Tìm kiếm "mặc dầu"

Chú thích

  1. Mác
    Một loại vũ khí cổ, có lưỡi dài và sắc, cán dài, có thể dùng để chém xa.
  2. Mắc thằng bố
    Bị vong hồn người chết nhập vào, trở nên lẩn thẩn, hay nói lảm nhảm một mình (theo tín ngưỡng dân gian).
  3. Nan
    Thanh tre hoặc nứa vót mỏng, dùng để đan ghép thành các đồ gia dụng như nong nia, thúng mủng...

    Đan nan cót

    Đan nan cót

  4. Lờ
    Dụng cụ đánh bắt cá đồng làm bằng nan tre. Hình dạng của lờ giống như một cái lồng, ở một đầu có chế tạo một miệng tròn gọi là miệng hom sao cho cá chỉ có thể từ ngoài chui vào lờ thông qua miệng hom mà không thể chui ra. Khi đặt lờ thường người đặt thả mồi vào trong để dụ cá bơi vào.

    Lờ có nhiều loại: Loại đại dài từ 0,5 đến 1 m, gọi là “lờ bầu”, thả chỗ nước sâu như sông, hồ để bắt cá diếc, sảnh, dầy. Loại tiểu gọi là “lờ đồng”, thả nơi nước cạn như ao, đìa, ruộng bắt cá trê, rô, sặc, mương, nhét…

    Lờ bắt cá

    Lờ bắt cá

  5. Mạch
    Thớ (gỗ) liền nhau. Thiều Chửu: Phàm vật gì có ngánh thớ mà liền với nhau đều gọi là “mạch.”
  6. Lỗi thầy mặc sách, cứ mạch mà cưa
    Người thợ phát hiện ra lỗi của thầy (thợ cả) nhưng vẫn cưa theo mạch có sẵn. Nghĩa bóng: 1. Phê phán thái độ bàng quan, vô trách nhiệm. 2. Được giao việc thì cứ thế mà làm, việc đúng sai thuộc trách nhiệm của người khác.
  7. Hun
    Hôn (khẩu ngữ Trung và Nam Bộ).
  8. Bánh tráng
    Miền Trung và miền Nam gọi là bánh tráng, miền Bắc gọi là bánh đa. Đây một dạng loại bánh làm từ bột gạo, tráng mỏng, phơi khô, khi ăn có thể nướng giòn hoặc ngâm sơ với nước cho mềm để cuốn các thức ăn khác. Ngoài ra, bánh tráng còn có thể được làm với các thành phần khác để tạo thành bánh tráng mè, bánh tráng đường, bánh tráng dừa... mỗi loại có hương vị khác nhau.

    Bánh tráng phơi sương Trảng Bàng

    Bánh tráng phơi sương Trảng Bàng

  9. Sọt
    Đồ đựng đan bằng tre hoặc nứa, có mắt thưa.

    Kho bãi cơ sở Lâm Nho xuất khẩu sọt tre tại huyện Củ Chi, TP.HCM

    Kho bãi cơ sở Lâm Nho xuất khẩu sọt tre tại huyện Củ Chi, TP.HCM

  10. Sề
    Đồ đan mắt thưa, nan thô, rộng, to hơn rổ, thường dùng đựng bèo, khoai...
  11. Họ mạc
    Bà con họ hàng.
  12. Bình Lục
    Địa danh trước thuộc phủ Lý Nhân, trấn Sơn Nam, nay là một huyện thuộc tỉnh Hà Nam. Đây là quê hương của Tam Nguyên Yên Đổ Nguyễn Khuyến.
  13. Hòa Mạc
    Địa danh nay là một thị trấn thuộc huyện Duy Tiên, tỉnh Hà Nam.
  14. Chiêm Sơn
    Tên một làng nay thuộc xã Duy Trinh, huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam, là một trong những làng xã hình thành từ rất sớm vào thế kỷ 15 ở Quảng Nam khi những cư dân Thanh - Nghệ di dân vào khai phá mở mang bờ cõi với tiền hiền là tộc Nguyễn Công, Nguyễn Văn và Nguyễn Đình. Vào thời kỳ đầu các chúa Nguyễn (thế kỷ 17), làng Chiêm Sơn là nơi trù phú, nổi tiếng về nông nghiệp, dệt lụa tơ tằm. Qua nhiều thế hệ phát triển, đến những năm cuối thế kỷ 19, Chiêm Sơn trở thành làng quê nông nghiệp phồn thịnh điển hình nhất của Phủ Duy Xuyên với “số ruộng đất của làng đã lên đến 800 mẫu kể cả công tư điền thổ, nhân khẩu trên 1500 người; thổ sản của làng là lúa, khoai, đậu phụng; nhiều nhất là sắn, mỗi năm tiêu thụ không hết phải bán ra ngoài” (theo Quảng Nam xã chí).
  15. Khung cửi
    Dụng cụ dệt vải truyền thống của nhiều dân tộc Việt Nam. Khung cửi có hình hộp chữ nhật có 4 cột trụ và các thanh nối ngang dọc tạo cho khung cửi có tính chất vững chắc. Khung cửi có nhiều bộ phận:

    1. Khung: làm bằng gỗ với 4 cột trụ to, chắc, có các thanh dọc, ngang nối với nhau.
    2. Trục: một thanh gỗ tròn ngang để cuốn vải, kéo cho mặt vải dệt có độ phẳng để dệt vải mịn.
    3. Phưm: giống như chiếc lược được làm hình chữ nhật, bên trong đan bằng nan tre vót nhỏ, đều nhau. Phưm có tác dụng chia đều các sợi vải dọc và dập chặt các sợi vải ngang để cho mặt vải mịn đều.
    4. Go: Bộ go gồm hai lá, mỗi lá go được làm bằng hai thanh tre nhỏ dài chừng 7 tấc. Go là bộ phận chính trong khung cửi.
    5. Bàn đạp: Hai thanh gỗ để đạp chân lên, buộc 2 sợi dây đính với go để điều chỉnh sợi lên xuống để đưa thoi vào dệt sợi ngang.
    6. Thanh ngáng sợi: Một thanh gỗ to bề ngang khoảng 10cm, để ngang giữa 2 làn sợi dọc cho cao lên để đưa thoi qua dễ dàng.

    Dệt bằng khung cửi

    Dệt bằng khung cửi

  16. Duy Xuyên
    Tên một huyện nằm phía Bắc tỉnh Quảng Nam, có truyền thống hiếu học. Nơi đây có hai thắng tích nổi tiếng là thánh địa Mỹ Sơn và thành cổ Trà Kiệu.

    Thánh địa Mỹ Sơn

    Thánh địa Mỹ Sơn

  17. Đi xe cố vấn, mặc áo chuyên gia, ăn uống qua loa, ấy là cán bộ
    Mô tả hài hước cán bộ cấp thấp ("cán bộ quèn") thời bao cấp. "Xe cố vấn" tức là xe đạp vỡ, gãy, phải vấn (quấn) lại. Áo "chuyên gia" nghĩa là áo rách hở cả da thịt.
  18. Dùi đục
    Còn gọi là đục, dụng cụ gồm một thanh thép có chuôi cầm, đầu có lưỡi sắc, dùng để tạo những chỗ lõm hoặc những lỗ trên các vật rắn như gỗ, đá, kim loại.

    Sử dụng dùi đục

    Sử dụng dùi đục

  19. Nhà quăng dùi đục không mắc
    Nhà nghèo, trống trải, không có đồ đạc của nả gì.
  20. Mắc
    Bận làm một việc gì đó (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
  21. Tằm
    Còn gọi là tằm tơ, ấu trùng của loài bướm tằm. Tằm ăn lá dâu tằm và nhả tơ thành kén. Tằm đã sẵn sàng nhả tơ được gọi là tằm chín, có màu vàng óng hoặc đỏ nâu bóng, trong suốt. Tơ tằm dùng để dệt lụa và có giá trị kinh tế cao.

    Tằm đang ăn lá dâu

    Tằm đang ăn lá dâu

    Kén tằm

    Kén tằm

  22. Đâu, nào (phương ngữ Trung Bộ).
  23. Mắc tuổi
    Không hợp tuổi. Theo tín ngưỡng dân gian, trai gái cưới nhau phải hợp tuổi thì mới sống hạnh phúc, còn ngược lại (khắc tuổi, mắc tuổi) thì vợ chồng sau này dễ có bất hòa, thậm chí gặp nhiều xui rủi.
  24. Tháng mười một.
  25. Mần
    Làm (phương ngữ Trung và Nam Bộ). Như mần ăn, mần việc, đi mần...
  26. Ăn ở trần, mần mặc áo
    Lúc ăn thì cởi trần ra mà ăn cho khoẻ, đến khi làm thì làm (mần) thì (cứ như) vướng víu quần áo. Câu này hàm ý chê những người lười biếng, làm ít ăn nhiều.
  27. Bồ
    Đồ cỡ lớn đựng thóc lúa, thường đan bằng tre.

    Bồ và cối xay thóc

    Bồ và cối xay thóc

  28. Dao bầu
    Loại dao to, mũi nhọn, phần giữa phình ra, thường dùng để chọc tiết lợn, trâu bò.

    Dao bầu

    Dao bầu

  29. Mắm tôm
    Một loại mắm ở miền Bắc, được làm chủ yếu từ tôm hoặc moi (một loại tôm nhỏ) và muối ăn, qua quá trình lên men tạo mùi vị và màu sắc rất đặc trưng. Mắm tôm thường có ba dạng: đặc, sệt và lỏng. Ba dạng này chỉ khác nhau ở tỉ lệ muối và quá trình phơi nắng. Trước khi sử dụng, mắm tôm thường được pha với chanh và ớt.

    Mắm tôm đã pha

    Mắm tôm đã pha

  30. Rau húng
    Tên chung cho một số loài rau thuộc họ Bac Hà. Rau húng có nhiều loài, tên gọi mỗi loài thường chỉ mùi đặc trưng hay cách sinh trưởng của cây như húng quế (miền Nam gọi là rau quế) có mùi quế, húng chanh (miền Nam gọi là rau tần dày lá) có mùi tương tự chanh, húng lủi vì cây rau bò sát mặt đất... Ở miền Trung và miền Nam, một số loài húng được gọi tên là é. Rau húng là gia vị đặc sắc và không thể thiếu trong các món ăn dân gian như nộm, dồi, lòng lợn, tiết canh, thịt vịt, phở, bún... Tinh dầu trong lá và ngọn có hoa của một số loại húng được có tác dụng chữa bệnh (ví dụ húng chanh trị ho) hoặc dùng làm nguyên liệu sản xuất hương phẩm. Ở miền Nam, người ta lấy hạt húng quế (hạt é) làm nước uống giải nhiệt.

    Làng Láng thuộc Thăng Long xưa là nơi nổi tiếng với nghề trồng rau húng lủi, gọi là húng Láng.

    Rau húng

    Húng lủi (húng Láng)

  31. Rau răm
    Một loại cây nhỏ, lá có vị cay nồng, được trồng làm gia vị hoặc để ăn kèm.

    Rau răm

    Rau răm

  32. Chợ Giang Đình
    Trước đây có tên là chợ Văn, ngôi chợ nằm trên bến Giang Đình, nay thuộc thị trấn Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh. Sau này chợ được chuyển xuống phía dưới cửa sông Tân Quyết đổ ra sông Lam, cách đó khoảng 500m, và được xây lại.
  33. Khôn như tinh đến Giang Đình cũng mắc
    Chợ Giang Đình có tiếng là có nhiều người buôn bán lọc lõi.
  34. Vĩnh Trường
    Địa danh xưa là một xã thuộc huyện Mỹ Lộc, tỉnh Nam Định.
  35. Bánh cuốn
    Loại bánh làm từ bột gạo hấp tráng mỏng, ăn khi còn ướt, bên trong cuốn nhân (bánh không có nhân ở miền Nam gọi là bánh ướt). Bánh thường ăn với một loại nước chấm pha nhạt từ nước mắm và nếu là bánh cuốn truyền thống thì không thể thiếu tinh dầu cà cuống pha trong nước chấm, khi ăn thường kèm thêm giò, chả lụa, hay chả quế. Bánh cuốn Thanh Trì có lẽ là nổi tiếng nhất, không chỉ ở Hà Nội mà còn trên cả nước.

    Bánh cuốn Thanh Trì

    Bánh cuốn Thanh Trì

  36. Làng Kênh
    Một làng nay là đường Bái, phường Lộc Vượng, thành phố Nam Định . Làng có nghề truyền thống là làm bánh cuốn. Bánh cuốn làng Kênh ngon nổi tiếng, xưa dùng để tiến vua, ngày nay vẫn là đặc sản của Nam Định.

    Bánh cuốn làng Kênh

    Bánh cuốn làng Kênh

    Xem thêm: Bánh cuốn làng Kênh: Tinh hoa ẩm thực thành Nam.

  37. Tức Mặc
    Tên một làng xưa thuộc tổng Đông Mặc, huyện Mỹ Lộc, tỉnh Nam Định, nay thuộc phường Lộc Vượng, thành phố Nam Định. Đây là nơi phát tích nhà Trần trong lịch sử Việt Nam, hiện nay vẫn còn các di tích từ thời nhà Trần như đền Trần và chùa Phổ Minh. Hằng năm, làng Tức Mặc tổ chức hội đền Trần từ ngày 15 đến 20 tháng 8 âm lịch.

    Đền Trần, thờ thủy tổ và 14 đời vua triều Trần.

    Đền Trần, thờ thủy tổ và 14 đời vua triều Trần.

  38. Thượng Lỗi
    Địa danh xưa thuộc huyện Mỹ Lộc, tỉnh Nam Định, nay thuộc địa phận phường Lộc Vượng, thành phố Nam Định.
  39. Đàng Trong
    Cũng gọi là Nam Hà, một khái niệm bắt nguồn từ thời Trịnh-Nguyễn phân tranh vào thế kỷ 17, chỉ phần lãnh thổ Đại Việt từ sông Gianh trở vào Nam, do chúa Nguyễn kiểm soát. Đàng Trong chấm dứt sự tồn tại của nó trong lịch sử từ năm 1786, khi phong trào Tây Sơn lật đổ chế độ Vua Lê-Chúa Trịnh.

    Xứ Đàng Trong (Cochinchine) với quần đảo Hoàng Sa (Isles Pracel), trong bản đồ của Joachim Ottens, năm 1710

    Xứ Đàng Trong (Cochinchine) với quần đảo Hoàng Sa (Isles Pracel), trong bản đồ của Joachim Ottens, năm 1710

  40. Khảo đao
    Chú thích này đang để ngỏ. Nếu bạn có thông tin về Khảo đao, hãy đóng góp cho chúng tôi.
  41. Công đường
    Nơi quan trường dưới chế độ phong kiến. Người Nam Bộ cũng gọi chữ này là công đàng.