Ngẫu nhiên

Chú thích

  1. Con nước
    Cũng gọi là ngọn nước, chỉ sự lên xuống của mực nước sông theo thủy triều.
  2. Thời
    Thì. Xưa vì kị húy vua Tự Đức (Nguyễn Phúc Thì) nên chữ này được đọc chạnh đi thành "thời."
  3. Sào
    Gậy dài, thường bằng thân tre. Nhân dân ta thường dùng sào để hái trái cây trên cao hoặc đẩy thuyền đi ở vùng nước cạn.

    Cắm sào

    Cắm sào

  4. Đàn nguyệt
    Từ Hán Việt là nguyệt cầm, Nam Bộ gọi là đàn kìm. Loại đàn này có hộp đàn hình tròn như mặt trăng nên mới có tên là "đàn nguyệt." Theo sách xưa thì đàn nguyên thủy có 4 dây, sau rút lại còn 2 dây. Sách của Phạm Đình Hổ ghi rằng đàn nguyệt xuất hiện ở Việt Nam vào thế kỷ 18. Xem thêm nhạc sĩ Huỳnh Khải giải thích về đàn kìm tại đây.

    Giáo sư Trần Văn Khê đang chơi đàn nguyệt

    Giáo sư Trần Văn Khê đang chơi đàn nguyệt

  5. Hòa Làng
    Tên một làng nay thuộc xã Phúc Hòa, huyện Tân Yên, tỉnh Bắc Giang. Làng là một trong 8 làng cười truyền thống của tỉnh, gồm có: Hòa Làng, Dương Sơn, Tiên Lục, Đông Loan, Nội Hoàng, Phụng Pháp, Cao Lôi, và Khả Lý.
  6. Ni
    Này, nay (phương ngữ miền Trung).
  7. Tru
    Trâu (phương ngữ một số vùng Bắc Trung Bộ).
  8. Chi
    Gì (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
  9. Mần
    Làm (phương ngữ Trung và Nam Bộ). Như mần ăn, mần việc, đi mần...
  10. Du
    Dâu (phương ngữ Bắc Trung Bộ).
  11. Bước trờ
    Bước bất thình lình, vô ý.
  12. Sung
    Một loại cây gặp nhiều trên các vùng quê Việt Nam. Thân cây sần sùi, quả mọc thành chùm. Quả sung ăn được, có thể muối để ăn như muối dưa, cà, ngoài ra còn dùng trong một số bài thuốc dân gian.

    Cây và quả sung

    Cây và quả sung

  13. Tứ tung ngũ hoành
    Nghĩa đen là bốn phương dọc, năm phương ngang. Chỉ khắp bốn phía.
  14. Vừa ăn của người ta, lại vừa phá hoại của người ta, tức là việc làm không biết điều, không biết phải trái.
  15. Có bản chép: mười bảy lá me.
  16. Mặt rỗ hoa mè
    Có những vết sẹo nhỏ như hoa mè trên mặt, thường là hậu quả của bệnh đậu mùa.
  17. Sông Bung
    Tên một nhánh ở đầu nguồn sông Vu Gia, tỉnh Quảng Nam. Dọc đôi bờ sông ngày xưa có rất nhiều rừng trầu, vì vậy sông còn có tên là sông Trầu. Những lái buôn miền xuôi thường mua cau Đại Mỹ và trầu sông Bung để cung cấp cho các vùng dọc biển.
  18. Đại Mỹ
    Tên một làng thuộc xã Đại Hưng, huyện Đại Lộc, tỉnh Quảng Nam, nơi có dòng sông Bung chảy qua. Làng Đại Mỹ từ xưa nổi tiếng có giống cau cho trái to, buồng dày, ăn rất giòn. Những lái buôn miền xuôi thường mua cau Đại Mỹ và trầu sông Bung để cung cấp cho các vùng dọc biển.
  19. Đặng
    Được, để, nhằm (từ cũ, phương ngữ).
  20. Chạn
    Còn gọi cái tủ bếp, gác-măng-rê (âm tiếng Pháp garde à manger), đồ dùng đựng bát đĩa sạch hoặc cất thức ăn, trước làm bằng gỗ hoặc tre, nay bằng inox, gồm nhiều ngăn, các mặt thường có song thưa hoặc lưới sắt. Có khi người ta để bốn chân chạn lên bốn cái bát có chứa nước để chống kiến.

    Chạn bát ngày trước

    Chạn bát ngày trước

  21. Chó chui gầm chạn
    Thân phận hèn kém khi phải nhờ cậy người khác.
  22. Huế
    Một địa danh ở miền Trung, nay là thành phố thủ phủ của tỉnh Thừa Thiên-Huế. Là kinh đô của Việt Nam dưới triều đại phong kiến nhà Nguyễn (1802 - 1945), Huế còn được gọi là đất Thần Kinh (ghép từ hai chữ kinh đôthần bí) hoặc cố đô. Huế là một vùng đất thơ mộng, được đưa vào rất nhiều thơ văn, ca dao dân ca và các loại hình văn học nghệ thuật khác, đồng thời cũng là mảnh đất giàu truyền thống văn hóa với nón Bài Thơ, nhã nhạc cung đình, ca Huế, các đền chùa, lăng tẩm, các món ẩm thực đặc sắc...

    Địa danh "Huế" được cho là bắt nguồn từ chữ "Hóa" trong Thuận Hóa, tên cũ của vùng đất bao gồm Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên-Huế.

    Cầu Tràng Tiền bắc ngang qua sông Hương, một biểu tượng của Huế

    Cầu Tràng Tiền bắc ngang qua sông Hương, một biểu tượng của Huế

    Thành Nội, Huế

    Thành Nội

  23. Ghe
    Thuyền nhỏ, thường đan bằng tre (gọi là ghe nan) hoặc bằng gỗ. Từ này đôi khi được dùng để chỉ tàu thuyền nói chung, nhất là ở vùng Trung và Nam Bộ.

    Chèo ghe

    Chèo ghe

  24. Cồn Tiên
    Địa danh nay thuộc xã Gio Sơn, huyện Gio Linh, tỉnh Quảng Trị. Đây là một trong những mặt trận ác liệt trong chiến tranh Việt Nam.
  25. Trộ
    Trận (phương ngữ).
  26. Tiến thoái lưỡng nan
    Tới lùi đều gặp khó khăn (thành ngữ Hán Việt). Ở Nam Bộ, thành ngữ này cũng được phát âm thành Tấn thối lưỡng nan.
  27. Hòa An
    Một xã thuộc thành phố Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp. Vùng này trước kia có nghề trồng và làm thuốc lá với thương hiệu thuốc lá Hòa An nổi tiếng một thời, nay không còn.