Tình cờ chẳng hẹn mà nên
Gặp nàng anh muốn kết duyên Châu Trần
Nên chăng Tấn hỏi thực Tần
Kẻ lòng nghi thị trăm phần chưa xong
Đôi ta tạc lấy chữ đồng
Ngày nào Ô Thước bắt xong nhịp cầu
Để mà kết nghĩa Trần Châu
Để mà ăn ở bền lâu một nhà
Vườn em đã có choẻn cau
Nhà anh có chiếc cơi son đợi chờ
Anh về thưa mẹ với thầy
Anh sang làm rể tết nầy là xong
Anh về cho em về theo
Bác mẹ có đánh ta leo lên giàn
Con chim quỳnh nhung ăn trái quỳnh châu
Chàng đà phụ thiếp thiếp đâu phụ chàng
Không tới lui thì ra chỗ từ nan
Tới lui thì sợ miệng thế gian chê cười
Nguyện cùng nhau đất chín trời mười
Trăm năm không bỏ nghĩa người bạn ơi!
Thật là tài tử giai nhân,
Châu Trần còn có Châu Trần nào hơn.
(Truyện Kiều)
Trộm toan kén lứa chọn đôi,
Tấn Tần có lẽ với người phồn hoa.
(Truyện Hoa Tiên)
Đã nguyền hai chữ đồng tâm
Trăm năm thề chẳng ôm cầm thuyền ai
(Truyện Kiều)
Kết thảo: Cha của Ngụy Khỏa thời Xuân Thu dặn ông "khi ta chết thì chôn thiếp yêu của ta theo cùng." Nhưng khi cha chết, Ngụy Khỏa không theo lời cha, cho người thiếp về lấy chồng. Về sau Ngụy Khỏa ra trận, đánh nhau với tướng giặc Đỗ Hồi mới vài hiệp, Đỗ Hồi đã ngã lăn xuống đất, bị Ngụy Khỏa bắt sống. Đêm ấy Ngụy Khỏa nằm mơ thấy một ông già đến tạ ơi, bảo "Tôi là cha của người thiếp được ông cứu sống, nay cảm cái ơn mà kết cỏ vướng chân ngựa Đỗ Hồi giúp ông để báo đáp."
Hàm hoàn: Dương Bảo đời Hán cứu một con sẻ vàng bị chim cắt đánh rơi xuống đất, mang về nuôi cho khỏe mạnh rồi thả đi. Đêm hôm ấy có đứa trẻ mặc áo vàng, ngậm bốn vòng ngọc đến lạy tạ, nói rằng: "Tôi là sứ giả của Tây Vương Mẫu được ông cứu vớt, nay xin đem lễ này đến tạ, cầu cho con cháu của ông được hiển đạt cao sang như vòng ngọc này." Về sau con cháu của Dương Bảo đều làm quan to.
Ở nước ta, cuốn tiểu thuyết dã sử của Trung Quốc Tiết Nhơn Quý chinh Đông đã được chuyển thể thành vở cải lương cùng tên được nhân dân khá yêu thích. Xem trích đoạn vở cải lương này tại đây.
Xem trích đoạn cải lương Phàn Lê Huê phá Hồng thuỷ trận và Tiết Định San cầu Phàn Lê Huê tại đây.
Đối với người dân Nam Bộ, truyện Lục Vân Tiên có sức ảnh hưởng rất lớn, được xem là hơn cả Truyện Kiều của Nguyễn Du.
Kiều Nguyệt Nga được người dân Nam Bộ xem là biểu tượng của lòng chung thủy.
Đi vừa tới huyện Loan-minh,
Gặp con quan huyện Đặng Sinh là chàng.
Giàu sang ỷ thế nghinh ngang,
Gặp con gái tốt cưỡng gian không nghì
Tôi bèn nổi giận một khi,
Vật chàng xuống đó bẻ đi một giò.
Mình làm nỡ để ai lo,
Bó tay chịu trói nộp cho huyện đàng.
Hớn Minh vượt ngục, gặp gỡ và kết bạn với Lục Vân Tiên, rồi về sau cùng Vân Tiên cầm quân diệt giặc Phiên.
Tiểu đồng bị trói khôn về,
Kêu la chẳng thấu bốn bề rừng hoang:
"Phận mình đã mắc tai nàn,
"Cảm thương họ Lục suối vàng bơ vơ.
"Xiết bao những nỗi dật dờ,
"Đà giang nào biết, bụi bờ nào hay.
"Vân Tiên hồn có linh rày,
"Đem tôi theo với đỡ tay chưn cùng!"
Vái rồi luỵ nhỏ ròng ròng,
Đêm khuya ngồi dựa cội tòng ngủ quên.
Sơn quân ghé lại một bên,
Cắn dây mở trói cõng lên ra đàng.
Trực rằng: "Ai Lữ Phụng Tiên?
Hòng toan đem thói Ðiêu Thuyền trêu ngươi.
Mồ chồng ngọn cỏ còn tươi,
Lòng nào mà lỡ buông lời nguyệt hoa?
Hổ han vậy cũng người ta,
So loài cầm thú vậy mà khác chi?
Vân Tiên! Anh hỡi cố tri
Suối vàng có biết sự ni chăng là?"
Tay lau nước mắt trở ra,
Về nhà sắm sửa tìm qua Ðông Thành.
Hạt gạo phải một nắng hai sương xay, giã, giần, sàng
Đất Nước có từ ngày đó
(Mặt đường khát vọng - Nguyễn Khoa Điềm)
Bình luận