảng Ninh. Tại đây từ xưa đã nổi tiếng với ngành khai thác than đá. Cẩm Phả cũng có nghề khai thác hải sản với hơn 50 km bờ biển, nhưng chủ yếu là đánh bắt gần bờ, sản lượng thấp.

    Cẩm Phả về đêm

    Cẩm Phả về đêm

  7. Gái Hòn Gai, trai Cẩm Phả
    Câu thành ngữ có từ thời Pháp thuộc. Có một số cách giải thích:
    - Gái Hòn Gai vùng cảng biển lanh lợi hoạt bát, có của ăn của để, còn trai Cẩm Phả ngày ấy phần lớn làm phu mỏ, đen đúa, ốm yếu và nghèo.
    - Hòn Gai là nơi tập trung những quan lại, chức dịch,[...] lựa chọn những gái xinh nhiều nơi về làm vợ, làm lẽ [...] Còn Cẩm Phả là nơi phu mỏ tụ tập. Đã là phu phải khỏe mới cáng đáng nổi việc [...]. Vậy nên gái Hòn Gai đẹp còn trai Cẩm Phả thì phải khỏe. (Trần Tâm — tiểu thuyết Người từ vùng than).
  8. Tân Trúc
    Một làng nay thuộc địa phận xã Cam Hiếu, huyện Cam Lộ, tỉnh Quảng Trị.
  9. Đông Hà
    Địa danh nay là thành phố trung tâm của tỉnh Quảng Trị.
  10. Chơi chữ: trúc, tre, hóp là các loại cây cùng họ, cũng như hà, hến, nghêu, ngao đều cùng họ.
  11. Hải Phòng
    Một địa danh nay là thành phố Hải Phòng, thành phố cảng lớn nhất thuộc miền Bắc nước ta. Theo thư tịch cũ, toàn địa bàn xứ Đông (Hải Dương) xưa - bao gồm cả Hải Phòng ngày nay - thời Hùng Vương thuộc bộ Dương Tuyền, là một trong 15 bộ của nhà nước Văn Lang. Đến cuối thế kỉ 19, Hải Phòng đã thành một trong các thành phố lớn nhất nước. Về văn hóa, tại đây có nhiều đền chùa thờ Đức Thánh Trần Hưng Đạo, Lê HoànNgô Quyền, đồng thời là quê hương của các nhạc sĩ lớn như Văn Cao, Hoàng Quý, Đoàn Chuẩn, Ngô Thụy Miên... Hải Phòng cũng là một trung tâm du lịch nổi tiếng của Việt Nam với bãi biển Đồ Sơn và quần đảo Cát Bà. Vì có nhiều hoa phượng nên Hải Phòng còn được gọi là thành phố hoa phượng đỏ.

    Một góc Hải Phòng

    Một góc Hải Phòng

  12. Con gái quận 3 không bằng bà già quận 1
    Quận 3 ở Đà Nẵng được cho là khu vực quận Sơn Trà, quận 1 được cho là khu vực quận Hải Châu ngày nay; ngày trước hai quận có mức sống rất chênh lệch.
  13. Cấm Chỉ
    Tên dân gian quen gọi ngõ Hàng Bông (cắt phố Hàng Bông và Tống Duy Tân), thời Pháp thuộc tên là phố Lông-đơ (rue Lhonde), sau 1945 đổi thành ngõ Cấm Chỉ, Hàng Bông Lờ, Hàng Bông. Về tên gọi Cấm Chỉ, có hai giả thuyết:

    1. Đây là lối đi vào Dương mã thành, cấm đi lại khi đã có trống, chuông thu không (lúc chiều tối).
    2. Chúa Chổm ra chỉ cấm không cho những người đòi nợ đi qua đây để đòi nợ tiếp.

  14. Can Lộc
    Tên cũ là Thiên Lộc, nay là một huyện thuộc tỉnh Hà Tĩnh. Đây là vùng đất giàu truyền thống hiếu học và có bề dày văn hóa, lịch sử nổi tiếng của tỉnh.
  15. Bút Cấm Chỉ, sĩ Thiên Lộc
    Ngõ Cấm Chỉ xưa kia sản xuất nhiều loại bút lông nổi tiếng, Thiên Lộc có nhiều kẻ sĩ hiển đạt lưu danh sử sách.
  16. Bánh tày
    Một loại bánh ở các vùng trung du và miền núi Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ, làm từ gạo nếp và gói lá chuối, tương tự như bánh tét ở miền Trung và miền Nam.
  17. Cá rô
    Loại cá rất thường gặp trên các đồng ruộng ở nước ta. Nhân dân ta thường tát đồng để bắt cá rô. Cá rô đồng có thịt béo, thơm, dai, ngon, dù hơi nhiều xương, và được chế biến thành nhiều món ngon như kho, nấu canh, làm bún...

    Lưu ý: Có một giống cá khác gọi là cá rô phi, thường được nuôi ở ao, nhưng khi nhắc đến cá rô thì người ta nghĩ ngay đến cá rô đồng.

    Cá rô đồng kho tộ

    Cá rô đồng kho tộ

  18. Bánh tày nhân cá rô
    Chỉ sự quê mùa, lạc hậu ngày trước ở vùng Yên Thành, tỉnh Hà Tĩnh.
  19. Bà rú Lông đi ông rú Trà
    Về mùa gió Lào, gió thường đổi chiều từ rú Lông gây nên những cơn lốc nhỏ thổi xuống rú Trà (đều thuộc huyện Thanh Chương, tỉnh Nghệ An), gây hại cho nhà cửa, mùa màng. Người dân gọi hiện tượng này là bà thần rú Lông đi thăm ông thần rú Trà.
  20. Phú Thọ
    Một tỉnh miền núi, trung du thuộc vùng Đông Bắc nước ta, giáp với các tỉnh Tuyên Quang, Yên Bái, Vĩnh Phúc, Hà Nội, Sơn La; có tỉnh lỵ là thành phố Việt Trì. Phú Thọ được coi là vùng đất tổ, tương truyền tại nơi đây các vua Hùng đã dựng nhà nước Văn Lang, với kinh đô là Phong Châu, tức xung quanh thành phố Việt Trì ngày nay. Đây là vùng đất có nhiều lễ hội, đáng kể nhất là lễ hội Giỗ Tổ Hùng Vương.

    Cảnh đẹp đầm Ao Châu (Hạ Hòa, Phú Thọ)

    Cảnh đẹp đầm Ao Châu (Hạ Hòa, Phú Thọ)

  21. Kẻ Ngọ
    Địa danh cũ nay thuộc xã Tiến Lộc, huyện Hậu Lộc, tỉnh Thanh Hóa.
  22. Ngòi
    Đường nước nhỏ chảy thông với sông hoặc đầm, hồ.
  23. Ba làng Trà Lũ
    Ba làng Trà Trung, Trà Bắc và Trà Đoài (ba thôn Trung, Bắc, Nam) thuộc huyện Giao Thủy, xã Xuân Trường, trấn Nam Định, nay là xã Trà Lũ, huyện Xuân Trường, tỉnh Nam Định. Đây là nơi nghĩa quân của Phan Bá Vành rút về cố thủ khi bị quân triều đình đàn áp.
  24. Đông Loan
    Tên một làng nay thuộc xã Lãng Sơn, huyện Yên Dũng, tỉnh Bắc Giang. Làng được mệnh danh là "làng nói tức."
  25. Nội Hoàng
    Địa danh nay là một xã thuộc huyện Yên Dũng, tỉnh Bắc Giang. Làng Nội Hoàng thuộc xã Nội Hoàng là một trong 8 làng cười của tỉnh.
  26. Hào mục
    Người có thế lực ở làng xã thời phong kiến. Dưới thời nhà Nguyễn, mỗi làng thường có hội đồng hào mục; những người có chức sắc trong làng đều có quyền tham dự.
  27. Nha
    Sở quan (từ Hán Việt), nơi các quan làm việc. Theo Thiều Chửu: Ta gọi là quan nha 官衙 hay là nha môn 衙門 vì ngày xưa trước quân trướng đều cắm lá cờ có tua như cái răng lớn, nên gọi là nha môn 衙門, nguyên viết là 牙門.
  28. Hòa Làng
    Tên một làng nay thuộc xã Phúc Hòa, huyện Tân Yên, tỉnh Bắc Giang. Làng là một trong 8 làng cười truyền thống của tỉnh, gồm có: Hòa Làng, Dương Sơn, Tiên Lục, Đông Loan, Nội Hoàng, Phụng Pháp, Cao Lôi, và Khả Lý.
  29. Trúc Ổ
    Một làng nay thuộc xã Mộ Đạo, huyện Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh. Làng có truyền thống "nói tức," nghĩa là cố tình nói khoác cho người nghe bực mình.
  30. Dương Sơn
    Tên một làng ở xã Liên Sơn, huyện Tân Yên, tỉnh Bắc Giang. Làng cách Hòa Làng một quả đồi, cùng nổi tiếng về tài (và truyền thống) nói khoác.
  31. Bứa
    Một loài cây có cành đâm ngang, lá có chất chua nên thường được dùng làm rau gia vị hoặc nấu canh chua, quả ăn được.

    Quả bứa

    Quả bứa

  32. Thời
    Cái giỏ cá (phương ngữ).
  33. Bẵng
    Bắc nồi lên bếp (phương ngữ Bắc Trung Bộ).
  34. Có bản chép: Đốt lửa đun sôi.
  35. Bát loa
    Loại bát nông, gần giống đĩa, vành rộng. Có nơi cũng gọi là bát ô tô.

    Bát loa

    Bát loa

  36. Tam Điệp
    Tên một dãy núi nằm giữa Ninh Bình và Thanh Hóa, chạy ra biển theo hướng Tây Bắc–Đông Nam, gồm có 3 ngọn. Trên dãy núi này cũng có đèo Tam Điệp, con đường thiên lý cổ thời phong kiến từ Thăng Long vào Nam, đi qua 3 đoạn đèo: Đèo phía Bắc, đèo phía Nam, và đèo Giữa. Đèo Tam Điệp cũng có tên dân gian là Ba Dội (dội tiếng Việt cổ nghĩa là đợt, lớp).

    Một đèo, một đèo, lại một đèo,
    Khen ai khéo tạc cảnh cheo leo.
    Cửa son đỏ loét tùm hum nóc,
    Hòn đá xanh rì lún phún rêu.

    (Đèo Ba Dội - Hồ Xuân Hương)

    Phòng tuyến Tam Điệp

    Phòng tuyến Tam Điệp

  37. Đồn Vàng
    Tên một cái đồn do Pháp lập ra ở huyện lị Thanh Sơn, tỉnh Vĩnh Phú, nay là phố Vàng, thị trấn Thanh Sơn, huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ.
  38. Hùng Nhĩ
    Địa danh nay là một xã thuộc huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ. Làng Hùng Nhĩ và làng Bảo Vệ là cái nôi của hát ghẹo Phú Thọ. Các cụ kể: Ngày xưa, làng Hùng Nhĩ có nhiều rừng, nhiều gỗ quý nhưng ruộng đất xấu, trồng trọt thu hoạch kém. Làng Bảo Vệ nằm dọc theo sông Thao đất phì nhiêu lại không bị thú rừng phá nên luôn được mùa, nhưng không có rừng, thiếu gỗ làm nhà. Do vậy hai bên kết nghĩa giúp nhau. Hùng Nhĩ mất mùa, Bảo Vệ giúp tiền, giúp lúa. Bảo Vệ cần gỗ làm nhà, Hùng Nhĩ chọn gỗ quý gửi ra. Mối quan hệ giữa hai làng ngày càng gắn bó chặt chẽ. Nhân dân đi lại vui chơi, ca hát thành Hát Ghẹo (theo Người Phú Thọ).