Tham thanh chuông lạ tham thanh
Chê đây quán nát lều tranh không ngồi
Tìm kiếm "giau"
-
-
Nghèo giữa thị thành không người hỏi
Nghèo giữa thị thành không người hỏi
Giàu tại rừng sâu lắm kẻ tìmDị bản
Khó giữa chợ không ai màng tới
Giàu rừng sâu nhiều kẻ vãng lai
-
Yêu nhau chẳng quản đói nghèo
-
Yêu nhau chẳng lo giàu nghèo
Yêu nhau chẳng lo giàu nghèo
Một manh áo rách, bạc đầu vẫn duyên -
Nghèo thì dễ ở, dễ ăn
Nghèo thì dễ ở, dễ ăn
Giàu thì cửa ngáng, cửa ngăn khó vào -
Bốn bề công nợ eo xèo
-
Tui ngồi đây vớt nắm tai bèo
Tui ngồi đây vớt nắm tai bèo
Cọp gần tui không sợ, sợ nghèo xa nhau -
Ước gì em hóa ra bèo
Ước gì em hóa ra bèo
Anh hóa ra nước đói nghèo có nhau -
Biết ai là khó, ai giàu
Biết ai là khó, ai giàu
Mà em đưa duyên đi chọn, cho rầu duyên đi -
Xin ai chớ phụ hoa ngâu
-
Trên cao đã có thánh tri
-
Xúc tro đổi cốm kiếm lời
-
Thương nhau chẳng luận sang hèn
Thương nhau chẳng luận sang hèn
Nghĩa nhân mới trọng, bạc tiền đâu hơn -
Thương nhau cắt tóc mà thề
Thương nhau cắt tóc mà thề
Khó nghèo cũng chịu, chớ hề bỏ nhau -
Trông lên trời, trời cao vằng vặc
Trông lên trời, trời cao vằng vặc
Ngó xuống đất, đất rộng thênh thang
Thương em nhưng sợ lỡ làng
Nhà cao cửa rộng, em đâu màng tới anh -
Xấu như ma vinh hoa cũng đẹp
Xấu như ma vinh hoa cũng đẹp
-
Đừng tham da trắng tóc dài
Đừng tham da trắng tóc dài
Đến khi lỡ bữa chẳng mài mà ăn -
Giàu thú quê không bằng ngồi lê kẻ chợ
-
Thắp đuốc tìm giàu giàu chẳng thấy
Thắp đuốc tìm giàu, giàu chẳng thấy
Cầm gươm chém khó, khó theo sau -
Đất tháng Giêng tự nhiên cây cỏ mọc
Chú thích
-
- Cỏ tranh
- Loại cỏ thân cao, sống lâu năm, có thân rễ lan dài, ăn sâu dưới đất. Lá mọc đứng, cứng, gân nổi, dáng lá hẹp dài, mép lá rất sắc, có thể cứa đứt tay. Ở nhiều vùng quê, nhân dân ta thường đánh (bện) cỏ tranh thành tấm lợp nhà. Tro của cỏ tranh có vị mặn, vì vậy thú rừng thường liếm tro cỏ tranh thay cho muối.
-
- Rơm
- Các loại cây lúa hoặc các loại cỏ, cây hoa màu khác sau khi thu hoạch phần hạt, phần thân và lá được đem đi cắt, sấy khô (phơi nắng) và được lưu trữ để sử dụng làm thức ăn cho gia súc. Ngoài ra rơm còn được sử dụng để thổi lửa, đun nấu rất tốt. Bên cạnh đó, rơm còn là nguyên liệu quan trọng để nuôi trồng nấm rơm (một loài nấm chuyên mọc trên rơm).
-
- Rạ
- Rơm, phần còn lại của lúa sau khi gặt. Nhân dân ta thường dùng rơm rạ để lợp nhà hoặc làm chất đốt.
-
- Eo sèo
- Kêu ca, phàn nàn.
-
- Ngâu
- Một loài cây bụi nhỏ. Trong văn hóa người Việt, ngâu là một trong ba loài gắn liền với nghệ thuật thưởng thức trà hương của người xưa. Cây ngâu gắn liền với kiến trúc Việt cổ. Nhà dân dã thuần Việt thường có cây ngâu trước sân. Đình chùa và các công trình văn hóa tín ngưỡng của người Việt cũng luôn có bóng dáng và hương thơm của hoa ngâu. Trong kiến trúc hiện đại ở Việt Nam cũng như Đông Nam Á, ngâu được sử dụng nhiều trong cảnh quan làm cây cảnh, có thể xén cắt hình khối dễ dàng (tròn đều, vuông góc).
-
- Mẫu đơn
- Một loại cây sống lâu năm, cho hoa rất to, đường kính đạt tới 15-20 cm, màu đỏ, tím hoặc trắng, mùi thơm gần giống mùi thơm của hoa hồng, do vậy hay được trồng làm cảnh. Theo y học cổ truyền, bộ phận dùng làm thuốc là vỏ rễ phơi hay sấy khô, gọi là mẫu đơn bì. Mẫu đơn còn được gọi là hoa phú quý, hoa vương, thiên hương quốc sắc...
-
- Thánh tri
- Thánh biết.
-
- Hàn vi
- Nghèo hèn (từ Hán Việt)
-
- Cốm
- Thức ăn được làm từ lúa nếp làm chín bằng cách rang và sàng sảy cho hết vỏ trấu, rất thịnh hành trong ẩm thực đồng bằng Bắc Bộ, đặc biệt là tại Hà Nội. Ở miền Bắc, lúa nếp để làm cốm thường là nếp non, hạt lúa bấm ra sữa, tuy ở miền Trung và Nam Bộ cốm có thể dùng để chỉ thành phẩm sử dụng loại lúa nếp già tháng hơn rang nổ bung ra và sau đó được ngào với đường. Nổi tiếng nhất có lẽ là cốm làng Vòng, đặc sản của làng Vòng (thôn Hậu) cách trung tâm Hà Nội khoảng 5–6 km, nay là phường Dịch Vọng, quận Cầu Giấy, Hà Nội.
-
- Thú
- Nhà (từ Hán Việt); thú quê: nhà quê.
-
- Kẻ chợ
- Kinh đô (từ cũ). Khi dùng như danh từ riêng, Kẻ Chợ là tên gọi dân gian của kinh thành Thăng Long xưa.
-
- Bạn ngọc
- Bạn quý như ngọc, thường chỉ người thương hay bạn thân.