Kìa như cỏ nội hoa ngàn
Mặc tình ong bướm chàng màng một bên
Tìm kiếm "ông bát"
-
-
Rã rời rơi ống ngoáy
-
Eo lưng thắt đáy
-
Nói láo ông Táo bẻ răng
-
Eo lưng thắt đáy cổ bồng
-
Thằng Bờm có cái quạt mo
-
Đàn ông đi bể có đôi
Đàn ông đi bể có đôi
Đàn bà đi bể mồ côi một mìnhDị bản
-
Đàn ông rộng miệng thì sang
-
Đã sinh ra kiếp đàn ông
Dị bản
Đã sinh ra kiếp con trai
Đèo cao núi thẳm sông dài quản chi.
-
Đàn ông rộng miệng thì tài
Đàn ông rộng miệng thì tài
Đàn bà rộng miệng điếc tai láng giềngDị bản
Đàn ông miệng rộng thì sang
Đàn bà miệng rộng cả làng điếc tai
Đàn ông miệng móm thì tài
Đàn bà miệng móm thì trai vô nhà
-
Lệnh ông không bằng cồng bà
-
Hát bội làm tội người ta
-
Ðàn ông nằm với đàn ông
-
Bồ cu mà đỗ nóc nhà
-
Đàn ông tốt tóc là tiên
Đàn ông tốt tóc là tiên
Đàn bà tốt tóc nằm liền với ma -
Đàn bà như chỉ tìm kim
Đàn bà như chỉ tìm kim
Trăm năm rồi cũng đi tìm đàn ông -
Đàn ông kia hỡi đàn ông
Đàn ông kia hỡi đàn ông!
Nửa đêm trở dậy cắm chông đàn bà.
Đàn bà kia hỡi đàn bà!
Nửa đêm trở dậy rút ruột già đàn ông. -
Em ơi đừng thấy nhỏ mà rầu
-
Bờ sông lại lở xuống sông
Bờ sông lại lở xuống sông
Đàn bà mà lấy đàn ông, thiệt gì -
Đàn ông tính khí loang toàng
Chú thích
-
- Ống ngoáy
- Dụng cụ đựng trầu của những người đã rụng hết răng. Ống ngoáy có thể là một khối gỗ vuông bằng lòng bàn tay có khoét một lỗ tròn trũng sâu ở giữa, khi người hết trầu người ta dùng để đập cau tàn dung (cau già, cứng, thường được làm giống); hoặc được làm bằng ống thau to bằng ngón chân cái. Khi muốn ăn trầu, người ta bỏ miếng trầu đã têm vôi kèm miếng cau dày vào ống, lấy cây chìa ngoáy giằm nát rồi lùa vào miệng nhai.
-
- Ống nhổ
- Đồ đựng lòng sâu, miệng loe, dùng để chứa các chất thải nhổ ra (như khi ăn trầu).
-
- Ông Táo
- Còn gọi là Táo quân hoặc vua bếp, tên vị thần cai quản việc bếp núc trong mỗi nhà (táo 灶 có nghĩa là bếp). Theo tín ngưỡng Việt Nam, hàng năm, đúng vào ngày 23 tháng Chạp, Táo quân cưỡi cá chép lên chầu Ngọc Hoàng, báo cáo những chuyện đã xảy ra trong năm cũ. Táo quân thực ra gồm hai ông và một bà, được gọi chung như vậy theo thuyết "Tam vị nhất thể."
-
- Vượt cạn
- Chỉ việc sinh nở.
-
- Cồng
- Nhạc cụ dân tộc thuộc bộ gõ, được làm bằng đồng thau, hình tròn như chiếc nón quai thao, đường kính khoảng từ 20 cm đến 60 cm, ở giữa có hoặc không có núm. Người ta dùng dùi gỗ có quấn vải mềm (hoặc dùng tay) để đánh cồng, chiêng. Cồng, chiêng càng to thì tiếng càng trầm, càng nhỏ thì tiếng càng cao. Nhân dân ta thường đánh cồng chiêng trong các dịp lễ hội, hoặc khi ra trận để cổ vũ tinh thần quân sĩ.
-
- Hát bội
- Một loại hình văn nghệ dân gian cổ truyền phổ biến trước đây. Đây là một loại hình mang nặng tính ước lệ. Các diễn viên hát bộ phân biệt từ mặt mũi, râu tóc, áo quần để rõ kẻ trung nịnh, người sang hèn, ai thô lậu, thanh tú, ai minh chánh, gian tà. Sắc đỏ được dùng dặm mặt để biểu hiện vai trung thần; màu xám là nịnh thần; màu đen là kẻ chân thật; màu lục là hồn ma... Dàn nhạc dùng trong hát bội gồm có những nhạc cụ như: trống chiến, đồng la, kèn, đờn cò và có khi ống sáo. Nội dung các vở hát bội thường là các điển tích Trung Hoa.
Về tên gọi, "bộ" đây có nghĩa là diễn xuất của nghệ sĩ đều phải phân đúng từng bộ diễn, nên gọi là "hát bộ", "diễn bộ", "ra bộ.. Gọi là “hát bội” là vì trong nghệ thuật hóa trang, đào kép phải đeo, phải giắt (bội) những cờ phướng, lông công, lông trĩ… lên người. Còn "tuồng" là do chữ "Liên Trường" (kéo dài liên tiếp thành một vở tuồng tích có khởi đầu truyện, có hồi kết cuộc, phân biệt với các ca diễn từng bài ngắn, từng trích đoạn), do ngôn ngữ địa phương mà thành "luông tuồng," "luôn tuồng..."
Xem vở hát bội Thần nữ dâng Ngũ Linh Kỳ.
-
- Chà
- Cành cây có nhiều nhánh nhỏ, thường dùng để rào hoặc thả dưới nước cho cá đến ở. Miền Trung có chỗ gọi là nè (cành nè, cây nè).
-
- Vải lĩnh
- Còn gọi là lãnh, loại vải dệt bằng tơ tằm nõn, một mặt bóng mịn, một mặt mờ. Lĩnh được cho là quý hơn lụa, có quy trình sản xuất rất cầu kì. Vải lãnh thường có màu đen, trơn bóng hoặc có hoa, gọi là lĩnh hoa chanh, thường dùng để may quần dài cho các nhà quyền quý. Lĩnh Bưởi ở vùng Kẻ Bưởi miền Bắc (gồm các làng An Thái, Bái Ân, Hồ Khẩu, Trích Sài) và lãnh Mỹ A ở miền Nam là hai loại vải lãnh nổi tiếng ở nước ta.
Khăn nhỏ, đuôi gà cao
Lưng đeo dải yếm đào
Quần lĩnh, áo the mới
Tay cầm nón quai thao
(Chùa Hương - Nguyễn Nhược Pháp)
-
- Nói
- Hỏi cưới (phương ngữ).
-
- Bây lớn
- Chỉ lớn chừng này (phương ngữ Trung Bộ).
-
- Bầu
- Loại cây dây leo cho quả, thường được nhân dân ta trồng cho bò trên giàn. Quả bầu, hoa bầu và đọt bầu non thường được dùng làm thức ăn, ruột và vỏ bầu khô có thể dùng làm các vật dụng gia đình hoặc làm mĩ nghệ. Có nhiều loại bầu: bầu dài, bầu tròn, bầu hồ lô (bầu nậm)...
-
- Loang toàng
- Như luông tuồng. Lung tung, bừa bãi, không biết giữ gìn.
-
- Giữ giàng
- Như giữ gìn.