Ngẫu nhiên

Chú thích

  1. Gái giết chồng, đàn ông ai giết vợ
    Trong chế độ đa thê trước kia, đàn bà ngoại tình có thể lập mưu giết chồng để được sống tự do với kẻ gian phu, trong khi đàn ông thường không nảy sinh ý định giết vợ (vì không cần thiết).
  2. Nói nửa chừng
    Nói nửa vời, nói nước đôi.
  3. Có bản chép: Người khôn nói tiếng lừng khừng.
  4. Mướp đắng
    Miền Trung và miền Nam gọi là khổ qua (từ Hán Việt khổ: đắng, qua: dưa) hoặc ổ qua, một loại dây leo thuộc họ bầu bí, vỏ sần sùi, vị đắng, dùng làm thức ăn hoặc làm thuốc.

    Mướp đắng

    Mướp đắng

  5. Mạ
    Cây lúa non. Sau khi ngâm ủ thóc giống, người ta có thể gieo thẳng các hạt thóc đã nảy mầm vào ruộng lúa đã được cày, bừa kỹ hoặc qua giai đoạn gieo mạ trên ruộng riêng để cây lúa non có sức phát triển tốt, sau một khoảng thời gian thì nhổ mạ để cấy trong ruộng lúa chính.

    Bó mạ

    Bó mạ

    Cấy lúa

    Cấy lúa

  6. Áo tơi
    Áo khoác dùng để che mưa nắng. Áo được làm bằng lá cây (thường là lá cọ) hoặc rơm rạ, khâu chồng thành lớp gối lên nhau dày hàng đốt tay, như kiểu lợp ngói, đánh thành tấm, phía trên có dây rút để đeo vào cổ giữ áo cố định trên lưng.

    Người mặc áo tơi

    Người mặc áo tơi

  7. Tráo trưng
    (Mắt) giương to và nhìn chăm chăm. Nghĩa bóng chỉ việc lao động cực nhọc, hoặc cũng có thể chỉ sự hỗn láo, vô lễ.
  8. Mần
    Làm (phương ngữ Trung và Nam Bộ). Như mần ăn, mần việc, đi mần...
  9. Gian hùng
    Người có tài năng nhưng mưu mô quỷ quyệt, không từ thủ đoạn nào để đạt mục đích của mình.

    Tào Tháo

    Tào Tháo, nhân vật gắn liền với hai chữ "gian hùng"

  10. Có bản chép: anh hùng.
  11. Nguyễn Văn Tường
    Một nhân vật lịch sử của nước ta vào cuối thế kỉ 19. Ông sinh năm 1824 tại Triệu Phong, Quảng Trị, làm quan đến chức phụ chính đại thần dưới triều Nguyễn, chủ trương đánh Pháp. Năm 1874, do tình thế bắt buộc, ông phải đại diện triều đình kí kết hòa ước Giáp Tuất, công nhận Nam Kỳ là thuộc địa của Pháp. Năm 1884, ông cùng Tôn Thất Thuyết đưa Hàm Nghi lên ngôi. Năm 1885, trận Kinh thành Huế thất bại, ông cùng Tôn Thất Thuyết phò vua bôn tẩu khắp nơi. Sau ông về trở về hợp tác với Pháp, chịu nhiều nghi kị. Sau ông bị đày đi Tahiti và mất ở đó vào ngày 30/7/1886.

    Từng có nhiều nhận xét khen chê của hậu thế về cuộc đời và sự nghiệp của Nguyễn Văn Tường, nhưng cho đến nay đã thống nhất: ông là người có công với dân tộc.

    Nguyễn Văn Tường

    Nguyễn Văn Tường

  12. Hoàng Kế Viêm
    Phò mã và danh tướng nhà Nguyễn, tên thật là Hoàng Tá Viêm, tự Nhật Trường, hiệu Tùng An, người làng Văn La, tổng Văn Đại, huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình. Ông kết duyên với con gái thứ năm của vua Minh Mạng là công chúa Hương La, nhưng chẳng bao lâu thì vợ mất. Khi quân Pháp xâm chiếm nước ta, Hoàng Kế Viêm đứng về phe chủ chiến. Sau khi triều đình kí Hòa ước Giáp Thân (1884) với Pháp, vua Kiến Phúc đã ra lệnh cho Hoàng Kế Viêm lúc đó đang đóng ở Sơn Tây rút quân về Huế, nhưng ông không tuân lệnh, vẫn ở lại phối hợp với quân Thanh đánh Pháp. Mãi đến khi Sơn Tây và Hưng Hóa thất thủ, ông mới chịu về Huế, nhưng cương quyết không hợp tác với phe chủ hòa.

    Năm 1884, ông được phong làm Thái tử Thiếu bảo, Cơ mật viện Đại thần. Chẳng bao lâu ông xin về trí sĩ nhưng không được, mãi đến đời vua Thành Thái, năm 1889, ông mới được nghỉ hưu, về quê sống đến khi mất (1909), thọ 89 tuổi. Hiện vẫn còn khá nhiều tranh cãi về cuộc đời và sự nghiệp của ông.

    Mộ Hoàng Kế Viêm tại Lệ Thuỷ, Quảng Bình

    Mộ Hoàng Kế Viêm tại Lệ Thuỷ, Quảng Bình

  13. Ông Ích Khiêm
    Một danh tướng của nhà Nguyễn. Ông sinh ngày 21 tháng 12 năm Mậu Tý (tức 25 tháng 1 năm 1829) tại làng Phong Lệ, tổng Thanh Quýt, phủ Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam (nay là khu vực Phong Lệ Bắc, phường Hòa Thọ Đông, quận Cẩm Lệ, thành phố Đà Nẵng). Vốn tính nghiêm khắc, nóng nảy đến mức ngang bướng, đời làm quan của ông có nhiều thăng trầm, nhiều lần bị cách chức rồi phục chức. Tháng 6 âm lịch năm 1884, vua Kiến Phúc mất đột ngột. Ông Ích Khiêm lúc ấy đang bị giam trong quân lao Bình Thuận, hay tin, liền nhịn đói luôn bốn ngày, viết di chúc rồi uống thuốc độc mất.
  14. Tôn Thất Thuyết
    Quan phụ chính đại thần của nhà Nguyễn, người đã cùng vua Hàm Nghi phát động phong trào Cần Vương, kêu gọi nhân dân đứng lên đánh Pháp. Ông sinh năm ngày 29 tháng 3 năm Kỷ Hợi, tức 12 tháng 5 năm 1835 tại làng Phú Mộng, bên bờ sông Bạch Yến cạnh Kinh thành Thuận Hóa, nay thuộc thôn Phú Mộng, phường Kim Long, thành phố Huế, làm quan đại thần trong triều Nguyễn. Khi Pháp xâm chiếm nước ta, ông thuộc phe chủ chiến. Tất cả những người có quan hệ mật thiết với Pháp đều bị ông tìm cách trừ khử. Cùng với Nguyễn Văn Tường, ông lần lượt phế bỏ các vua Dục Đức, Hiệp Hoà, Kiến Phúc, để cuối cùng đưa Hàm Nghi lên ngôi. Sau thất bại ở trận Kinh thành Huế năm 1885, ông lưu lạc nhiều nơi, chủ trương cầu viện nhà Thanh đánh Pháp, nhưng những hoạt động của ông đều không mang lại kết quả. Ông mất tại Trung Quốc vào ngày 22 tháng 9 năm 1913.

    Về cuộc đời Tôn Thất Thuyết, hiện nay có khá nhiều đánh giá trái ngược nhau. Một số học giả phê phán ông là phản thần, nghịch tặc vì đã liên tục phế vua, trong khi một số khác thì ca ngợi ông là một người nặng tấm lòng yêu nước.

    Tôn Thất Thuyết

    Tôn Thất Thuyết

  15. Có bản chép: thằng.
  16. Võ phu
    Người chỉ có sức khoẻ, cậy khoẻ, thiếu trí tuệ.
  17. Đề Đức
    Tên một quan đề đốc của triều Nguyễn, có bản chú là Vũ Văn Đức, lại có bản chú là Nguyễn Đức. Hiện chưa tìm được thông tin cụ thể về nhân vật này.
  18. Trần Xuân Soạn
    Một vị tướng nhà Nguyễn trong lịch sử Việt Nam, làm đến chức Đề đốc nên còn gọi là Đề Soạn. Đầu tháng 4 năm 1885, thời vua Hàm Nghi, ông cùng Tôn Thất Thuyết đánh Pháp đóng ở đồn Mang Cá trong trận Kinh thành Huế. Sau khi thất bại, ông lãnh nhiệm vụ tổ chức phong trào Cần vương ở Thanh Hóa. Ít lâu sau, ông sang Long Châu (Quảng Tây, Trung Quốc) gặp Tôn Thất Thuyết để bàn chuyện xin viện trợ và tổ chức lại lực lượng, nhưng rồi bị mắc kẹt luôn ở bên đó. Ở Long Châu, được sự giúp đỡ của một số sĩ phu Hoa Nam, ông đã tổ chức được mấy toán quân, và nhiều lần về hoạt động ở biên giới, nhưng tất cả đều không thành công. Năm Quý Hợi (1923), Trần Xuân Soạn mất tại Long Châu, thọ 74 tuổi.
  19. Bài ca dao này ra đời sau thất bại của trận Kinh thành Huế vào năm 1885, dẫn đến toàn bộ quyền triều chính lọt vào tay người Pháp. Lúc ấy có tin đồn Kinh đô thất thủ là do Pháp sắp đặt và những người lãnh đạo cuộc tấn công là nội gián của Pháp, nhằm tiếp tay cho Pháp đô hộ Việt Nam sớm hơn.
  20. Canh
    Đơn vị tính thời gian ban đêm ngày xưa. Người xưa chia một đêm ra thành năm canh (đêm năm canh, ngày sáu khắc). Theo đó, canh một là giờ Tuất (19-21h), canh hai là giờ Hợi (21-23h), canh ba là giờ Tí (23h-1h sáng), canh tư là giờ Sửu (1h-3h), canh năm là giờ Dần (3h-5h). Mỗi lúc sang canh thường có trống điểm, gọi là trống canh.
  21. Luống
    Uổng phí, để mất (từ cổ).

    Tôi viết chiều nay, chiều tưởng vọng
    Làm thơ mình lại tặng riêng mình
    Sông trôi luống gợi dòng vô hạn
    Biền biệt ngày xanh xa ngày xanh

    (Trắc ẩn - Quang Dũng)

  22. Quân tử
    Hình mẫu con người lí tưởng theo Nho giáo. Quân tử là người ngay thẳng, đứng đắn, công khai theo lẽ phải, trung thực và cẩn trọng.
  23. Quan san
    Cửa ải (quan) và núi non (san), cũng nói là quan sơn (từ Hán Việt). Trong văn chương, quan san thường được dùng để chỉ đường sá xa xôi, cách trở.

    Người lên ngựa, kẻ chia bào
    Rừng phong thu đã nhuốm màu quan san

    (Truyện Kiều)

  24. Tạo thiên lập địa
    Lập nên trời đất.
  25. Họa vô đơn chí
    Tai họa không đến riêng lẻ (mà đến dồn dập cùng lúc).
  26. Bần
    Còn gọi là cây thủy liễu, loài cây gặp nhiều ở các vùng ngập mặn Nam Bộ. Gỗ bần chủ yếu dùng làm chất đốt, còn trái bần có vị chua, chát với mùi thơm đặc trưng được chế biến thành nhiều món ăn đặc sản của Nam Bộ như mắm bần, lẩu cá nấu bần, mứt bần, kẹo bần...

    Cây và quả bần

    Cây và quả bần

  27. Nhận
    Đè mạnh xuống, thường cho ngập vào nước, vào bùn.
  28. Ghe
    Thuyền nhỏ, thường đan bằng tre (gọi là ghe nan) hoặc bằng gỗ. Từ này đôi khi được dùng để chỉ tàu thuyền nói chung, nhất là ở vùng Trung và Nam Bộ.

    Chèo ghe

    Chèo ghe

  29. Nghĩa Đô
    Địa danh nay là phường Nghĩa Đô, quận Cầu Giấy, Hà Nội. Trước năm 1942, vùng này thuộc tổng Dịch Vọng, phủ Hoài Đức, tỉnh Hà Đông. Sau khi giải phóng Thủ đô (10/1954), Nghĩa Đô sáp nhập với xã An Thái (gồm cả phường Bái Ân cũ) thành xã Thái Đô, quận V. Đến năm 1961 cắt làng An Thái thuộc quận Ba Đình, còn lại xã Nghĩa Đô thuộc huyện Từ Liêm. Nghĩa Đô gồm bốn thôn (làng) cũ là: Tiên Thượng (làng Tân), Trung Nha (làng Nghè), Vạn Long (làng Dâu) và An Phú, trong đó làng An Phú nổi tiếng với nghề nấu kẹo mạch nha và dệt lĩnh lụa, làng Nghè nổi tiếng nghề làm giấy sắc phong.
  30. Đồng Tháp Mười
    Một vùng đất ngập nước thuộc đồng bằng sông Cửu Long, trải rộng trên ba tỉnh Long An, Tiền Giang và Đồng Tháp, là vựa lúa lớn nhất của cả nước. Vùng này có khu bảo tồn đất ngập nước Láng Sen, vườn quốc gia Tràm Chim.

    Vườn quốc gia Tràm Chim

    Vườn quốc gia Tràm Chim

  31. Sinh nghiệp phèn chua
    Đất bị nhiễm phèn. Trong nông nghiệp, đất nhiễm phèn (đất có độ pH thấp) là loại đất nghèo, không tốt đối với cây trồng.
  32. Hổ mây
    Còn gọi là hổ mang chúa, một loại rắn độc lớn, thân có thể dài 5-7m. Gọi là hổ mây vì thân có vẩy như trái mây. Rắn hổ mây sống trên mặt đất, nhưng trèo cây và bơi rất giỏi, kiếm ăn cả ban ngày lẫn ban đêm. Trước đây rắn có nhiều ở vùng Tây Nam Bộ, và có rất nhiều giai thoại như rắn hổ mây khổng lồ, hổ mây tát cá...

    Rắn hổ mây

    Rắn hổ mây

  33. Cá sấu
    Một loài bò sát ăn thịt, thường sống ở môi trường nước như đầm lầy, sông suối, có bộ hàm rất khỏe. Chữ sấu trong cá sấu bắt nguồn từ phiên âm tiếng Trung 兽 (shou) có nghĩa là "thú." Người Trung Quốc xưa gọi như vậy vì nó vừa sống dưới nước như cá vừa có nanh vuốt giống thú.

    Cá sấu

    Cá sấu