Ngẫu nhiên

Chú thích

  1. Dầu dừa
    Dầu làm từ quả dừa, rất thơm, ngày xưa thường được phụ nữ bôi lên tóc để tóc bóng mượt.

    Dầu dừa

    Dầu dừa

  2. Chưn
    Chân (cách phát âm của Trung và Nam Bộ).
  3. Ngày trước, những nhà khá giả thường rước thầy đồ về dạy học cho con mình. Thầy đồ được nuôi trong nhà, lo ăn mặc, đối đãi như khách quý.
  4. Đa
    Một loại cây thân thuộc, được coi như biểu tượng của làng quê Việt Nam, cùng với giếng nước và sân đình. Cây đa cổ thụ có tán rất rộng, có nhiều gốc và rễ phụ. Ở một số địa phương, cây đa còn được gọi là cây đa đa, hoặc cây da. Theo học giả An Chi, tên cây bắt nguồn từ đa căn thụ 多根樹 (cây nhiều rễ), “một hình thức dân dã mà văn chương Phật giáo dùng để mô tả và gọi tên cây một cách súc tích nhất có thể có.”

    Cây đa Tân Trào

    Cây đa Tân Trào

  5. Chừ
    Giờ. Bây chừ nghĩa là "bây giờ" (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
  6. Tề
    Kìa (phương ngữ miền Trung).
  7. Bến Đường
    Một bến sông thuộc làng Bảo An, xã Điện Quang, huyện Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam. Làng Bảo An trước có nghề nấu đường, ghe thuyền thường ra vào tấp nập ở bến sông này để mua đường, từ đó hình thành tên gọi Bến Đường.
  8. Cá lóc
    Còn có các tên khác là cá tràu, cá quả tùy theo vùng miền. Đây là một loại cá nước ngọt, sống ở đồng và thường được nuôi ở ao để lấy giống hoặc lấy thịt. Thịt cá lóc được chế biến thành nhiều món ăn ngon. Ở miền Trung, cá tràu và được coi là biểu tượng của sự lanh lợi, khỏe mạnh, vì thế một số nơi có tục ăn cá tràu đầu năm.

    Cá lóc

    Cá lóc

  9. Nói dóc
    Nói khoác, nói dối (phương ngữ Nam Bộ).
  10. Bao vàng
    Bao bằng vải màu vàng của lính thời xưa đeo ngang lưng, để đựng vật tùy thân.
  11. Có bản chép: Ngang lưng thì thắt đai vàng.
  12. Nón dấu
    Cũng gọi là nón sơn hoặc nón dầu sơn, loại nón của lính thời Lê - Nguyễn, gần giống như nón lá nhưng nhỏ hơn, thường đan bằng mây, có chóp bằng đồng.

    Nón dấu

    Nón dấu

  13. Súng dài
    Loại súng hỏa mai được các quân đội ở Việt Nam trong giai đoạn từ thế kỉ 16 đến thế kỉ 19 sử dụng rộng rãi. Khi bắn, người lính nạp thuốc súng và đạn vào nòng súng (nạp tiền), đổ một ít thuốc súng vào cốc mồi, rồi dùng dây mồi đang cháy châm vào cốc mồi cho súng nổ.

    Súng hỏa mai

    Súng hỏa mai thời xưa

  14. Hỏa mai
    Cái mồi lửa, dùng để đốt dây mồi cho cháy trước khi bắn.
  15. Ngũ liên
    Trống đánh từng hồi năm tiếng một, âm điệu thúc giục.