Ngẫu nhiên

Chú thích

  1. Đây là một kinh nghiệm dành cho thợ may khi may quần áo: vì trẻ em mau lớn nên khi may phải may rộng hơn (may ra). Ngược lại người già thì ngày càng ốm đi, nên khi may nên may chật hơn một chút.
  2. Tra
    Già (phương ngữ Bắc Trung Bộ). Kẻ tra nghĩa là người già.
  3. Bậu
    Cũng nói là em bậu, tiếng gọi người tiếp chuyện với mình, khác giới tính, có ý thương mến, thân mật. Cách xưng hô "qua, bậu" thường được dùng trong quan hệ vợ chồng, người yêu (phương ngữ Nam Bộ).
  4. Bánh giá
    Một đặc sản của vùng Chợ Giồng (Tiền Giang), làm bằng bột gạo, nhân tôm và giá sống. Bánh được ăn kèm với bún, rau sống, rau thơm, nước mắm tỏi ớt...

    Bánh giá Chợ Giồng

    Bánh giá Chợ Giồng

  5. Chợ Giồng
    Một địa danh hiện thuộc thị trấn Vĩnh Bình, Gò Công Tây, tỉnh Tiền Giang. Tại đây có một đặc sản nổi tiếng là bánh giá Chợ Giồng.
  6. Đìa
    Ao được đào sâu có bờ chắn giữ nước để nuôi cá.

    Bắt cá trong đìa

    Bắt cá trong đìa

  7. Nghĩa nhân
    Cũng viết nhân nghĩa, nghĩa là "lòng yêu thương người (nhân) và biết làm điều phải (nghĩa)." Hiểu rộng là đạo nghĩa sống ở đời.
  8. Đỗ quyên
    Có giả thuyết cho là chim cuốc. Theo hai học giả Đào Duy Anh và An Chi thì chim quyên là chim tu hú. Hình ảnh chim quyên trong ca dao dân ca thường tượng trưng cho những điều tốt đẹp.

    Chim tu hú

    Chim tu hú

  9. Sao đang
    Sao nỡ đành.
  10. Hồ
    Gần. Cũng nói là hầu.

    Ở chỗ nhân gian không thể hiểu
    đôi mắt người hồ như biển đông
    có mưa-tôi-cũ về ngang đó
    tự buổi thiên đàng chưa lập xong

    (Bài nhân gian thứ nhất - Du Tử Lê)

  11. Xóm Mỹ
    Chú thích này đang để ngỏ. Nếu bạn có thông tin về Xóm Mỹ, hãy đóng góp cho chúng tôi.
  12. Niêu
    Nồi nhỏ bằng đất nung hoặc đồng, có nắp đậy, dùng để nấu nướng hoặc sắc thuốc. Niêu sắc thuốc thì có thêm cái vòi để rót thuốc.

    Cơm niêu

    Cơm niêu

  13. Oi
    Giỏ nhỏ đan bằng tre nứa, dùng để đựng cua, đựng cá đánh bắt được.
  14. Hát ghẹo
    Kiểu hát đối đáp, giao duyên nam nữ, giữa trai gái dân tộc Việt và Mường. Đây là một trong những loại hình dân ca ra đời sớm nhất ở nước ta và được coi là “đặc sản” của nơi quê hương đất Tổ Phú Thọ.
  15. Đâu, nào (phương ngữ Trung Bộ).
  16. Thông Lãng
    Một làng nay thuộc xã Hưng Đạo, huyện Hưng Nguyên, do cách phát âm của xứ Nghệ mà thành Thông Lạng.
  17. Ngoan
    Giỏi giang, lanh lợi (từ cổ).
  18. Chi
    Gì (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
  19. Tày
    Bằng (từ cổ).
  20. Đồng Tháp Mười
    Một vùng đất ngập nước thuộc đồng bằng sông Cửu Long, trải rộng trên ba tỉnh Long An, Tiền Giang và Đồng Tháp, là vựa lúa lớn nhất của cả nước. Vùng này có khu bảo tồn đất ngập nước Láng Sen, vườn quốc gia Tràm Chim.

    Vườn quốc gia Tràm Chim

    Vườn quốc gia Tràm Chim

  21. Sinh nghiệp phèn chua
    Đất bị nhiễm phèn. Trong nông nghiệp, đất nhiễm phèn (đất có độ pH thấp) là loại đất nghèo, không tốt đối với cây trồng.
  22. Hổ mây
    Còn gọi là hổ mang chúa, một loại rắn độc lớn, thân có thể dài 5-7m. Gọi là hổ mây vì thân có vẩy như trái mây. Rắn hổ mây sống trên mặt đất, nhưng trèo cây và bơi rất giỏi, kiếm ăn cả ban ngày lẫn ban đêm. Trước đây rắn có nhiều ở vùng Tây Nam Bộ, và có rất nhiều giai thoại như rắn hổ mây khổng lồ, hổ mây tát cá...

    Rắn hổ mây

    Rắn hổ mây

  23. Cá sấu
    Một loài bò sát ăn thịt, thường sống ở môi trường nước như đầm lầy, sông suối, có bộ hàm rất khỏe. Chữ sấu trong cá sấu bắt nguồn từ phiên âm tiếng Trung 兽 (shou) có nghĩa là "thú." Người Trung Quốc xưa gọi như vậy vì nó vừa sống dưới nước như cá vừa có nanh vuốt giống thú.

    Cá sấu

    Cá sấu

  24. Cao su
    Một loại cây có nguồn gốc từ Nam Mỹ, cho nhựa mủ dùng để sản xuất cao su tự nhiên. Cao su tự nhiên là một chất liệu rất quan trọng trong nhiều ngành công nghiệp, dùng để sản xuất ra rất nhiều thành phẩm dùng trong đời sống. Trong thời gian đô hộ nước ta, thực dân Pháp đã cho thành lập nhiều đồn điền cao su, bắt dân đi phu dài hạn, đối xử gần như nô lệ. Tên gọi cao su bắt nguồn từ tiếng Pháp caoutchouc.

    Khai thác nhựa cao su

    Khai thác nhựa cao su