Vãng vãng, lai lai thường ngày đối diện
Muốn phân đôi lời ngại miệng quá đi
Vãng vãng, lai lai thường ngày đối diện
Dị bản
Vãng lai thường ngày đối diện
Muốn phân đôi lời sợ miệng thế gian
Vãng lai thường ngày đối diện
Muốn phân đôi lời sợ miệng thế gian
Má miếng bầu coi lâu càng thắm
Mặt chữ điền xấu lắm ai ơi
Ăn được ngủ được là tiên
Không ăn không ngủ như điên như khùng
Ăn được ngủ được là tiên
Không ăn không ngủ mất tiền thêm lo
Đất Thần Kinh trai hiền gái lịch
Non xanh nước biếc, điện ngọc đền rồng
Tháp bảy tầng, miếu Thánh, chùa Ông
Chuông khua Diệu Đế, trống rung Tam Toà
Cầu Tràng Tiền mười hai nhịp bắc qua
Tả Thanh Long, hữu Bạch Hổ đợi khúc âu ca thái bình
Cầu Trường Tiền sáu nhịp bắc qua
Tả Thanh Long, hữu Bạch Hổ đợi khúc âu ca thái bình
Dầu cù là hiệu Ông Tiên
Xức vô một miếng thì điên tới già
Quê em sóng nước xanh xanh
Bán buôn tấp nập ghe mành liên miên
Từ ngày giặc Pháp cuồng điên
Bao vây đốt phá ghe thuyền nát tan
Chồng em đi biển thác oan
Con em bụng đói da vàng bọc thân
Sớm hôm em chạy tảo tần
Bữa khoai bữa sắn em lần nuôi con
Đá mòn nhưng dạ không mòn
Quê em còn khổ em còn đánh Tây
Thằng con đừng nói ngặc ngờ
Mày nghe lời vợ, nói khờ nói điên.
Ai đưa tôi đến chốn này
Bên kia nhà xác, bên này nhà điên
Tiếc công anh ngồi ẩn bóng đèn
Kết duyên không đặng cứ trời anh kêu
Anh làm sao lên đặng ông trời
Mượn cái roi điện hại người bạc ơn
Địa danh Cái Răng có nguồn gốc từ chữ cà ràng (karan, kran), một loại bếp bằng đất sét của người Miên trước kia được bán rất nhiều ở khu vực sông này.
Phận hồng nhan có mong manh
Nửa chừng xuân thoắt gãy cành thiên hương
(Truyện Kiều)
Địa danh "Huế" được cho là bắt nguồn từ chữ "Hóa" trong Thuận Hóa, tên cũ của vùng đất bao gồm Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên-Huế.
Sông Hồng là con sông gắn liền với đời sống văn hoá, tình cảm của người dân Bắc Bộ.