Ngẫu nhiên

Chú thích

  1. Nằm gai nếm mật
    Thành ngữ này có nguồn gốc từ câu Ngọa tân thưởng đảm, xuất phát từ một điển tích trong chiến tranh Ngô-Việt vào thời Xuân Thu của Trung Quốc. Việt vương Câu Tiễn bị Ngô vương Phù Sai bắt làm tù binh, phải chịu mọi điều khổ nhục, kể cả việc phải nếm phân của Phù Sai. Khi được thả về, ông thường nằm trên đệm gai, không ăn cao lương mĩ vị mà thường lấy tăm nhúng vào mật đắng nếm để luôn nhắc nhở mình không quên mối thù xưa. Sau hai mươi năm chuẩn bị lực lượng, Câu Tiễn đã phục thù, đánh lấy được Ngô.
  2. Cát nhòn
    Cát bị nước nên vón lại.
  3. Truyện Kiều
    Tên gọi phổ biến của tác phẩm Đoạn Trường Tân Thanh gồm 3.254 câu thơ lục bát của đại thi hào Nguyễn Du. Nội dung chính của truyện dựa theo tác phẩm Kim Vân Kiều truyện của Thanh Tâm Tài Nhân, Trung Quốc, xoay quanh quãng đời lưu lạc sau khi bán mình chuộc cha của Thúy Kiều.

    Truyện Kiều có ảnh hưởng rất lớn đối với nền văn hóa nước ta. Đối đáp bằng những ngôn từ, lời lẽ trong truyện Kiều cũng đã trở thành một hình thức sinh hoạt văn hóa của một số cộng đồng người Việt như lẩy Kiều, trò Kiều, vịnh Kiều, tranh Kiều, bói Kiều... Một số tên nhân vật, địa danh và các chi tiết trong Truyện Kiều cũng đã đi vào cuộc sống: Sở Khanh, Tú Bà, Hoạn Thư, chết đứng như Từ Hải...

  4. Chữ Nho
    Một cách gọi chữ Hán ngày trước, do học trò ngày xưa (nho sĩ) phải học Nho giáo và đọc, viết chữ Hán.
  5. Đây là hai câu 2507 và 2508 trong Truyện Kiều. Lúc này Từ Hải nghe lời Kiều khuyên "về với triều đình," bị Hồ Tôn Hiến (Hồ công) mai phục và giết chết.
  6. Ni
    Này, nay (phương ngữ miền Trung).
  7. Kia (phương ngữ Trung Bộ).
  8. Cối xay
    Dụng cụ nhà nông dùng để bóc vỏ hạt thóc, tách trấu ra khỏi hạt gạo, hoặc để nghiền các hạt nông sản. Ngày nay cối xay ít được sử dụng vì được thay thế bằng các loại máy xay công nghiệp có hiệu suất cao hơn.

    Xay lúa

    Xay lúa

  9. Trầu
    Còn gọi là trầu không, một loại dây leo dùng làm gia vị hoặc làm thuốc. Lá trầu được nhai cùng với vôi tôi hay vôi sống và quả cau, tạo nên một miếng trầu. Ở nước ta có hai loại trầu chính là trầu mỡ và trầu quế. Lá trầu mỡ to bản, dễ trồng. Trầu quế có vị cay, lá nhỏ được ưa chuộng hơn trong tục ăn trầu.

    Người xưa có phong tục mời ăn trầu khi gặp nhau. Trầu cau tượng trưng cho tình yêu đôi lứa, vợ chồng, nên là một lễ vật không thể thiếu trong các dịp cưới hỏi.

    Lá trầu không

    Lá trầu không

    Một miếng trầu

    Một miếng trầu

    Nghe nghệ sĩ nhân dân Thu Hiền hát bài Hoa cau vườn trầu.

  10. Mâm quả, lễ vật của nhà trai khi hỏi cưới.
  11. Dòng
    Kéo, dắt một vật gì bằng sợi dây dài.
  12. Cả
    Lớn, nhiều (từ cổ).
  13. Mấy nao
    Bao nhiêu.
  14. Cần Giờ
    Một địa danh nằm ở vùng Đông Nam Bộ, nay là một huyện ven biển thuộc thành phố Hồ Chí Minh (thường được xem là một huyện đảo vì địa thế gần như tách biệt với đất liền, bao quanh bởi sông và biển). Cần Giờ nổi tiếng với khu rừng ngập mặn (rừng Sác), một địa điểm du lịch sinh thái, và biển Cần Giờ, nguồn cung cấp hải sản phong phú.

    Tài nguyên rừng ngập mặn Cần Giờ

    Tài nguyên rừng ngập mặn Cần Giờ

    Cào nghêu tại biển Cần Giờ

    Cào nghêu tại biển Cần Giờ

  15. Nam Kỳ lục tỉnh
    Tên gọi miền Nam Việt Nam thời nhà Nguyễn, trong khoảng thời gian từ năm 1832 tới năm 1862 (khi Pháp chiếm 3 tỉnh Miền Đông) và năm 1867 (khi Pháp chiếm nốt 3 tỉnh Miền Tây), bao gồm sáu (lục) tỉnh:

    1. Phiên An, sau đổi thành Gia Định (tỉnh lỵ là tỉnh thành Sài Gòn),
    2. Biên Hòa (tỉnh lỵ là tỉnh thành Biên Hòa),
    3. Định Tường (tỉnh lỵ là tỉnh thành Mỹ Tho) ở miền Đông;
    4. Vĩnh Long (tỉnh lỵ là tỉnh thành Vĩnh Long),
    5. An Giang (tỉnh lỵ là tỉnh thành Châu Đốc),
    6. Hà Tiên (tỉnh lỵ là tỉnh thành Hà Tiên) ở miền Tây.

    Bản đồ Lục tỉnh năm 1808

    Bản đồ Lục tỉnh năm 1808

  16. Trương
    Giương (nghĩa cũ).
  17. An Nhơn
    Một địa danh thuộc tỉnh Bình Định, nay là thị xã An Nhơn, cách trung tâm thành phố Quy Nhơn khoảng 20 km về hướng Tây Bắc. Những năm 938-1470, An Nhơn là vùng trung tâm của Vương quốc Chăm Pa cổ đại, với thủ đô là thành Đồ Bàn (nay thuộc xã Nhơn Hậu).
  18. Mò O
    Tên một ngọn núi ở An Nhơn, Bình Định. Đại Nam nhất thống chí gọi là núi Mộ Ổ: "Núi Mộ Ổ ở phía Đông huyện, đỉnh núi có hai mũi nhọn như hình cái giá bút, phía Đông có núi Tương Bì, phía Đông Nam có núi Tiểu Đại (có tên nữa là Cô Sơn), phía Đông Bắc có thành Tây Sơn dài ước 3, 4 trượng, trong thành có hồ rộng hơn hai trượng, trong hồ có cột đá nhô đầu ra ngoài mặt nước chừng một thước, tương truyền do người Chiêm Thành dựng phía Nam có gò đất, lại có sông Cảnh Hãn, phía Tây Nam có hai cây tháp là tháp Con Gái và tháp Học Trò, nay đều đổ nát."

    Núi Mò O buổi bình minh

    Núi Mò O buổi bình minh

  19. Chùa Thập Tháp
    Tên chữ là Thập Tháp Di Đà, một ngôi chùa ở thôn Vạn Thuận, xã Nhơn Thành, huyện An Nhơn, tỉnh Bình Định, cách thành phố Quy Nhơn khoảng 28km. Chùa được hòa thượng Nguyên Thiều dựng vào năm 1683, trên gò đất có mười ngôi tháp Chàm, nên có tên như vậy. Đây là ngôi chùa cổ nhất thuộc phái Lâm Tế, được trùng tu bốn lần vào các năm 1820, 1849, 1877 và 1924. Đến nay chùa vẫn giữ được tổng thể hài hòa, tôn nghiêm, cổ kính. Chùa Thập Tháp từ lâu đã trở thành danh lam thắng cảnh nổi tiếng của Bình Định, thu hút nhiều khách thập phương về hành hương, cúng tế, lễ bái hoặc tham quan, khảo cứu, vì đây là ngôi chùa cổ xưa nhất ở miền Trung.

    Một góc chùa Thập Tháp

    Một góc chùa Thập Tháp

  20. Trường Thi
    Tên một bến đò trên sông Cửa Tiền, đoạn chảy qua hai xã Nhơn Hòa và Nhơn Hưng cùng thuộc huyện An Nhơn, tỉnh Bình Định. Vào năm Tân Hợi (1851) nhà Nguyễn mở khoa thi Hương cho các tỉnh miền Trung từ Quảng Ngãi đến Bình Thuận tại Bình Định. Từ thị trấn Bình Định đến trường thi phải qua một con đò ngang, nên bến đò này được gọi là bến Trường Thi.

    Bến Trường Thi cũng chính là bến My Lăng trong bài thơ cùng tên nổi tiếng của nhà thơ Yến Lan:

    Bến My Lăng còn lạnh, bến My Lăng!
    Ông lái buồn đợi khách suốt bao trăng.

    Cầu Trường Thi tại vị trí bến đò Trường Thi xưa

    Cầu Trường Thi tại vị trí bến đò Trường Thi xưa

  21. Niêu
    Nồi nhỏ bằng đất nung hoặc đồng, có nắp đậy, dùng để nấu nướng hoặc sắc thuốc. Niêu sắc thuốc thì có thêm cái vòi để rót thuốc.

    Cơm niêu

    Cơm niêu

  22. Cải trời
    Một loại cỏ dại mọc nhiều ven đường và ở các vùng đất hoang hoặc trồng hoa màu. Cải trời có thể dùng làm thức ăn (ăn sống, luộc, xào, nấu canh…) hoặc làm thuốc giúp nhuận tràng, trị bướu cổ.

    Cải trời

    Cải trời

  23. Bàu Nón
    Một cái hồ lớn ở huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An. Bàu Nón có giống cá rô ngon, xưa được dùng để tiến vua.
  24. Nam Đàn
    Tên một huyện nằm ở hạ lưu sông Lam, phía Đông Nam tỉnh Nghệ An. Nam Đàn có nhiều làng nghề truyền thống như làng mộc nề Nam Hoa, làng rèn Quy Chính, làng tương Tự Trì, làng nón Đông Liệt, các làng dệt Xuân Hồ, Xuân Liễu, Tầm Tang, làng nồi đồng Bố Ân, Bố Đức, làng gạch ngói Hữu Biệt, làng dầu bông, dầu lạc Đan Nhiệm, Đồng Trung v.v.

    Tương Nam Đàn

    Tương Nam Đàn

  25. Hồng Đô
    Gọi tắt là làng Hồng, một làng thuộc xã Thiệu Đô, huyện Thiệu Hóa, tỉnh Thanh Hóa. Làng có nghề truyền thống đã tồn tại hàng trăm năm là trồng dâu nuôi tằm và dệt nhiễu.

    Phơi tơ ở làng Hồng Đô

    Phơi tơ ở làng Hồng Đô

  26. Bông vải
    Một loại cây thấp, được trồng từ rất sớm. Hoa bông mới trổ có màu trắng sữa, sau chuyển thành màu trắng phấn. Tiếp đó xuất hiện múi bông, sau 6 đến 9 tuần thì múi bông chín muồi chuyển sang màu nâu, khi nở lộ ra chất sợi mềm màu trắng. Sợi này là lông dài, mọc trên vỏ của hạt bông. Người ta thu hoạch bông để kéo sợi, dệt thành vải.

    Bông vải

    Hoa bông vải

  27. Vạc
    Một làng nay thuộc xã Thiệu Đô, huyện Thiệu Hóa, tỉnh Thanh Hóa.