Trăm năm giữ vẹn chữ tùng
Sống sao thác vậy một chồng mà thôi
Tìm kiếm "chú bán dầu"
-
-
Buổi sáng ngủ dậy
Buổi sáng ngủ dậy
Ăn bụng cơm no
Chạy ra ngoài gò
Bắt một con công
Đem về biếu ông
Ông cho trái thị
Đem về biếu chị
Chị cho bánh khô
Đem về biếu cô
Cô cho bánh ú
Đem về biếu chú
Chú cho buồng cau
Nay chừ chú thím giận nhau
Đem trả buồng cau cho chú
Trả bánh ú cho cô
Trả bánh khô cho chị
Trả trái thị cho ông
Bắt con công, đem về nhàDị bản
Chú bé bắt được con công
Đem về biếu ông
Ông cho con gà
Đem về biếu bà
Bà cho quả thị
Đem về biếu chị
Chị cho quả chanh
Đem về biếu anh
Anh cho tu hú
Đem về biếu chú
Chú cho buồng cau
Chú thím đánh nhau
Buồng cau trả chú
Tu hú trả anh
Quả chanh trả chị
Quả thị trả bà
Con gà trả ông
Con công phần tôiSớm mai tôi lên núi
Tôi xách cái rựa còng queo
Bắt được con công
Đem về cho ông
Ông cho trái thị
Đem về cho chị
Chị cho cá rô
Đem về cho cô
Cô cho bánh ú
Đem về cho chú
Chú cho buồng cau
Chú thím rầy lộn nhau
Thôi, tôi trả buồng cau cho chú
Trả bánh ú cho cô
Trả cá rô cho chị
Trả trái thị cho ông
Tôi xách con công về rừng
-
Chữ rằng “Bằng hữu chi giao”
-
Chữ rằng nhân kiệt địa linh
Dị bản
Chữ rằng “Nhân kiệt địa linh”
Đất chung khí tốt mới sinh anh hiền
-
Thấy em bận áo bà ba trắng
-
Vè bán chiếu
Ai mua chiếu hông
Chiếu bông chiếu trắng
Chiếu vắn chiếu dài
Chiếu dệt lầu đài
Cổ đồ bát bửu
Chiếu tây hột lựu
Da lợn bông bao
Chiếu rộng màu cau
Con cờ, mặt võng
Dệt bông chong chóng
Ngũ sắc, bá huê
Đẹp hết chỗ chê
Ngôi sao, tùng lộc
Chiếu trải giường hộc
Chiếu trải giường Tàu
Chiếu trải giường trước
Chiếu trải giường sau
Chiếu nào cũng có đủ
Trong gia chủ ai muốn mua thì mua -
Nào ai cấm chợ ngăn sông
Dị bản
Nào ai cấm chợ ngăn đò,
Nào ai cấm lái hẹn hò đi buôn.
-
Chữ trung, chữ hiếu, chữ hòa
– Chữ trung, chữ hiếu, chữ hòa
Đố anh ba chữ thờ cha chữ nào?
– Chữ trung anh để thờ cha
Chữ hiếu thờ mẹ, chữ hòa thờ em. -
Chữ rằng “quân tử tạo đoan”
-
Sẩy cha còn chú, sẩy mẹ bú dì
Dị bản
Sẩy cha còn chú,
Sẩy mẹ bú vú dì
-
Lấy chồng hay chữ là tiên
Lấy chồng hay chữ là tiên
Lấy chồng mù chữ là duyên con bòDị bản
Có chồng biết chữ là tiên
Có chồng dốt nát là duyên con bò
-
Công danh hai chữ tờ mờ
-
Không cha có chú ai ơi
Không cha có chú ai ơi
Thay mặt, đổi lời chú cũng như cha -
Dì như mẹ chú như cha
Dì như mẹ
Chú như cha -
Mồ côi cha níu chân chú
-
Trước sơn thủy, hai bên giáo đóng
-
Trai như anh có chữ nghĩa trong mình
-
Tôi là con gái bán dưa
-
Chữ rằng: vấn tổ tầm tông
-
Bốn anh cùng chung một tên
Chú thích
-
- Tam tòng
- Những quy định mang tính nghĩa vụ đối với người phụ nữ phương Đông trong xã hội phong kiến ngày trước, xuất phát từ các quan niệm của Nho giáo. Tam tòng bao gồm:
Tại gia tòng phụ: khi còn nhỏ ở với gia đình phải theo cha,
Xuất giá tòng phu: khi lập gia đình rồi phải theo chồng,
Phu tử tòng tử: khi chồng qua đời phải theo con.
-
- Thác
- Chết, mất, qua đời (từ Hán Việt).
-
- Công
- Một loài chim thuộc họ Trĩ, có tên Hán Việt là khổng tước. Chim trống bộ lông có màu lục óng ánh, đuôi rất dài, có màu lục ánh đồng, mỗi lông ở mút có sao màu lục xanh, đỏ đồng, vàng, nâu. Mào dài, hẹp thẳng đứng, phần mặt của nó có màu vàng và xanh, khi nó múa đuôi xòe ra hình nan quạt để thu hút chim mái. Công mái không có đuôi dài và đẹp như công trống.
-
- Thị
- Loài cây thân gỗ, sống lâu năm, cho quả màu vàng, rất thơm, ăn được.
Trước giờ ra về, bao giờ nó cũng bóc thị ra và hai đứa tôi cùng ăn. Ăn xong, chúng tôi không quên dán những mảnh vỏ thị lên bàn rồi ngoẹo cổ nhìn. Những mảnh vỏ thị được bóc khéo khi dán lên bàn hoặc lên tường trông giống hệt một bông hoa, có khi là hoa quì, có khi là hoa cúc đại đóa, có khi là một loài hoa không tên nào đó màu vàng.
(Mắt biếc - Nguyễn Nhật Ánh)
-
- Bánh khô
- Còn gọi là bánh khô mè, hoặc bánh khô khổ, là một loại bánh miền Trung, làm từ bột gạo nếp, đường và mè.
-
- Cau
- Loại cây nhiều đốt, thân nhỏ và cao vút, có quả dùng để ăn với trầu.
-
- Chừ
- Giờ. Bây chừ nghĩa là "bây giờ" (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
-
- Tu hú
- Một loài chim có kích cỡ khá lớn, ăn quả và côn trùng, có tiếng kêu to dễ phân biệt. Chúng là chim đẻ nhờ, đẻ trứng của mình vào tổ của các loài chim khác, đặc biệt vào tổ của các loài chim dạng sẻ.
-
- Rựa
- Một loại công cụ có lưỡi dài, cong, cán dài, dùng để chặt cây, phát quang. Lưu ý, cái rựa khác với dao rựa, một loại dao lớn, bản to, sống dày, mũi bằng, dùng để chặt, chẻ.
-
- Cá rô
- Loại cá rất thường gặp trên các đồng ruộng ở nước ta. Nhân dân ta thường tát đồng để bắt cá rô. Cá rô đồng có thịt béo, thơm, dai, ngon, dù hơi nhiều xương, và được chế biến thành nhiều món ngon như kho, nấu canh, làm bún...
Lưu ý: Có một giống cá khác gọi là cá rô phi, thường được nuôi ở ao, nhưng khi nhắc đến cá rô thì người ta nghĩ ngay đến cá rô đồng.
-
- Bánh ú
- Một loại bánh làm từ gạo nếp, rất thường gặp ở nước ta. Có hai loại: bánh ú tro, với lớp nếp vỏ bên ngoài được ngâm bằng nước tro, thường dùng để cúng nhân dịp tết Đoan Ngọ, và bánh nhân thịt có nhân làm từ thịt heo mỡ, đậu xanh hoặc đậu đỏ.
Xem phóng sự Về quê thưởng thức bánh ú Nam Bộ
-
- Rầy lộn
- Cãi nhau (phương ngữ Trung Bộ).
-
- Bằng hữu chi giao
- Tình nghĩa bạn bè. Theo Trung Dung (một trong Tứ thư): Quân thần dã, phụ tử dã, phu phụ dã, côn đệ dã, bằng hữu chi giao dã; ngũ dã thiên hạ chi đạt đạo dã (Đạo vua tôi, cha con, chồng vợ, anh em, bạn bè giao thiệp; đó là năm đường lối thành tựu của con người).
-
- Gá nghĩa
- Kết nghĩa (gá nghĩa vợ chồng, gá nghĩa anh em), tiếng miền Nam còn đọc trại thành gá ngãi.
-
- Vong
- Quên (từ Hán Việt).
-
- Nhân kiệt địa linh
- Từ chữ Hán 人傑地靈, theo Hán Đại thành ngữ đại từ điển thì có thể có hai nghĩa là "Chỉ nơi có nhân vật kiệt xuất ra đời hoặc đến (ở, hoạt động...), nhờ đó mà trở nên nổi tiếng" và "Nhân vật kiệt xuất thì sinh ra ở vùng đất đai linh tú." Thành ngữ này có biến thể trong tiếng Việt là Địa linh nhân kiệt, cũng có câu Địa linh sinh nhân kiệt.
-
- Hoành Sơn
- Tên một dãy núi ở phía nam tỉnh Hà Tĩnh, phía bắc tỉnh Quảng Bình. Hoành Sơn và sông Gianh là biểu trưng lịch sử, văn hoá, địa lý của tỉnh Quảng Bình. Thế kỷ 17, Nguyễn Bỉnh Khiêm đã nói với sứ của chúa Nguyễn Hoàng "Hoành Sơn nhất đái, vạn đại dung thân," nghĩa là "một dải Hoành Sơn có thể dung thân đời đời." Nguyễn Hoàng đã vượt Hoành Sơn vào đến Thuận Hóa và dựng nên nghiệp lớn của các chúa Nguyễn ở Đàng Trong và nhà Nguyễn sau này.
-
- Bàn Độ
- Tên một ngọn núi ở địa phận xã Đỗ Chữ về phía bắc huyện Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh. Núi nằm giáp biển, trên núi có đầm, gọi là đầm Thủy Tiên, tương truyền nước có tiên nữ trong đầm đi ra. Đời Trần, vua Duệ Tông đi đánh Chiêm Thành, khi thuyền qua đây bị sóng gió không tiến được, phải đem người cung nữ là Nguyễn Bích Châu đặt lên cái mâm đồng dâng cho thủy thần, bấy giờ thuyền mới đi được, nên gọi tên là núi Bàn Độ.
-
- Áo bà ba
- Một loại áo phổ biến ở các địa phương miền Nam, ở miền Bắc gọi là áo cánh. Áo không có bâu (cổ áo), được xẻ ở hai bên hông, vạt áo ngắn ngang hông, có thêm hai túi to khá tiện lợi cho việc đựng những vật dụng nhỏ như thuốc rê, diêm quẹt, tiền bạc... Chính nhờ tính tiện dụng và sự thoải mái đó, chiếc áo bà ba được cả nam lẫn nữ ở đồng bằng sông Cửu Long mặc cả lúc đi làm, đi chợ, đi chơi.
Áo bà ba cùng với khăn rằn được coi là một trong những đặc trưng văn hóa Nam Bộ, mặc dù hiện nay áo đã được "cải tiến" khá nhiều.
Về nguồn gốc tên áo, nhà văn, nhà nghiên cứu Sơn Nam cho rằng “Bà Ba là người Mã Lai lai Trung Hoa. Chiếc áo bà ba mà người miền Nam ưa thích, vạt ngắn không bâu chính là kiểu áo của người Bà Ba” (Văn minh miệt vườn).
-
- Cổ đồ bát bửu
- Bức tranh cổ vẽ tám món đồ quý – xem thêm về Bát bửu.
-
- Ngũ sắc, bá huê
- Năm màu, trăm hoa.
-
- Giường hộc
- Loại giường phía dưới có hộc có thể kéo ra vào, để đựng quần áo, đồ đạc.
-
- Giường Tàu
- Một loại giường theo kiểu Trung Hoa, có thành cao xung quanh.
-
- Gia chủ
- Chủ nhà (từ Hán Việt).
-
- Lái
- Người chuyên nghề buôn chuyến một loại hàng hóa nhất định (lái gỗ, lái trâu...)
-
- Quân tử tạo đoan
- Lấy từ Trung Dung, một trong Tứ Thư: Quân tử chi đạo, tạo đoan hồ phu phụ; cập kỳ chí dã sát hồ thiên địa (Đạo của người quân tử khởi đầu mối từ đạo vợ chồng, đến chỗ cùng cực của đạo ấy thì thấu triệt trời đất).
-
- Đá vàng
- Cũng nói là vàng đá, lấy ý từ từ Hán Việt kim thạch. Kim là kim khí để đúc chuông, đỉnh. Thạch là đá. Ngày trước, những lời vua chúa hoặc công đức của nhân vật quan trọng được khắc ghi trên bia đá hay chuông, đỉnh đồng để lưu truyền mãi mãi. Đá vàng vì thế chỉ sự chung thủy son sắt, hoặc sự lưu truyền tên tuổi mãi mãi về sau.
-
- Sẩy
- Chết. Từ này có lẽ có gốc từ cách người Hoa gốc Quảng Đông phát âm chữ tử.
-
- Công danh
- Sự nghiệp, địa vị và tiếng tăm trong xã hội (từ Hán Việt).
Sao bằng lộc trọng quyền cao
Công danh ai dứt lối nào cho qua
(Truyện Kiều)
-
- Tríu
- Nắm chắc, bám chặt vào, không chịu rời.
-
- Chệch
- Từ gọi một cách bình dân, thiếu tôn trọng dành cho người Hoa sinh sống ở nước ta. Có ý kiến cho rằng từ này có gốc từ từ a chệch, cách người Triều Châu (một vùng ở Trung Quốc) gọi chú (em của bố). Hiện nay từ này hay bị viết và đọc nhầm là chệt hoặc chệc. Ở miền Bắc, từ này có một biến thể là chú Chiệc.
-
- Bần
- Còn gọi là cây thủy liễu, loài cây gặp nhiều ở các vùng ngập mặn Nam Bộ. Gỗ bần chủ yếu dùng làm chất đốt, còn trái bần có vị chua, chát với mùi thơm đặc trưng được chế biến thành nhiều món ăn đặc sản của Nam Bộ như mắm bần, lẩu cá nấu bần, mứt bần, kẹo bần...
-
- Chọc
- Trêu ghẹo (phương ngữ Nam Bộ).
-
- Thiệt tình
- Thật tình, thành thật (phương ngữ Nam Bộ).
-
- Cuội
- Một nhân vật trong truyện cổ tích Việt Nam. Chú Cuội (hay thằng Cuội) là một người tiều phu. Cuội có một cây đa thần, lá có khả năng cải tử hoàn sinh. Một hôm vợ Cuội tưới nước bẩn vào gốc cây đa, cây đa trốc gốc bay lên trời. Cuội bám vào rễ đa kéo lại, nhưng cây đa bay lên đến tận cung Trăng. Từ đó trên cung Trăng có hình chú Cuội. (Xem thêm: Sự tích chú Cuội cung trăng).
-
- Vấn tổ tầm tông
- Hỏi những người cao tuổi có quan hệ huyết thống hay tra cứu từ những tộc phả, gia phả, lời di huấn, sách vở v.v. để tìm hiểu về gốc tích của một dòng họ.
-
- Chuột chù
- Một giống chuột ăn thịt, thức ăn chủ yếu là côn trùng, chim non, ếch, chuột nhắt... Chuột chù có mùi rất hôi.