Tìm kiếm "chi tiêu"
-
-
Vô đây, bớ bạn vô đây
-
Rau răm ngắt ngọn héo rầu
-
Con rắn không chân, con rắn biết
Con rắn không chân, con rắn biết
Đá có ngọc ẩn, thì đá hay
Tội thì thiếp chịu, vạ chi lây tới chàng? -
Bài này có từ ngữ và/hoặc nội dung nhạy cảm.
Hãy cân nhắc trước khi bấm xem.Tiếng đồn anh làm thầy thuốc, tài giỏi vang xa
-
Chờ chờ đợi đợi mần chi
-
Đôi ta như sợi chỉ hường
Đôi ta như sợi chỉ hường
Trời xui đất khiến ra đường gặp nhau. -
Ăn đầu Dần chí Dậu
-
Bài này có từ ngữ và/hoặc nội dung nhạy cảm.
Hãy cân nhắc trước khi bấm xem.Em ăn cái chi mà càng ngày càng ú
Em ăn cái chi mà càng ngày càng ú
Đến nỗi đi đường hai vú nó rung rinh? -
Đói cơm thì ăn độn rau
-
Bây giờ túng lắm em ơi
Bây giờ túng lắm em ơi
Bán hết cái nồi cho chí cái vung
Còn mười thước ruộng ngoài đồng
Cửa nhà sạch hết trông mong nỗi gì
Còn được cái ổ lợn con
Nuôi chi ngoắt nghéo gầy mòn khốn thân
Ăn thì chả có mà ăn
Bán đi trả nợ cho xong, mẹ mày
Kẻo mà nó kẹp đêm nay
Đôi chân kẹp phản, đôi tay kẹp giường
Giá nhà tôi đáng một nghìn
Cầm bằng mấy chục cho liền đêm nay
Bảy chục chẳng đủ nợ này
Hai chân kẹp phản, hai tay kẹp giường
Lạy ông tha kẹp cho tôi chạy tiền
Tôi về tôi bán vợ tôi
Lấy ba chục nữa cho đầy một trăm -
Mụ o chèo chẹt không chi
Mụ o chèo chẹt không chi,
Ông chú lẩn thẩn có khi mất chồng. -
Thắp đèn lên cho rạng nhà thờ
-
Lắm bướm thì đẻ nhiều sâu
-
Chiều nay tôi cắt cổ gà vàng
Chiều nay tôi cắt cổ gà vàng,
Để chi khuya nó gáy, hai đàng biệt li -
Từ gót chí đầu đau đâu khổ đấy
Từ gót chí đầu đau đâu khổ đấy
-
Tối trời tôi không sợ chi ma
-
Gặp nhau thì hãy cứ thương
Gặp nhau thì hãy cứ thương
Khơi chi chuyện cũ cho buồn niềm xưa. -
Mụ Mân độ khoảng bốn hai
-
Em về Kẻ Mỏ mần chi
Chú thích
-
- Chỉ điều
- Cũng viết là chỉ hồng, chỉ thắm, chỉ đỏ... đều chỉ dây tơ hồng mà Nguyệt lão dùng để xe duyên.
-
- Đàng
- Đường, hướng (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
-
- Xây
- Xoay (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
-
- Chi
- Gì (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
-
- Lụy
- Nước mắt (phương ngữ Nam Bộ, nói trại từ lệ).
-
- Thương hàn
- Bệnh cảm lạnh theo Đông y (lưu ý phân biệt với bệnh thương hàn của Tây y, một bệnh về đường tiêu hóa).
-
- Rau răm
- Một loại cây nhỏ, lá có vị cay nồng, được trồng làm gia vị hoặc để ăn kèm.
-
- Xe chỉ
- Xe là động tác xoắn sợi để tạo nên hiệu ứng theo yêu cầu công việc, hoặc là xoắn rồi gập đôi lại để có một sợi to hơn, chắc hơn, hoặc xoắn bện giữa hai, ba sợi với nhau, hoặc xe từ bông vải để thành sợi chỉ, hoặc xe vuốt cho đầu sợi chỉ đang xòe bung trở thành thuôn nhỏ để luồn kim...
Nghe bài dân ca Xe chỉ luồn kim.
-
- O
- Cô, cô gái, thím (phương ngữ miền Trung). Trong gia đình, o cũng dùng để chỉ em gái của chồng.
-
- Cồi
- Cùi, lõi (phương ngữ Bắc Trung Bộ).
-
- Mần chi
- Làm gì (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
-
- Mô
- Đâu, nào (phương ngữ Trung Bộ).
-
- Bưa
- Vừa (từ cũ).
Họ đã xa rồi khôn níu lại,
Lòng thương chưa đã, mến chưa bưa
Người đi, một nửa hồn tôi mất,
Một nửa hồn tôi bỗng dại khờ.
(Những giọt lệ - Hàn Mặc Tử)
-
- Chí
- Đến, kéo dài cho đến (từ Hán Việt).
-
- Ăn đầu Dần chí Dậu
- Ăn tham, ăn nhiều và liên tục, ăn từ sáng sớm (giờ Dần) đến chiều tối (giờ Dậu). Xem thêm các chú thích về đêm năm canh, ngày sáu khắc.
-
- Làm mọn
- Làm vợ lẽ (mọn có nghĩa là nhỏ).
-
- Phản
- Bộ ván dùng để nằm hoặc ngồi như giường, chõng, thường từ 1-3 tấm ván ghép lại, đặt trên một bộ chân vững chãi. Có một số loại phản khác nhau như phản gõ (còn gọi là "bộ gõ" hay "ngựa gõ" là phản làm bằng gỗ gõ), phản vuông (có mặt phản hình vuông), phản giữa, phản chái (do vị trí phản đặt ở trong nhà). Mặt phản không chạm, tiện, chỉ cần cưa, cắt thẳng, bào láng, đánh bóng. Bộ chân đế phản ở các nhà khá giả thì được tiện hình trang trí khá tinh xảo.
Theo tôn ti trật tự ngày xưa, ngồi phản phải xét ngôi thứ, chứ không phải ai muốn ngồi phản nào cũng được. Bậc trưởng thượng thường ngồi giữa phản, vai vế thấp hơn ngồi ở mé bên. Tương tự, chỉ có bậc trưởng thượng mới được ngồi phản giữa, đặt ngay chính giữa nhà. Vai vế thấp hơn phải ngồi phản chái đặt ở gian chái tây hướng ra vườn.
-
- Rạng
- Sáng tỏ.
-
- Màu
- Hoa màu, những giống cây trồng làm lương thực (trừ lúa).
-
- Là ngà
- Một giống tre thẳng, cao, thân lớn (đường kính thân có thể đạt đến 15-18cm), vách dày, có rất nhiều gai.
-
- Đoản côn
- Loại gậy ngắn mang theo mình để tự vệ hoặc chiến đấu. Đoản côn thường dài bằng cánh tay của người sử dụng, làm bằng gỗ hoặc tầm vông, tre cứng. Dùng một côn gọi là độc (đơn) côn, dùng hai côn gọi là song côn.
-
- Kẻ Mỏ
- Một làng nay thuộc địa phận xã Sơn Trung, huyện Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh.
-
- Rọng
- Ruộng (phương ngữ Bắc Trung Bộ).
-
- Rú ri
- Rừng rú (phương ngữ Bắc Trung Bộ).