Ngẫu nhiên

Chú thích

  1. Ngàn
    Rừng rậm.
  2. Doi
    Phần bãi ở biển hoặc sông hồ nhô ra mặt nước, được tạo thành từ cát và bùn đất do sóng bồi vào.

    Doi cát ở Trường Sa

    Doi cát ở Trường Sa

  3. Vịnh
    Phần biển ăn sâu vào đất liền, có cửa mở rộng ra phía khơi với chiều rộng đáng kể.

    Vịnh Cam Ranh thuộc thành phố Cam Ranh và huyện Cam Lâm, tỉnh Khánh Hòa.

    Vịnh Cam Ranh thuộc tỉnh Khánh Hòa.

  4. Troàn
    Truyền.
  5. Ngươn soái
    Nguyên soái (phương ngữ Nam Bộ).
  6. Tổng nhung
    Vị quan võ thống lĩnh toàn bộ việc quân của một địa phương.
  7. Thời
    Thì. Xưa vì kị húy vua Tự Đức (Nguyễn Phúc Thì) nên chữ này được đọc chạnh đi thành "thời."
  8. Sanh sản
    Sinh sản.
  9. Thổ Phồn
    Cũng gọi là Thổ Phiên, Thổ Phiền hoặc Phiên, tên mà người Trung Quốc từ thời nhà Đường dùng để gọi một vương quốc thống trị vùng Tây Tạng từ khoảng thế kỷ thứ 6 đến thế kỷ thứ 9.
  10. Di địch
    Mọi rợ, chưa khai hóa. Người Trung Hoa thời cổ cho rằng nước mình ở giữa thế giới, gọi các dân tộc xung quanh họ, chưa tiếp thu văn hóa Trung Hoa, là Man (ở phía nam), Di (ở phía đông), Nhung (ở phía tây), Địch (ở phía bắc).
  11. Ác côn
    Đứa vô lại, hung dữ.
  12. Nghĩa nhân
    Cũng viết nhân nghĩa, nghĩa là "lòng yêu thương người (nhân) và biết làm điều phải (nghĩa)." Hiểu rộng là đạo nghĩa sống ở đời.
  13. Rày
    Nay, bây giờ (phương ngữ).
  14. Đặng
    Được, để, nhằm (từ cũ, phương ngữ).
  15. Mần chi
    Làm gì (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
  16. Mần
    Làm (phương ngữ Trung và Nam Bộ). Như mần ăn, mần việc, đi mần...
  17. Rượu tăm
    Loại rượu ngon, khi lắc thì sủi tăm lên.
  18. Cháy
    Lớp cơm sát đáy nồi bị sém vàng đóng thành mảng.
  19. Quạt mo
    Quạt làm bằng mo cau. Sau khi cau trổ bông, tàu cau úa vàng rồi rụng xuống, được người ta nhặt đem phơi khô, ép thẳng rồi cắt thành hình chiếc quạt vừa tay cầm.

    Chiếc quạt mo

    Chiếc quạt mo

  20. Sáp
    Chất dẻo có màu để bôi vào môi hoặc vuốt tóc có tác dụng làm đẹp.
  21. Quế
    Một loại cây rừng, lá và vỏ có tinh dầu thơm. Vỏ quế ăn có vị cay, là một vị thuốc quý (Quế chi) trong các bài thuốc Đông y. Trong văn học cổ, cây quế thường tượng trưng cho sự thanh cao, đẹp đẽ.

    Thu hoạch quế

    Thu hoạch và phơi quế

  22. Chi
    Gì (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
  23. Đỉa
    Một loại động vật thân mềm, trơn nhầy, sống ở nước ngọt hoặc nước lợ, miệng có giác hút để châm vào con mồi và hút máu. Tên gọi này có gốc từ từ Hán Việt điệt.

    Con đỉa

    Con đỉa

  24. Vùng
    Cánh đồng lớn gồm nhiều mảnh ruộng cùng độ cao.
  25. Thầy Phó
    Địa danh nay thuộc xã Hựu Thành, huyện Trà Ôn, tỉnh Vĩnh Long. Tên Thầy Phó là lấy theo nghề nghiệp và chức vụ của ông Nguyễn Hữu Tình (?-1932), Phó tổng thạnh trị quận Trà Ôn, có công phát triển vùng đất Hựu Thành hoang sơ trở nên sung túc.
  26. Giồng
    Dải đất nổi cao ở ven sông do phù sa bồi đắp. Giồng có thể là do phù sa bồi đắp lâu năm tạo thành, hoặc cũng có thể do người dân tạo thành trong lúc đào kênh mương dẫn nước để lập vườn tược. Đất giồng là đất phù sa pha cát, sạch phèn, màu mỡ, nên rất thuận tiện để trồng trọt. Ở Nam Bộ có nhiều địa danh với tiền tố Giồng như Giồng Trôm, Giồng Tượng, Giồng Ông Tố...
  27. Ốc len
    Một loại ốc to khoảng ngón tay trỏ hoặc ngón tay cái, màu nâu đậm xen lẫn vân trắng, vỏ cứng với nhiều đường gân nhỏ xoay quanh. Ốc len thường được chế biến thành các món đặc sản như ốc len hầm nước dừa hoặc ốc len xào dừa.

    Ốc len xào dừa

    Ốc len xào dừa