Anh có thương thì thương cho chắc
Có dục dặc thì dục dặc cho luôn
Chiều chiều ông gấm ổng đứng ở đằng truông
Ai mà phản bạn, ổng cõng luôn vô rừng
Tìm kiếm "bao điều"
-
-
Xe lửa chạy tới Tân An
-
Một là sang ngang Bao Ngược
-
Tay bậu vừa trắng vừa tròn
-
Bao giờ da mọc trong thành
-
Thấy anh Hai tuồng chữ cũng thông
-
Bảo hoàng hơn vua
-
Bà Lí Thần phi bả náu nương nơi lò gạch bể
-
Bạo đầu thì dại, bạo dái thì khôn
-
Thâm đông, hồng tây, dựng may
-
Bo bo còn phải độn mì
Dị bản
-
Gieo gió gặt bão
Gieo gió gặt bão
-
Gặp người quần lãnh áo lương
-
Bông trang trước cửa ai sửa bông trang vàng
-
Trống tháng bảy, chẳng hội thì chay
-
Ăn chanh ngồi gốc cây chanh
-
Gặp em đây mới biết em còn
Dị bản
-
Từ ngày bão lụt năm Thìn
Từ ngày bão lụt năm Thìn
Đến nay trôi nổi mới nhìn được emDị bản
Từ ngày bão lụt Giáp Thìn
Cửa nhà xiêu lạc
Đến nay anh mới gặp, hai đứa mình nhớ thương
-
Đêm nằm tơ tưởng, tưởng tơ
-
Bài này có từ ngữ và/hoặc nội dung nhạy cảm.
Hãy cân nhắc trước khi bấm xem.Má ơi, con không muốn lấy anh thổi kèn
Má ơi, con không muốn lấy anh thợ kèn
Phùng mang trợn mắt chảy ghèn hai bên
Má ơi, con không muốn lấy anh thợ cưa
Trên tàn dưới mạt, dái đưa lòng thòng
Má ơi, con muốn lấy anh thợ bào
Trườn lên tuột xuống nhát nào cũng êm
Chú thích
-
- Dục dặc
- Trắc trở, không thuận hòa (phương ngữ Phú Yên).
-
- Ông gấm
- Con beo, con báo hoa mai (phương ngữ).
-
- Truông
- Vùng đất hoang, có nhiều cây thấp, lùm bụi, hoặc đường qua rừng núi, chỗ hiểm trở (theo Đại Nam quấc âm tự vị).
-
- Tân An
- Địa danh nay là một thành phố trực thuộc tỉnh Long An. Vào thế kỉ 17, địa bàn Tân An ngày nay trực thuộc tổng Thuận An, huyện Tân Bình, dinh Phiên Trấn, phủ Gia Định. Tuyến đường sắt dài 70km Sài Gòn-Mỹ Tho do người Pháp xây dựng vào cuối thế kỉ 19 đi ngang qua cầu Tân An, được lắp đặt vào tháng 5/1886.
-
- Bài ca dao này nói về trận bão năm Thìn.
-
- Vàm Bao Ngược
- Tên cửa sông tiếp giáp giữa sông Vàm Cỏ và sông Soài Rạp, thuộc địa phận huyện Gò Công, tỉnh Tiền Giang. Lòng sông ở đây sâu, nước chảy mạnh, thường có sóng to gió lớn, nên trước đây thường xảy ra tai nạn đắm thuyền.
-
- Vàm Tuần
- Tên chữ là Đại Tuần Giang, một con sông thuộc tỉnh Tiền Giang. Theo Gia Định Thành Thông Chí:
[Đại Tuần Giang] (Xưa có Tuần ty ở đấy, tục gọi là Tuần cái, nay đã dời bỏ). Sông này cách phía bắc trấn hơn 9 dặm, phía nam thông đến trước trấn, phía tây thông với Sa Đéc, phía đông chảy xuống hai cửa biển Ngao Châu và Ba Lai. Dọc sông có cây bần rậm tốt, sóng vàng lấp lánh, rộng 9 dặm, sâu 28 tầm. Bờ phía bắc là địa giới trấn Định Tường. Sông Thi Hàn là đường trạm sông đi ngang qua để tiếp xúc các nơi khác.
-
- Bậu
- Cũng nói là em bậu, tiếng gọi người tiếp chuyện với mình, khác giới tính, có ý thương mến, thân mật. Cách xưng hô "qua, bậu" thường được dùng trong quan hệ vợ chồng, người yêu (phương ngữ Nam Bộ).
-
- Qua
- Từ người lớn dùng để tự xưng một cách thân mật với người nhỏ, hoặc cách tự xưng có đôi chút tính chất khách quan, nhưng thân tình (Từ điển từ ngữ Nam Bộ - Huỳnh Công Tín).
-
- Gò Công
- Nay là tên một thị xã thuộc tỉnh Tiền Giang, giáp với thành phố Mỹ Tho. Tỉnh Gò Công ngày xưa bao gồm thị xã Gò Công, huyện Gò Công Đông và huyện Gò Công Tây ngày nay. Gò Công Đông và Gò Công Tây là vùng duyên hải, có hai cửa biển của sông Tiền: cửa Đại và cửa Tiểu. Tên gọi Gò Công xuất phát từ việc vùng đất này trước đây có nhiều chim công (khổng tước), vì vậy tên Hán Việt của Gò Công là Khổng Tước Nguyên. Gò Công gắn liền với tên tuổi người anh hùng Trương Định.
-
- Thành Nội
- Bên trong Kinh thành Huế.
-
- Có ý kiến cho rằng bài ca dao này nhắc đến chuyện tình của vua Bảo Đại và bà Nguyễn Hữu Thị Lan, người gốc Gò Công (sau bà trở thành Nam Phương Hoàng Hậu).
-
- Đa
- Một loại cây thân thuộc, được coi như biểu tượng của làng quê Việt Nam, cùng với giếng nước và sân đình. Cây đa cổ thụ có tán rất rộng, có nhiều gốc và rễ phụ. Ở một số địa phương, cây đa còn được gọi là cây đa đa, hoặc cây da. Theo học giả An Chi, tên cây bắt nguồn từ đa căn thụ 多根樹 (cây nhiều rễ), “một hình thức dân dã mà văn chương Phật giáo dùng để mô tả và gọi tên cây một cách súc tích nhất có thể có.”
-
- Theo tác giả Nguyễn Nghĩa Dân: Khoảng sau năm 1935, trong thành nội kinh đô Huế có trồng rất nhiều cây da (đa) và cây mít. “Da” đồng âm với “gia,” chỉ Nam Phương Hoàng hậu, vợ vua Bảo Đại, vì bà theo đạo Gia Tô.
-
- Tuồng
- Có vẻ.
-
- Bao Công
- Tên thật là Bao Chửng, cũng gọi là Bao Thị Chế, Bao Hắc Tử, làm quan dưới thời Tống Nhân Tông, Trung Quốc. Ông nổi tiếng thanh liêm, nghiêm minh, được nhân dân suy tôn là Bao Thanh Thiên (trời xanh). Hình tượng Bao Công trong dân gian được khắc họa là một người mặt đen, trán có hình trăng lưỡi liềm, được nhiều người tài như Công Tôn Sách, Triển Chiêu, Vương Triều, Mã Hán, Trương Long, Triệu Hổ theo phò tá. Tuy nhiên, đa số những chi tiết này không có thật trong lịch sử.
-
- Đặng
- Được, để, nhằm (từ cũ, phương ngữ).
-
- Bảo hoàng hơn vua
- Ủng hộ, bảo vệ cái gì đó một cách mù quáng (vua là người muốn bảo vệ hoàng quyền nhất, nhưng ở đây lại muốn bảo vệ hoàng quyền hơn cả vua).
-
- Lý Thần phi
- Một phi tần của vua Tống Chân Tông đời nhà Tống, Trung Quốc. Trong truyền thuyết dân gian Trung Quốc, Lý Thần phi nổi tiếng với câu chuyện "Dùng ly miêu đánh tráo thái tử," theo đó khi bà sinh hạ thái tử thì Lưu Hoàng hậu cùng hoạn quan Quách Hòe đánh tráo thái tử bằng một con ly miêu (con lửng), nói rằng "Lý thị sinh hạ yêu nghiệt." Bà bị đuổi khỏi cung, lưu lạc mấy mươi năm, đến cuối đời mới gặp được Bao Công và được minh oan.
-
- Bạo dái
- Kiêng sợ lắm; cũng có nghĩa là dái to. (Đại Nam quấc âm tự vị - Huình-Tịnh Paulus Của)
-
- Bạo đầu thì dại, bạo dái thì khôn
- Mới ban đầu mà táo bạo là dại, biết kiêng sợ dè dặt là khôn.
-
- Ở miền Bắc khoảng tháng 7-8 âm lịch nếu thấy phía đông có mây đen, phương tây có ráng đỏ, lại thấy gió heo may nổi lên thì trời sắp có mưa bão.
-
- Bo bo
- Còn có tên là ý dĩ, một loại ngũ cốc thân cao, hay bị nhầm với lúa mạch, hạt có thể ăn như lương thực hoặc dùng làm thuốc. Trong chiến tranh Việt Nam (1955 - 1975) và cả thời bao cấp (1976 - 1986), dân ta phải ăn cơm độn với bo bo, khoai, sắn, mì...
-
- Khoai mì
- Miền Trung và Nam gọi là sắn, một loại cây lương thực cho củ. Củ sắn dùng để ăn tươi, làm thức ăn gia súc, chế biến sắn lát khô, bột sắn nghiền, tinh bột sắn... Sắn cũng thường được ăn độn với cơm, nhất là trong thời kì khó khăn (như thời bao cấp).
-
- Ghi tên mua mì
- Trong thời bao cấp, hàng hóa (nhất là lương thực thực phẩm) được nhà nước phân phối theo chế độ tem phiếu. Muốn mua hàng, người dân phải đăng kí trước bằng các phiếu mua, nên gọi là "ghi tên mua mì."
-
- Vải lĩnh
- Còn gọi là lãnh, loại vải dệt bằng tơ tằm nõn, một mặt bóng mịn, một mặt mờ. Lĩnh được cho là quý hơn lụa, có quy trình sản xuất rất cầu kì. Vải lãnh thường có màu đen, trơn bóng hoặc có hoa, gọi là lĩnh hoa chanh, thường dùng để may quần dài cho các nhà quyền quý. Lĩnh Bưởi ở vùng Kẻ Bưởi miền Bắc (gồm các làng An Thái, Bái Ân, Hồ Khẩu, Trích Sài) và lãnh Mỹ A ở miền Nam là hai loại vải lãnh nổi tiếng ở nước ta.
Khăn nhỏ, đuôi gà cao
Lưng đeo dải yếm đào
Quần lĩnh, áo the mới
Tay cầm nón quai thao
(Chùa Hương - Nguyễn Nhược Pháp)
-
- Lương
- Hàng dệt mỏng bằng tơ, ngày trước thường dùng để may áo dài đàn ông.
-
- Chiêm bao
- Nằm mơ.
-
- Trang
- Còn có tên là mẫu đơn, một loại cây cho hoa có các màu đỏ, trắng, vàng. Trang thường được người dân trong nước trồng trước nhà, dưới chân các bàn thiên (nơi thắp hương) ngoài sân, hoặc mọc tự nhiên ở những vùng đồi núi.
-
- Chuyện vãn
- Chuyện nói cho qua thời giờ, không có ý nghĩa gì rõ rệt.
-
- Heo may
- Một loại gió nhẹ, hơi lạnh và khô, thường thổi vào mùa thu.
Chỉ còn anh và em
Cùng tình yêu ở lại…
- Kìa bao người yêu mới
Đi qua cùng heo may.
(Thơ tình cuối mùa thu - Xuân Quỳnh)
-
- Cội
- Gốc cây.
-
- Bão lụt năm Thìn
- Một trận bão lụt lớn xảy ra vào năm Giáp Thìn (1904), gây thiệt hại rất nặng nề cho các tỉnh miền Tây Nam Bộ, và còn lan ra đến tận Thừa Thiên-Huế. Trong quyển Gò Công xưa và nay của Huỳnh Minh và Gò Công cảnh cũ người xưa của Việt Cúc có viết về trận bão lụt năm Thìn này, như sau: Từ 10 giờ cho đến 3 giờ chiều ngày 16-3 âm lịch, mưa không ngớt hạt. Từ 4 giờ chiều cho đến về đêm, gió càng ngày càng thổi mạnh, trốc gốc cây, trốc nóc nhà, tường xiêu vách đổ. Sóng chụp cao 3,5m, cuốn mất nhà cửa và người ra biển. Rắn rít bò khắp nơi, cắn chết nhiều người. Qua ngày 17-3 âm lịch, nước dần rút, người người đi tìm xác thân nhân. Hôm sau mới thấy mặt đất, quang cảnh thật là hãi hùng. Mãi đến ngày 19-3 âm lịch chính quyền mới tổ chức chôn cất những người chết, hễ gặp đâu thì chôn đó. Bọn trộm cướp thừa cơ đi gỡ bông tai, vòng vàng trên các xác chết. Kết quả thống kê: Mỹ Tho thiệt hại 35%, các vùng phụ cận tỉnh Mỹ Tho từ Thừa Đức lên tới An Hồ 30% nhà cửa sập đổ, vườn dừa bị gãy; Gò Công trên 60%, 5.000 người chết trôi ở các làng ven biển vùng cửa Khâu, làng Kiểng Phước, Tân Bình Điền, Tân Thành, Tăng Hòa..., 60% nhà cửa bị sập, 80% gia súc chết.
Vào các năm Nhâm Thìn (1952), Giáp Thìn (1964), Bính Thìn (1976) cũng xảy ra những trận lụt lớn.
-
- Chợ Ba Kè
- Một chợ lâu đời nay thuộc xã Hòa Lộc, huyện Tam Bình, tỉnh Vĩnh Long.
-
- Chợ Giồng Ké
- Tên mới là chợ Trung Ngãi nhưng người dân vẫn quen gọi là Giồng Ké, một ngôi chợ lâu đời nay thuộc xã Trung Ngãi, huyện Vũng Liêm, tỉnh Vĩnh Long.