Ngẫu nhiên

Chú thích

  1. Quan
    Đơn vị tiền tệ cổ của nước ta dùng đến đầu thế kỷ 20. Đối với tiền quý (cổ tiền), một quan bằng 60 tiền (600 đồng kẽm). Với tiền gián (sử tiền), một quan bằng 360 đồng kẽm.
  2. Thời
    Thì. Xưa vì kị húy vua Tự Đức (Nguyễn Phúc Thì) nên chữ này được đọc chạnh đi thành "thời."
  3. Giếng thơi
    Giếng sâu.

    Giếng thơi mưa ngập nước tràn
    Ba gian đầy cả ba gian nắng chiều.

    (Qua nhà - Nguyễn Bính)

  4. Gàu
    Đồ dùng để kéo nước từ giếng hay tát nước từ đồng ruộng. Trước đây gàu thường được đan bằng tre hoặc làm từ bẹ cau, sau này thì gàu có thể được làm bằng nhựa hoặc tôn mỏng.

    Tát gàu sòng

    Tát gàu sòng

  5. Ba sinh
    Ba kiếp người: kiếp trước, kiếp này và kiếp sau, theo thuyết luân hồi của Phật giáo. Văn học cổ thường dùng chữ "nghĩa ba sinh" hoặc "nguyện ước ba sinh" để nói về sự gắn kết nam nữ.

    Ví chăng duyên nợ ba sinh,
    Làm chi những thói khuynh thành trêu ngươi?

    (Truyện Kiều)

  6. Thác
    Chết, mất, qua đời (từ Hán Việt).
  7. Sinh
    Sống, tồn tại (từ Hán Việt).
  8. Lại mặt
    Một lễ trong phong tục cưới xin ở ta. Theo Phan Kế Bính trong Việt Nam phong tục: Cưới được ba hôm, đến hôm thứ tư thì hai vợ chồng làm lễ chè xôi đem về nhà vợ lạy gia tiên, gọi là lễ lại mặt, chữ gọi là tứ hỉ.
  9. Bàn Thạch
    Tên một ngôi làng nay thuộc xã Duy Vinh, huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam, nằm bên bờ sông Thu Bồn. Tại đây có nghề truyền thống là làm chiếu cói.

    Làm chiếu cói ở Bàn Thạch

    Làm chiếu cói ở Bàn Thạch

  10. Bánh tráng
    Miền Trung và miền Nam gọi là bánh tráng, miền Bắc gọi là bánh đa. Đây một dạng loại bánh làm từ bột gạo, tráng mỏng, phơi khô, khi ăn có thể nướng giòn hoặc ngâm sơ với nước cho mềm để cuốn các thức ăn khác. Ngoài ra, bánh tráng còn có thể được làm với các thành phần khác để tạo thành bánh tráng mè, bánh tráng đường, bánh tráng dừa... mỗi loại có hương vị khác nhau.

    Bánh tráng phơi sương Trảng Bàng

    Bánh tráng phơi sương Trảng Bàng

  11. Bánh đúc
    Bánh nấu bằng bột gạo tẻ hoặc bột ngô quấy với nước vôi trong, khi chín đổ ra cho đông thành tảng, thường được ăn kèm với mắm tôm. Bánh đúc là món quà quen thuộc của làng quê.

    Bánh đúc Hà Nội

    Bánh đúc Hà Nội

  12. Dùi đục cẳng tay
    Thành ngữ, chỉ sự đối xử phũ phàng.
  13. Theo dân gian, ngày năm tháng năm âm lịch là ngày “diệt sâu bọ.” Tục truyền rằng khi xưa vào ngày này, người ta thường đi tìm rắn rết sâu bọ để giết vì họ coi chúng là loài tai ác, gây hại. Từ đó có câu thành ngữ này.
  14. Đặng
    Được, để, nhằm (từ cũ, phương ngữ).
  15. Đào
    Loại cây mọc nhiều ở vùng rừng núi phía Bắc, cũng được trồng để lấy quả hay hoa. Hoa đào nở vào mùa xuân, là biểu tượng của mùa xuân và ngày Tết ở miền Bắc. Quả đào vị ngọt hoặc chua, mùi thơm, vỏ quả phủ một lớp lông mịn. Đào xuất hiện rất nhiều trong văn học cổ Trung Quốc và các nước đồng văn. Trong ca dao tục ngữ, hình ảnh đào, lựu, mận, ... thường được dùng với tính ước lệ để chỉ đôi lứa yêu nhau.

    Quả đào

    Quả đào

  16. Từ Hi Thái hậu
    (10/10/1833 – 15/11/1908) Hoàng thái hậu nhiếp chính thời nhà Thanh (Trung Quốc), phi tần của Thanh Văn Tông Hàm Phong Đế, mẹ đẻ của Thanh Mục Tông Đồng Trị Hoàng đế. Nhiều nhà sử học hiện đại miêu tả Từ Hi Thái hậu như một bạo chúa, người phải chịu trách nhiệm cho sự sụp đổ của triều đại nhà Thanh. Từ Hi Thái hậu, Võ Tắc Thiên (thời Đường) và Lã hậu (thời Hán) được xem là ba người phụ nữ nắm quyền lực cao nhất của đế quốc Trung Hoa trong một thời gian dài.

    Từ Hi Thái hậu

    Từ Hi Thái hậu

  17. Câu đối
    Một thể loại sáng tác văn chương có nguồn gốc từ Trung Quốc, gồm hai vế đối nhau - nếu từ một người sáng tác gọi là vế trênvế dưới, nếu một người nghĩ ra một vế để người khác làm vế kia thì gọi là vế ra (vế xuất)vế đối. Câu đối thường biểu thị một ý chí, quan điểm, tình cảm của tác giả trước một hiện tượng, một sự việc nào đó trong đời sống xã hội. Nhân dân ta có phong tục viết hoặc xin câu đối trong các dịp lễ tết để cầu hạnh phúc, may mắn.

    Câu đối

    Câu đối

    Một đôi câu đối chữ Hán:

    Bảo kiếm phong tùng ma lệ xuất
    Mai hoa hương tự khổ hàn lai

    nghĩa là:

    Hương hoa mai đến từ giá lạnh
    Kiếm sắc quý là bởi giũa mài.

  18. Thơ
    Thư (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
  19. Phụ mẫu
    Cha mẹ (từ Hán Việt).
  20. Cúc thủy
    Một loại hoa cúc.

    Hoa cúc thủy

    Hoa cúc thủy

  21. Tợ
    Tựa như, giống như (phương ngữ Nam Bộ).
  22. Bậu
    Cũng nói là em bậu, tiếng gọi người tiếp chuyện với mình, khác giới tính, có ý thương mến, thân mật. Cách xưng hô "qua, bậu" thường được dùng trong quan hệ vợ chồng, người yêu (phương ngữ Nam Bộ).
  23. Sông Sở Thượng
    Một nhánh của sông Tông-lê-Prreat chảy song song với sông Tiền, bắt nguồn từ Ba-năm (Campuchia) và đổ vào sông Tiền ở thị xã Hồng Ngự, huyện Hồng Ngự, tỉnh Đồng Tháp.
  24. Trọng
    Nặng (từ Hán Việt). Cũng đọc là trượng.
  25. Phu thê
    Vợ chồng (từ Hán Việt).

    Có âm dương, có vợ chồng,
    Dẫu từ thiên địa cũng vòng phu thê.

    (Cung oán ngâm khúc)

  26. Hẹ
    Một loại rau được dùng nhiều trong các món ăn và các bài thuốc dân gian Việt Nam.

    Bông hẹ

    Bông hẹ

  27. Bài này có sự chơi chữ: Chanh, hành, hẹ, dâu đều là tên những loại cây.
  28. Khó
    Nghèo.
  29. Làm mọn
    Làm vợ lẽ (mọn có nghĩa là nhỏ).