Tai nghe Chúa ngự thuyền rồng
Thiếp thương phận thiếp má hồng nắng mưa
Thuyền rồng Chúa ngự đi đâu
Thiếp thương phận thiếp hái dâu một mình
Tìm kiếm "Rồng phượng"
-
-
Bạn ơi chớ vội tình vong
-
Đặng lòng này, anh say lòng khác
-
Là dòng dõi của Tiên Rồng
-
Bấy lâu vắng mặt đeo phiền
-
Ngày nào nên nghĩa vợ chồng
Ngày nào nên nghĩa vợ chồng
Đôi đứa ta như thể cá hóa rồng lên mây. -
Ròng ròng theo mẹ sớm trưa
-
Rồng rồng theo nạ, quạ theo gà con
-
Thiếp xa chàng như rồng nọ xa mây
-
Nực cười gà lội qua sông
Nực cười gà lội qua sông,
Kiến bơi qua biển, cá rồng rồng lên mây! -
Trăng khi tròn khi khuyết, nước khi lớn khi ròng
Trăng khi tròn khi khuyết,
Nước khi lớn khi ròng -
Rồng mun lấy nước ao chà
-
Đàn ông rộng miệng thì sang
-
Đàn ông rộng miệng thì tài
Đàn ông rộng miệng thì tài
Đàn bà rộng miệng điếc tai láng giềngDị bản
Đàn ông miệng rộng thì sang
Đàn bà miệng rộng cả làng điếc tai
Đàn ông miệng móm thì tài
Đàn bà miệng móm thì trai vô nhà
-
Nón mua đồng mốt, tốt tợ như rồng
-
Tình cờ anh gặp em đây
Tình cờ anh gặp em đây
Như cá gặp nước như mây gặp rồng
Mây gặp rồng mây lồng cuồn cuộn
Cá gặp nước con ngược con xuôi
Chồng Nam vợ Bắc anh ơi
Sao anh chẳng lấy một người như em? -
Rắn rồng bắt chuột mái rui
-
Kinh Xáng mới đào, tàu đương chạy
Dị bản
Kinh Xáng mới đào, tàu Tây mới chạy
Thương em thương đại, đừng ngại gần xa
-
Cầu Quan vui lắm ai ơi
-
Kìa sông nọ núi Hàm Rồng
Chú thích
-
- Theo giai thoại dân gian truyền lại thì đây là những câu hát mà Hiếu Chiêu hoàng hậu Đoàn Thị Ngọc (còn thường gọi là Đoàn Quý Phi) vào một đêm năm 1615, hồi còn là thôn nữ tại huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam, đã cất tiếng hát từ nương dâu bên bờ sông Thu Bồn khi thuyền rồng của Chúa Sãi Nguyễn Phúc Nguyên dạo ngang qua, làm rung động trái tim hoàng tử Nguyễn Phúc Lan. Hai năm sau, hai người kết duyên chồng vợ.
-
- Nước ròng
- Mực nước thấp nhất khi thủy triều xuống. Ngược lại với nước ròng là nước lớn, mực nước khi triều lên cao nhất.
-
- Ngãi
- Nghĩa, tình nghĩa (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
-
- Hạc
- Loại chim cổ cao, chân và mỏ dài. Trong Phật giáo và văn chương cổ, hạc tượng trưng cho tuổi thọ hoặc tính thanh cao của người quân tử. Trước cửa các điện thờ thường có đôi hạc đá chầu.
Đỉnh Hoa biểu từ khơi bóng hạc
Gót Nam Du nhẹ bước tang bồng
(Nhị thập tứ hiếu)
-
- Rồng
- Một loài linh vật trong văn hóa Trung Hoa và các nước chịu ảnh hưởng của văn hóa Trung Hoa. Rồng được coi là đứng đầu tứ linh, biểu tượng cho sức mạnh phi thường. Dưới thời phong kiến, rồng còn là biểu tượng của vua chúa. Hình ảnh rồng được gặp ở hầu hết các công trình có ý nghĩa về tâm linh như đình chùa, miếu mạo. Dân tộc ta tự xem mình là con Rồng cháu Tiên, và hình ảnh rồng trong văn hóa Việt Nam cũng khác so với Trung Hoa.
-
- Con Rồng cháu Tiên
- Người Việt Nam tự nhận mình là con của rồng (Lạc Long Quân) và tiên (Âu Cơ). Tương truyền, Lạc Long Quân và Âu Cơ lấy nhau đẻ ra một bọc trăm trứng, nở ra trăm con. Năm mươi con theo cha xuống biển, năm mươi con theo mẹ lên núi, cùng sinh con đẻ cái tạo thành nòi giống người Việt.
-
- Kháp
- Khớp, ăn khít vào nhau. Cũng dùng với nghĩa là "gặp mặt."
-
- Nạ
- Mẹ. Theo học giả An Chi, đây là một từ Việt gốc Hán, bắt nguồn từ chữ 女 (nữ).
-
- Chèo bẻo
- Một loài chim thuộc họ chim cắt, có bộ lông màu đen nhánh, cũng có con điểm vài chiếc lông trắng ở dưới đuôi và hai cánh. Chim chèo bẻo là loài chim rất hung dữ, nhất là khi tranh mồi hoặc bảo vệ tổ và chim non.
-
- Măng vòi
- Măng mọc ra từ nhánh tre (thay vì từ gốc), có thể dùng làm thức ăn như măng chua.
-
- Chà
- Cành cây có nhiều nhánh nhỏ, thường dùng để rào hoặc thả dưới nước cho cá đến ở. Miền Trung có chỗ gọi là nè (cành nè, cây nè).
-
- Tợ
- Tựa như, giống như (phương ngữ Nam Bộ).
-
- Rắn rồng
- Còn có tên là rắn hổ ngựa hoặc rắn sọc dưa. Rắn cỡ lớn, lưng có sọc, sống trên cạn, thường gặp ở đồng bằng và trung du, không độc, song rất dữ, dễ bị kích thích. Rắn rồng bắt mồi cả vào ban ngày và ban đêm và có tập tính săn đuổi mồi (chủ yếu là chuột, thằn lằn hoặc ếch nhái).
-
- Kinh xáng Xà No
- Gọi tắt là kinh (kênh) Xáng, một dòng kênh do thực dân Pháp đào vào năm 1903 nhằm khai thác vùng đất hoang hóa miền Hậu Giang. Kênh rộng 60 m, đáy 40 m, độ sâu từ 2,5-9 m, dài 39 km nối liền sông Hậu (từ sóc Xà No, nay là ngã ba vàm Xáng, Phong Điền, Cần Thơ) đến sông Cái Lớn (ngọn rạch Cái Tư, nay thuộc thị xã Vị Thanh, tỉnh Hậu Giang). Đây là công trình đường thủy lớn đầu tiên của Nam Kì.
-
- Điệu
- Đạo (đạo anh em, đạo vợ chồng...).
-
- Cầu Quan
- Địa danh nay thuộc huyện Nông Cống, Thanh Hóa. Tại đây vào thời nhà Lê có họp chợ trên bờ sông, và hàng năm đến đầu mùa xuân thì có tục bơi thuyền rồng.
-
- Thuyền rồng
- Loại thuyền có trang trí, chạm khắc hình rồng, ngày xưa là thuyền dành cho vua chúa. Dân tộc ta cũng có truyền thống đua thuyền rồng trong các dịp lễ hội.