Ngẫu nhiên

Chú thích

  1. Bất luận
    Không kể.
  2. Nớ
    Kia, đó (phương ngữ Trung Bộ).
  3. Ngái
    Xa (phương ngữ Bắc Trung Bộ).
  4. Ruộng bờ, cờ xe
    Bờ ruộng có vai trò rất quan trọng, cũng như quân xe trong cờ tướng.
  5. Chành ngoảnh
    To bự, kì dị (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
  6. Nguyệt
    Mặt trăng (từ Hán Việt).
  7. Huỳnh liên
    Còn có tên là so đo bông vàng, một loại cây cao từ 2-4m, có hoa to màu vàng tươi, rễ được dùng làm thuốc.

    Huỳnh liên

    Huỳnh liên

  8. Gáo vàng
    Còn gọi là cây huỳnh bá, một loại cây lớn, gỗ màu vàng, mọc nhiều ở các kênh rạch miền Tây Nam Bộ. Trái gáo có vị hơi chua, thường ăn với muối ớt. Gỗ được dùng để làm sàn và vách nhà. Vỏ cây được dùng để trị tiêu chảy, kiết lị, làm thuốc bổ.

    Gáo vàng

    Gáo vàng

  9. Hoàng cầm
    Cũng gọi là huỳnh cầm, một loại cây nhỏ, lá nhọn, rễ sắc vàng, dùng làm thuốc hạ huyết áp, kháng sinh, giảm sốt, lợi tiểu...

    Xuyên hoàng cầm

    Xuyên hoàng cầm

  10. Nhứt
    Nhất (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
  11. Suối Ngổ
    Một con suối đẹp ở tỉnh Khánh Hòa, nằm ở phía Đông Bắc cổ thành Diên Khánh. Do trước có nhiều rau ngổ mọc hoang ven suối nên người ta gọi tên suối Ngổ.
  12. Hành Lộ
    Một thiên trong Kinh Thi, gồm ba chương (nên cũng gọi là Hành Lộ tam chương).
  13. Nói cho Pháp nghe
    Nói ba hoa, khoác lác vì nghĩ người ta không hiểu.
  14. Thời
    Thì. Xưa vì kị húy vua Tự Đức (Nguyễn Phúc Thì) nên chữ này được đọc chạnh đi thành "thời."
  15. Bụt
    Cách gọi dân gian của Phật, bắt nguồn từ cách phiên âm từ Buddha (bậc giác ngộ - Phật) trong tiếng Ấn Độ.
  16. Sãi
    Người đàn ông làm nghề giữ chùa.
  17. Ngãi
    Nghĩa, tình nghĩa (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
  18. Quân tử
    Hình mẫu con người lí tưởng theo Nho giáo. Quân tử là người ngay thẳng, đứng đắn, công khai theo lẽ phải, trung thực và cẩn trọng.
  19. Nỏ
    Không, chẳng (phương ngữ Trung Bộ).
  20. Độ
    Đậu, đỗ (cách phát âm của một số địa phương Bắc Trung Bộ).
  21. Đàng
    Đường, hướng (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
  22. Tợ
    Tựa như, giống như (phương ngữ Nam Bộ).
  23. Thị phi
    Phải và không phải. Chỉ sự đồn đại, chê bai.

    Kẻ yêu nên ít lời cao hạ,
    Người ghét càng nhiều tiếng thị phi.

    (Than thân - Nguyễn Hữu Chỉnh)

  24. Ba sinh
    Ba kiếp người: kiếp trước, kiếp này và kiếp sau, theo thuyết luân hồi của Phật giáo. Văn học cổ thường dùng chữ "nghĩa ba sinh" hoặc "nguyện ước ba sinh" để nói về sự gắn kết nam nữ.

    Ví chăng duyên nợ ba sinh,
    Làm chi những thói khuynh thành trêu ngươi?

    (Truyện Kiều)

  25. Bủng beo
    Chỉ thể trạng người ốm yếu, có nước da nhợt nhạt như mọng nước.
  26. Có bản chép: Nào khi anh bủng anh beo.