Trầu xanh, cau trắng, chay vàng
Cơi trầu bịt bạc thiếp chàng ăn chung
Trầu xanh, cau trắng, chay hồng
Vôi pha với nghĩa, thuốc nồng với duyên
Tìm kiếm "duyên nợ"
-
-
Anh có thương hay không thì em nỏ biết
-
Có chồng mặc kệ có chồng
-
Ba bốn nơi sang cả phụ mẫu em đành gả
Ba bốn nơi sang cả phụ mẫu em đành gả
Em chắp tay khoan đã, chưa tới căn phần
Phụ mẫu em nói: bất tuân giáo hóa,
Đem treo cây bần cho kiến nó bu.Dị bản
Ba bốn nơi sang cả, phụ mẫu em muốn gả
Em chấp tay: khoan đã, chưa tới duyên phần
Phụ mẫu nói em bất tuân giáo hóa
Em trèo lên cây bần cho kiến nó bu.
-
Đấy với đây chẳng duyên thì nợ
-
Đứng bên ni thấy chiếc thuyền năm ván
Đứng bên ni thấy chiếc thuyền năm ván
Ngó sang bên kia, thấy chiếc quán năm gian
Thuyền năm ván đang đợi người thương nhớ
Quán năm gian đang đợi người nhớ thương
Một em nói rằng thương,
Hai em nói rằng nhớ
Trách ông trời làm lỡ duyên anh
Anh ngồi gốc cây chanh
Anh đứng cội cây dừa
Nước mắt anh nhỏ như mưa
Ướt cái quần cái áo
Cái quần anh vắt chưa ráo
Cái áo anh vắt chưa khô
Thầy mẹ gả bán khi mô
Tiếc công anh lặn suốt giang hồ
Trời cao anh kêu không thấu
Đất rộng anh kêu nọ thông
Những người bòn của bòn công
Nam mô A Di Đà Phật, anh phủi tay không anh về. -
Mối chỉ đỏ xe vòng duyên nợ
-
Còn duyên nón cụ quai tơ
-
Còn duyên nón vải quai tơ
Còn duyên nón vải quai tơ
Hết duyên nón lá quai dừa cũng xong -
Cũng vì duyên nợ ba sinh
-
Đất Lam Kiều ngỡ ngàng khó bước
-
Tay anh cầm chai rượu buồng cau
Tay anh cầm chai rượu buồng cau
Đi ngả đàng sau, thầy mẹ chê khó
Đi đàng cửa ngõ, chú bác chê nghèo
Nhằm chừng duyên nợ cheo leọ
Sóng to thuyền nặng không biết chống chèo có qua khôngDị bản
-
Chẳng qua duyên nợ ba sinh
-
Liệu bề duyên nợ rã rời
-
Cho hay duyên nợ bởi trời
-
Ngỡ rằng duyên nợ đấy đây
Ngỡ rằng duyên nợ đấy đây
Nào hay duyên nợ lá lay phũ phàng -
Lênh đênh duyên nổi phận bèo
Lênh đênh duyên nổi phận bèo
Tránh sao cho khỏi nước triều đầy vơi -
Phải chi cao đất thấp trời
Phải chi cao đất thấp trời
Hỏi thăm duyên nợ đổi dời thế nao -
Chuyến này anh chở cát
Chuyến này anh chở cát
Chuyến khác anh chở vôi
Anh làm sao cho duyên nợ lôi thôi, nay đổi mai dời
Liệu bề anh có thương đặng trọn đời anh hãy thươngDị bản
Chuyến này anh chở cát
Chuyến khác anh chở khoai
Duyên nợ của ai, anh trả lại cho ai
Biển rộng sông dài hai ngã biệt li
-
Em tiếc công anh đi lên đi xuống mòn đàng đứt nhợ
Chú thích
-
- Trầu
- Còn gọi là trầu không, một loại dây leo dùng làm gia vị hoặc làm thuốc. Lá trầu được nhai cùng với vôi tôi hay vôi sống và quả cau, tạo nên một miếng trầu. Ở nước ta có hai loại trầu chính là trầu mỡ và trầu quế. Lá trầu mỡ to bản, dễ trồng. Trầu quế có vị cay, lá nhỏ được ưa chuộng hơn trong tục ăn trầu.
Người xưa có phong tục mời ăn trầu khi gặp nhau. Trầu cau tượng trưng cho tình yêu đôi lứa, vợ chồng, nên là một lễ vật không thể thiếu trong các dịp cưới hỏi.
Nghe nghệ sĩ nhân dân Thu Hiền hát bài Hoa cau vườn trầu.
-
- Cau
- Loại cây nhiều đốt, thân nhỏ và cao vút, có quả dùng để ăn với trầu.
-
- Chay
- Một loại cây to cùng họ với mít, được trồng ở nhiều nơi, đặc biệt là các vùng rừng núi miền Trung. Quả chay có múi, khi chín có màu vàng ươm, ruột màu đỏ, vị chua, có thể ăn tươi hoặc dùng kho với cá, cua. Vỏ hoặc rễ cây dùng để ăn trầu hoặc làm thuốc nhuộm.
-
- Cơi trầu
- Một đồ dùng thường làm bằng gỗ, phủ sơn, trông như một cái khay tròn có nắp đậy, dùng để đựng trầu. Tục xưa khi khách đến nhà, chủ thường mang cơi trầu ra mời khách ăn trầu.
-
- Nỏ
- Không, chẳng (phương ngữ Trung Bộ).
-
- Ngãi
- Nghĩa, tình nghĩa (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
-
- Phụ mẫu
- Cha mẹ (từ Hán Việt).
-
- Căn phần
- Căn duyên, số kiếp (từ Hán Việt).
-
- Bất tuân giáo hóa
- Không nghe lời dạy bảo.
-
- Bần
- Còn gọi là cây thủy liễu, loài cây gặp nhiều ở các vùng ngập mặn Nam Bộ. Gỗ bần chủ yếu dùng làm chất đốt, còn trái bần có vị chua, chát với mùi thơm đặc trưng được chế biến thành nhiều món ăn đặc sản của Nam Bộ như mắm bần, lẩu cá nấu bần, mứt bần, kẹo bần...
-
- Tơ hồng
- Xem chú thích Nguyệt Lão.
-
- Quỳnh tương
- Lấy từ Quỳnh tương ngọc dịch. Quỳnh là ngọc đẹp, còn tương và dịch là cách gọi chất lỏng. Thành ngữ này có nghĩa là "rượu làm bằng ngọc đẹp." Người xưa cho rằng rượu làm từ ngọc ra mà uống thì có thể thành tiên. Quỳnh tương vì thế chỉ loại rượu rất quý.
Cũng có lúc rượu ngon cùng nhắp
Chén quỳnh tương ăm ắp bầu xuân
(Khóc Dương Khuê - Nguyễn Khuyến)
-
- Mô
- Đâu, nào (phương ngữ Trung Bộ).
-
- Giang hồ
- Từ hai chữ Tam giang (ba dòng sông: Kinh Giang thuộc Hồ Bắc, Tùng Giang thuộc Giang Tô, Chiết Giang thuộc tỉnh Chiết Giang) và Ngũ hồ (năm cái hồ: Bà Dương Hồ thuộc Giang Tây, Thanh Thảo Hồ và Động Đình Hồ thuộc Hồ Nam, Đan Dương Hồ và Thái Hồ thuộc Giang Tô) đều là các địa danh được nhiều người đến ngao du, ngoạn cảnh ở Trung Hoa ngày xưa. Từ giang hồ vì thế chỉ những người sống phóng khoáng, hay đi đây đi đó, không nhà cửa. Nếu dùng cho phụ nữ, từ này lại mang nghĩa là trăng hoa, không đứng đắn.
Giang hồ tay nải cầm chưa chắc
Hình như ta mới khóc hôm qua
Giang hồ ta chỉ giang hồ vặt
Nghe tiếng cơm sôi cũng nhớ nhà.
(Giang hồ - Phạm Hữu Quang)
-
- Nam mô A Di Đà Phật
- Câu niệm danh hiệu của Phật A Di Đà, một phép tu hành được sử dụng trong Phật giáo Đại Thừa, đặc biệt là Tịnh Độ Tông.
-
- Nguyệt Lão
- Đời nhà Đường, có một người tên là Vi Cố đi kén vợ, gặp một ông cụ ngồi dựa túi xem sách dưới bóng trăng. Anh ta hỏi, thì ông cụ bảo sách ấy chép tên những người lấy nhau và túi ấy đựng những sợi chỉ hồng (xích thằng) để buộc chân hai người phải lấy nhau, không sao gỡ ra được nữa. Anh ta hỏi phải lấy ai, thì ông cụ chỉ một đứa bé lên ba tuổi ở trong tay một người đàn bà chột mắt đem rau ra bán ở chợ mà bảo đó là vợ Vi Cố. Vi Cố giận, sai người đâm con bé ấy, nhưng nó chỉ bị thương. Mười bốn năm sau, quả nhiên Vi Cố lấy người con gái ấy. Chữ "nguyệt lão" chúng ta thường dịch nôm na là "trăng già." Hai chữ "Ông Tơ" và "Bà Nguyệt" cũng bởi tích ấy mà ra, dùng chỉ vị thần lo chuyện kết nhân duyên. Mối nhân duyên cũng do thế mà thường được gọi là "mối tơ." Xem thêm: Hình tượng Ông Tơ Bà Nguyệt trong văn hóa dân gian.
-
- Duyên nợ
- Theo giáo lí nhân quả của nhà Phật, hai người gặp nhau được là nhờ duyên (nhân duyên), và nên nghĩa vợ chồng để trả nợ từ kiếp trước.
-
- Thỏ ngọc
- Theo thần thoại Trung Quốc, trên cung trăng có con thỏ ngọc, vì vậy mặt trăng cũng được gọi là ngọc thỏ 玉兔.
-
- Đoài
- Phía Tây.
-
- Nón cụ
- Loại nón quai thao dùng cho cô dâu đội ngày trước.
-
- Ba sinh
- Ba kiếp người: kiếp trước, kiếp này và kiếp sau, theo thuyết luân hồi của Phật giáo. Văn học cổ thường dùng chữ "nghĩa ba sinh" hoặc "nguyện ước ba sinh" để nói về sự gắn kết nam nữ.
Ví chăng duyên nợ ba sinh,
Làm chi những thói khuynh thành trêu ngươi?
(Truyện Kiều)
-
- Hát huê tình
- Hay hát hoa tình, cũng gọi hát đối, hát giao duyên, hát ghẹo, lối hát mang âm hưởng hát ru pha với điệu hò, thường có đệm thêm những câu "em ôi," "bớ anh ơi," hay "này bạn mình ơi" v.v. Hát huê tình có nội dung chủ yếu là lời tán tỉnh, trêu ghẹo, ướm tình ý giữa đôi trai gái với nhau.
-
- Lam Kiều
- Cầu Lam. Tên một chiếc cầu thuộc huyện Lam Điền, tỉnh Thiểm Tây, Trung Quốc. Điển tích truyền lại rằng Bùi Hàng, người đời Đường, một hôm gặp nàng Vân Tiên và được nàng tặng một bài thơ có ý nhắc đến Lam Kiều là nơi động tiên. Bùi Hàng tìm đến nơi ấy, gặp một giai nhân tên Vân Anh. Hai người kết duyên và cùng lên cõi tiên. Ngày cưới, Bùi Hàng mới biết người đã tặng mình bài thơ kia chính là chị của Vân Anh. Do điển này, Lam Kiều được dùng để chỉ nơi người đẹp ở, hoặc nơi trai gái gặp gỡ và nên duyên vợ chồng.
-
- Đào nguyên
- Nguồn đào, chỉ cõi tiên trong tác phẩm Đào hoa nguyên kí của Đào Tiềm, nhà thơ lớn đời Đông Tấn, Trung Quốc. Tóm tắt tác phẩm như sau: Vào khoảng triều Thái Nguyên đời Tấn, có một người đánh cá ở Vũ Lăng một hôm bơi thuyền thấy một đóa hoa đào trôi từ khe núi. Ông bèn chèo thuyền dọc theo khe núi, đi mãi rồi đến một thôn xóm dân cư đông đúc, đời sống thanh bình. Người đánh cá hỏi chuyện mới biết tổ tiên của họ vốn người nước Tần, nhưng do không chịu được chế độ hà khắc của Tần Thủy Hoàng nên bỏ lên sống ở đó, cách biệt hẳn với thế giới bên ngoài. Ở lại mấy ngày, rồi người ngư phủ tạm biệt ra về. Sau một thời gian, ông quay lại tìm chốn đào nguyên nhưng không thấy nữa.
Đào nguyên cũng gọi là động đào.
-
- Đàng
- Đường, hướng (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
-
- Nậy
- Lớn (phương ngữ Nghệ Tĩnh).
-
- Trần
- Bụi (từ Hán Việt), chỉ cõi đời nơi con người sinh sống.
-
- Sông Cái Lớn
- Tên một con sông lớn ở tỉnh Kiên Giang. Sông bắt nguồn rạch Cái Lớn, huyện Long Mỹ, tỉnh Hậu Giang, dòng chảy rộng dần vào Kiên Giang tại địa phận xã Vĩnh Thắng, huyện Gò Quao. Từ đây sông chảy theo hướng tây-bắc đổ ra vịnh Rạch Giá tại thành phố Rạch Giá.
-
- Khắc
- Đơn vị tính thời gian ban ngày thời xưa. Người xưa chia ban ngày ra thành sáu khắc (đêm năm canh, ngày sáu khắc). Theo Lý Thái Thuận, khắc một là giờ Mão/Mạo (5h-7h), khắc hai là giờ Thìn (7h-9h), khắc ba là giờ Tị (9h-11h), khắc tư là giờ Ngọ (11h-13h), khắc năm là giờ Mùi (13-15h), khắc sáu là giờ Thân (15-17h). Theo đó, giờ Dậu (17-19h) không thuộc về ngày cũng như đêm. Xem thêm chú thích Canh.
-
- Sam
- Một sinh vật biển thuộc bộ giáp xác. Sam thường đi thành cặp ở dưới nước, lúc nào con sam đực cũng ôm lấy con sam cái, gọi là đôi sam. Dân gian ta có thành ngữ "thương như sam" hoặc "dính như sam."
-
- Đặng
- Được, để, nhằm (từ cũ, phương ngữ).
-
- Nhợ
- Cũng gọi là rợ, dây thừng nhỏ làm bằng gai hoặc xơ dừa, dùng để trói, buộc hoặc làm dây câu.