Trông sao, sao sáng cả trời
Trông anh, anh đã đến chơi em mừng
Tìm kiếm "mùng"
-
-
Ớ con kia mày đừng chót mỏ nói rân
-
Gặp đời hải yến hà thanh
Gặp đời hải yến hà thanh,
Bốn dân trăm họ an lành ấm no.
Nay mừng điển hội cầu nho,
Văn nhân sĩ tử phải lo học hành,
Làm sao cho được công danh,
Bõ công bác mẹ sinh thành ra thân.
Lại bàn đến việc nông dân,
Cày mây cuốc gió, chuyên cần công phu.
Đêm thời cổ phúc nhi du,
Ngày thời kích nhưỡng khang cù vô ngu. -
Nước giữa dòng khi trong, khi đục
Nước giữa dòng khi trong, khi đục
Người ở đời khi nhục khi vinh
Anh thấy em ít nói hiền lành
Anh mừng thầm trong bụng, muốn chung tình với em -
Từ ngày gặp gỡ giữa đường
Từ ngày gặp gỡ giữa đường
Những lời bạn nói nhớ thương vô chừng
Tưởng là thành cơm thành cháo, tôi bỏ bụng mừng
Hay đâu cá bể chim rừng vội bay -
Đừng có chêm nước mắm ớt
-
Ngó lên trời, trời đà về tối
-
Vè nói ngược
-
Anh quen em từ thuở đón bò
Anh quen em từ thuở đón bò
Bẻ cây, góp lá tại gò bên sông
Ngày nay em đã có chồng
Mời anh uống chén rượu nồng mừng em -
Này đây chính gạo tám xoan
-
Nhớ cơn chung chiếu chung giường
Nhớ cơn chung chiếu chung giường
Nhớ cơn chung lược, chung gương, chung phòng
Nhớ cơn chung gối, chung mùng
Loan ôm lấy phượng, phượng bồng lấy loan
Nhớ cơn nguyệt đổi sao tàn
Cùng nhau thu cúc xuân lan sánh bày
Liễu đông sánh với đào tây
Nước non chỉ nguyện rồng mây đá vàng … -
Da em mát lạnh miệng em tròn
-
Tay anh cầm gói mứt, tay anh xách bình tích trà
-
Mồng một chơi cửa, chơi nhà
-
Một mẹ sinh đặng ngàn con
-
Vè con chuột
-
Ra đi cầm quạt che trăng
-
Anh nay đương lúc còn trai
-
Thân anh tỉ như cánh buồm treo trước gió
-
Nhất hào
Chú thích
-
- Nói rân
- Nói nhiều, nói liên hồi.
-
- Hải yến hà thanh
- Biển lặng sông trong, điềm thánh nhân ra đời hoặc chỉ thời thái bình thịnh trị.
-
- Bốn dân
- Thời xưa, dân chia ra làm bốn hạng chính, gồm có: sĩ (người đi học hay làm quan), nông (người làm ruộng), công (người làm thợ), cổ (người buôn bán).
-
- Trăm họ
- Chỉ tất cả người dân trong nước, ngoại trừ dòng họ của nhà vua. "Trăm" là một con số mang tính biểu tượng chỉ sự đông đảo. Thật ra ở Trung Hoa có đến hàng nghìn họ; số họ của người Việt (Kinh) cũng lên đến vài trăm.
-
- Điển hội cầu nho
- Chỉ những kì thi Nho học được triều đình tổ chức để tuyển chọn người tài giỏi, có học thức ra làm quan.
-
- Văn nhân
- Người viết văn hoặc có kiến thức về văn học; người trí thức.
Trông chừng thấy một văn nhân,
Lỏng buông tay khấu bước lần dặm băng.
(Truyện Kiều)
-
- Bõ công
- Đáng công.
-
- Bác mẹ
- Cha mẹ (từ cổ).
-
- Cổ phúc nhi du
- Vỗ bụng mà rong chơi. Chỉ cảnh thái bình chất phác thời thượng cổ. Chữ trong Nam Hoa Kinh, thiên Mã Đề: "Thời vua Hách Tư, dân sống không biết làm gì, đi không biết đến đâu, (hễ cứ) ngậm cơm thì vui vẻ, (ăn xong thì) vỗ bụng mà rong chơi."
-
- Kích nhưỡng khang cù
- Kích nhưỡng và Khang cù là tên hai bài ca dao thời vua Nghiêu bên Trung Hoa. Kích nhưỡng khang cù chỉ cảnh thiên hạ thái bình, nhân dân vui chơi ca hát.
-
- Vô ngu
- Không lo lắng.
-
- Nghinh tân yếm cựu
- Đón mới, bỏ cũ.
-
- Đà
- Đã (từ cổ, phương ngữ).
-
- Lờ
- Dụng cụ đánh bắt cá đồng làm bằng nan tre. Hình dạng của lờ giống như một cái lồng, ở một đầu có chế tạo một miệng tròn gọi là miệng hom sao cho cá chỉ có thể từ ngoài chui vào lờ thông qua miệng hom mà không thể chui ra. Khi đặt lờ thường người đặt thả mồi vào trong để dụ cá bơi vào.
Lờ có nhiều loại: Loại đại dài từ 0,5 đến 1 m, gọi là “lờ bầu”, thả chỗ nước sâu như sông, hồ để bắt cá diếc, sảnh, dầy. Loại tiểu gọi là “lờ đồng”, thả nơi nước cạn như ao, đìa, ruộng bắt cá trê, rô, sặc, mương, nhét…
-
- Bửa củi
- Bổ củi, chẻ củi (phương ngữ Trung Bộ).
-
- Nước ròng
- Mực nước thấp nhất khi thủy triều xuống. Ngược lại với nước ròng là nước lớn, mực nước khi triều lên cao nhất.
-
- Nước lớn
- Nước dâng cao khi thủy triều lên, hoặc khi sắp có lụt lội. Ngược lại với nước lớn là nước ròng.
-
- Gạo tám xoan
- Cũng gọi là gạo tám thơm, loại gạo hạt nhỏ và dài, khi nấu thành cơm thì dẻo và thơm đặc biệt.
-
- Thiềng
- Thành (cách phát âm của một số vùng Trung và Nam Bộ).
-
- Kiên
- Bền, chắc, làm cho bền chắc.
-
- Yến ẩm
- Tiệc rượu (từ Hán Việt).
-
- Chầy
- Trễ, chậm (từ cổ). Trong ca dao ta cũng thường gặp cụm từ "canh chầy," nghĩa là canh khuya, đêm khuya.
-
- Loan
- Theo một số điển tích thì phượng hoàng là tên chung của một loại linh vật: loan là con mái, phượng là con trống. Cũng có cách giải nghĩa khác về loan, mô tả loan là một loài chim giống với phượng hoàng. Trong văn thơ cổ, loan và phụng thường được dùng để chỉ đôi vợ chồng hoặc tình cảm vợ chồng (đèn loan, phòng loan...)
Nào người phượng chạ loan chung,
Nào người tiếc lục tham hồng là ai
(Truyện Kiều)
-
- Nguyệt
- Mặt trăng (từ Hán Việt).
-
- Rồng mây
- Còn nói hội rồng mây, hội long vân, chỉ việc gặp thời cơ tốt, công danh hiển đạt, nguyên từ một câu trong Kinh Dịch "Vân tùng long, phong tùng hổ" (mây theo rồng, gió theo hổ), ý nói những vật cùng khí loại thường cảm ứng mà tìm đến nhau. Trong ca dao Nam Bộ, rồng mây lại biểu trưng cho sự hòa hợp gắn bó giữa đôi lứa trong tình yêu.
-
- Đá vàng
- Cũng nói là vàng đá, lấy ý từ từ Hán Việt kim thạch. Kim là kim khí để đúc chuông, đỉnh. Thạch là đá. Ngày trước, những lời vua chúa hoặc công đức của nhân vật quan trọng được khắc ghi trên bia đá hay chuông, đỉnh đồng để lưu truyền mãi mãi. Đá vàng vì thế chỉ sự chung thủy son sắt, hoặc sự lưu truyền tên tuổi mãi mãi về sau.
-
- Công hầu
- Công và hầu, nghĩa gốc là hai chức lớn trong triều đình phong kiến, nghĩa rộng là chức tước, đỗ đạt.
Ai công hầu, ai khanh tướng, trong trần ai ai dễ biết ai
Thế Chiến Quốc, thế Xuân Thu, gặp thời thế thế thời phải thế
(Đôi câu đối của Đặng Trần Thường và Ngô Thì Nhậm)
-
- Khanh tướng
- Khanh và tướng, hai chức lớn trong triều đình phong kiến, nghĩa rộng là chức tước, đỗ đạt.
Ai công hầu, ai khanh tướng, trong trần ai ai dễ biết ai
Thế Chiến Quốc, thế Xuân Thu, gặp thời thế thế thời phải thế
(Đôi câu đối của Đặng Trần Thường và Ngô Thì Nhậm)
-
- Bình tích
- Tên gọi ở một số vùng miền Trung và miền Nam của bình thủy, một đồ vật đựng nước và giữ nhiệt.
-
- Đàng
- Đường, hướng (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
-
- Chợ Quả Linh
- Một chợ nổi tiếng ở Nam Định xưa.
-
- Chợ Trình
- Một cái chợ nổi tiếng ở Nam Định xưa.
-
- Chợ Viềng
- Một phiên chợ Tết đặc biệt của Nam Định xưa. Tương truyền ngày xưa ở Nam Định có đến 3, 4 chợ cùng mang tên chợ Viềng. Chợ Viềng chính nằm ở xã Kim Thái, huyện Vụ Bản, họp vào ngày 8 tháng Giêng. Dân vùng này tin rằng buôn bán vào ngày này sẽ gặp may mắn quanh năm. Do đó, nếu gặp những ngày có mưa gió, lại gặp đò ngang cách trở, dân buôn tự động họp chợ ở một nơi nào đó để buôn bán gọi là “lấy ngày”, cầu may cho cả năm, thế là một phiên chợ Viềng mới được thành hình.
-
- Đặng
- Được, để, nhằm (từ cũ, phương ngữ).
-
- Chợ phiên Cam Lộ
- Gọi tắt là chợ Phiên, một phiên chợ ở thị trấn Cam Lộ, Quảng Trị. Trước đây, chợ phiên Cam Lộ được xem là một trung tâm thương nghiệp lớn có tiếng ở Quảng Trị, nhóm họp cách 5 ngày, vào các ngày mồng 3, 8, 13, 18, 23, 28 âm lịch hàng tháng. Theo hồi ức của một số bô lão ở làng Cam Lộ, chợ đã được dời qua nhiều địa điểm khác nhau: trước thế kỷ 19, chợ nhóm họp ở Tân Tường (km 15 của Đường 9), về sau chuyển về Bến Đuồi, bên bờ sông Hiếu. Từ khi được chuyển về Bến Đuồi, chợ được mở mang, xưng danh là Tiểu Trường An. Chợ là nơi quy tụ hàng hóa, đặc sản từ khắp các nơi: Huế, Quảng Bình, Lào... Thậm chí thuyền buôn của Nhật, Trung Quốc, Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha... vào Cửa Việt cũng đến đây giao thương.
-
- Đuột
- Thẳng cứng.
-
- Mần răng
- Làm sao (phương ngữ Trung Bộ).
-
- Mồ
- Nào (phương ngữ Bắc Trung Bộ).
-
- Nghiên
- Đồ dùng để mài mực hoặc son khi viết chữ Hán hoặc gần đây là thư pháp.
-
- Trạng nguyên
- Danh hiệu của người đỗ cao nhất khoa thi Đình dưới thời phong kiến. Đỗ nhì là Bảng nhãn, đỗ ba là Thám hoa. Các trạng nguyên nổi tiếng nhất trong lịch sử nước ta có thể kể đến: Nguyễn Hiền, Lương Thế Vinh (Trạng Lường), Mạc Đĩnh Chi (Lưỡng quốc Trạng nguyên), Nguyễn Bỉnh Khiêm (Trạng Trình)... Ngoài ra, một số nhân vật trong lịch sử tuy không đạt danh hiệu này nhưng nhờ có tài năng lớn mà cũng được nhân dân tôn làm Trạng (Trạng Ăn Lê Như Hổ, Trạng Bùng Phùng Khắc Khoan, Trạng Quỳnh...)
-
- Tiến sĩ
- Học vị được trao cho những người đỗ tất cả ba kỳ thi: thi Hương, thi Hội và thi Đình, được ghi danh trong khoa bảng (trừ thời nhà Nguyễn, có thêm học vị Phó bảng không phải là tiến sĩ, nhưng cũng được chấm đỗ ba kỳ thi trên). Thời nhà Trần, những người đỗ Tiến sĩ được gọi là Thái học sinh.
-
- Vinh quy
- Trở về một cách vẻ vang (thường nói về người thi đỗ các khoa thi xưa kia). Từ này thường được dùng trong cụm "vinh quy bái tổ" (trở về bái lạy tổ tiên).
Chồng tôi cưỡi ngựa vinh quy
Hai bên có lính hầu đi dẹp đường.
Tôi ra đón tận gốc bàng
Chồng tôi xuống ngựa, cả làng ra xem.
(Thời trước - Nguyễn Bính)
-
- Tỉ như
- Giống như, cũng như (phương ngữ Nam Bộ).
-
- Rày
- Nay, bây giờ (phương ngữ).
-
- Nhơn đạo
- Nhân đạo (phương ngữ Trung và Nam Bộ).