Tìm kiếm "mồng một"
-
-
Bởi thương nên dạ mới trông
Bởi thương nên dạ mới trông
Không thương em đã lấy chồng còn chi -
Cớ sao chàng chẳng vãng lai
-
Ngày ngày ra đứng bờ ao
-
Người về bỏ bạn sao đành
Người về bỏ bạn sao đành
Người về em vẫn đinh ninh tấm lòng
Người về bỏ vắng phòng không
Người về em vẫn nay trông mai chờ
Người về ra ngẩn vào ngơ
Đêm năm canh em vẫn đợi chờ sầu âu
Người về cởi áo cho nhau
Người về cởi áo gối đầu lấy hơi
Người về đằng đẵng xa xôi
Xin người nghỉ lại với tôi bên này -
Trời chiều bóng ngả về tây
-
Đi đâu mà chẳng thấy về
Đi đâu mà chẳng thấy về
Hay là ăn cận ngồi kề với ai? -
Trao thư mà nỏ trao lời
-
Con dế kêu rỉ rả bên mình
-
Mống bên đông, vồng bên tây
-
Đôi ta chẳng đặng sum vầy
-
Tiếng ai than khóc nỉ non
-
Làm thơ biết cậy ai đem
Làm thơ biết cậy ai đem
Cậy cùng chim nhạn đặng đem cho mình
Mình đau tương tư tôi vái tận tình
Vái cho mình mạnh vào đình cúng heo -
Mống cao gió táp, mống áp mưa rào
-
Nghĩa nhân mỏng dánh như cánh chuồn chuồn
-
Đêm đêm khêu ngọn đèn loan
-
Mống vàng thì nắng, mống trắng thì mưa
Mống vàng thì nắng
Mống trắng thì mưaDị bản
-
Cá rô ăn móng đường cày
Dị bản
Cá rô ăn móng, dợn sóng đường cày
Chuyện khôn chuyện dại ai bày cho em?
-
Mắm ốc Cù Mông
-
Đêm khuya anh nghe con nhạn kêu sương
Đêm khuya anh nghe con nhạn kêu sương
Anh buồn, anh thương, anh trông, anh giận
Anh vơ vơ vẩn vẩn dưới ngọn đèn tàn
Từ đây tâm dạ anh hoang mang
Biết cùng ai kết nghĩa vuông tròn được chăng!
Chú thích
-
- Cù Mông
- Một con đèo rất hiểm trở nằm giáp ranh giữa hai tỉnh Phú Yên và Bình Định. Đường đèo rất dốc, có nhiều cua gấp, hai bên là núi cao. Trước đây khi chưa có tuyến đường Quy Nhơn-Sông Cầu thì đèo là con đường chính để qua lại giữa hai tỉnh.
-
- Phú Dương
- Một địa danh nay thuộc xã Xuân Thịnh, huyện sông Cầu, tỉnh Phú Yên, gần vịnh Xuân Đài.
-
- Vãng lai
- Đi lại (từ Hán Việt).
-
- Ai hoài
- Buồn thương và nhớ da diết (từ cũ, dùng trong văn chương).
-
- Trót
- Trọn vẹn.
-
- Răng đen
- Người xưa có phong tục nhuộm răng đen. Từ điển Văn hoá cổ truyền Việt Nam, Nhà xuất bản Thế giới, 2002, trang 511, nói về nhuộm răng như sau:
"Phong tục người Việt cổ coi răng càng đen càng đẹp. Trước khi nhuộm đen phải nhuộm đỏ. Thuốc nhuộm răng đỏ là cánh kiến đỏ trộn với rượu rồi đun quánh như bột nếp. Quét bột này lên mảnh lá chuối hột ấp vào răng trước khi đi ngủ. Làm nhiều lần cho đến khi hàm răng bóng ánh nổi màu cánh gián. Thuốc nhuộm đen: phèn đen, vỏ lựu khô, quế chi, hoa hồi, đinh hương nghiền nhỏ, hòa giấm hoặc rượu, đun cho quánh như hồ dán. Quét lên lá chuối đắp lên răng như nhuộm đỏ. Từ 5 đến 7 ngày thuốc mới bám vào răng, nổi màu đen thẫm rồi đen bóng. Súc miệng bằng nước cốt dừa. Kiêng ăn thịt mỡ, cua cá, vật cứng, nóng. Có khi chỉ nuốt cơm hoặc húp cháo. Kể cả nhuộm đỏ và đen, thời gian kéo dài đến nửa tháng."
-
- Lọc lừa
- Chọn đi lọc lại (cũng nói là "lừa lọc", trong đó "lừa" do từ "lựa" đọc trại đi).
Bây giờ gương vỡ lại lành,
Khuôn thiêng lừa lọc, đã đành có nơi.
(Truyện Kiều)
-
- Canh
- Đơn vị tính thời gian ban đêm ngày xưa. Người xưa chia một đêm ra thành năm canh (đêm năm canh, ngày sáu khắc). Theo đó, canh một là giờ Tuất (19-21h), canh hai là giờ Hợi (21-23h), canh ba là giờ Tí (23h-1h sáng), canh tư là giờ Sửu (1h-3h), canh năm là giờ Dần (3h-5h). Mỗi lúc sang canh thường có trống điểm, gọi là trống canh.
-
- Bậu
- Cũng nói là em bậu, tiếng gọi người tiếp chuyện với mình, khác giới tính, có ý thương mến, thân mật. Cách xưng hô "qua, bậu" thường được dùng trong quan hệ vợ chồng, người yêu (phương ngữ Nam Bộ).
-
- Trùng phùng
- Gặp lại nhau (từ thường dùng trong văn chương).
Trùng phùng dầu họa có khi
Thân này thôi có còn gì mà mong
(Truyện Kiều)
-
- Nỏ
- Không, chẳng (phương ngữ Trung Bộ).
-
- Liễu
- Một loại cây thân nhỏ, lá rủ. Liễu xuất hiện rất nhiều trong thơ ca Á Đông, và thường tượng trưng cho người con gái chân yếu tay mềm.
-
- Mống
- Cầu vồng (phương ngữ).
-
- Đặng
- Được, để, nhằm (từ cũ, phương ngữ).
-
- Nhạn
- Vốn nghĩa là con ngỗng trời. Theo Thiều Chửu: Chim nhạn, mùa thu lại, mùa xuân đi, cho nên gọi là hậu điểu 候鳥 chim mùa. Chim nhạn bay có thứ tự, nên anh em gọi là nhạn tự 雁序. Có khi viết là nhạn 鴈. Ta gọi là con chim mòng. Đại Nam quấc âm tự vị của Huình Tịnh Paulus Của cũng chép “Nhạn: Thứ chim giống con ngỗng.” Trong văn học cổ ta thường bắt gặp những cụm từ "nhạn kêu sương," "tin nhạn." Hiện nay từ này thường được dùng để chỉ chim én.
-
- Lính mộ
- Lính được chiêu mộ. Từ này thường dùng để chỉ những người bị thực dân Pháp gọi (mộ) đi lính trước đây.
-
- Mống áp
- Cầu vồng mọc thấp, gần mặt đất.
-
- Mỏng dánh
- Mỏng dính (phương ngữ).
-
- Khêu
- Dùng một vật có đầu nhọn để kéo cho tim đèn trồi lên. Đèn ngày xưa đốt bằng dầu, dùng bấc. Để đèn cháy sáng thì thỉnh thoảng phải khêu bấc. Bấc đèn cũng gọi là khêu đèn.
-
- Tà
- Chếch hẳn về một phía (nói về mặt trời hay mặt trăng) khi ngày hoặc đêm đã quá muộn, đã sắp hết.
-
- Cá rô
- Loại cá rất thường gặp trên các đồng ruộng ở nước ta. Nhân dân ta thường tát đồng để bắt cá rô. Cá rô đồng có thịt béo, thơm, dai, ngon, dù hơi nhiều xương, và được chế biến thành nhiều món ngon như kho, nấu canh, làm bún...
Lưu ý: Có một giống cá khác gọi là cá rô phi, thường được nuôi ở ao, nhưng khi nhắc đến cá rô thì người ta nghĩ ngay đến cá rô đồng.
-
- Móng
- Cá quẫy, đớp bọt nước. Móng là bong bóng nhỏ do cá đớp mồi trên mặt nước tạo nên.
-
- Niêu
- Nồi nhỏ bằng đất nung hoặc đồng, có nắp đậy, dùng để nấu nướng hoặc sắc thuốc. Niêu sắc thuốc thì có thêm cái vòi để rót thuốc.