Trăng lên trăng sáng bờ thềm
Uốn tay cho mềm dệt lụa cho anh
Quần áo anh, em may em cắt
Em nhuộm vàng thắm sắc hoa vông
Bên kia sông, nhớ em không?
Tìm kiếm "cát lầm"
-
-
Lác đác lộc cơi
Lác đác lộc cơi
Đôi dân nước nghĩa hồ vơi lại đầy
Tháng giêng năm nay, ngoài em mở tiệc
Cắt đôi mối việc vào mời trong anh
Dân anh ở xa, mời anh ra trước
Việc đồng cùng rước chỉ có đôi chân
Cắt bốn trai tân để vào chân kiệu
Ba hồi trống giục, kiệu cất lên vai
Chân đi hàng hai, chân rùm chân bước
Ba hồi trống trước, chân bước cho mau
Tâm tình anh trước em sau -
Con chim chích choè
Con chim chích chòe
Mày ngồi đầu hè
Mày nhá gạo rang
Bảo mày vào làng
Mày kêu gai góc
Bảo mày gánh thóc
Mày kêu đau vai
Bảo mày ăn khoai
Mày kêu khoai ngứa … -
Phù Mỹ, Phù Cát cho chí Bình Khê
-
Mâm đồng chùi sáng để trên ván thấy hình
-
Nghe tin lệnh rút ra Hàn
Nghe tin lệnh rút ra Hàn
Thiếp gửi cho chàng một cục đường rim
Một tiềm đường cát
Một bát thuốc khô
Một tờ giấy quyến
Một liễn trầu nguồn
Một buồng cau lửa
Một chục mực nang
Thiếp gửi cho chàng năm quan phí lộ
Một chục giạ đỗ
Bốn giạ mè đen
Một hũ đường phèn
Để chàng ăn cháo
Một ngày là đạo
Bốn nghĩa tình thâm
Chàng có ra đi đặng chữ sắt cầm
Chàng ơi cũng nhớ tình thâm nghĩa dày. -
Ngó lên chùa Cát cao lầu
-
No gì mà no
Dị bản
-
Tháng sáu hội Gai, tháng hai hội Mía
-
Nhứt thương, nhị nhớ, tam sầu
-
Quản bao thân mỗ dãi dầu
Dị bản
Quản bao thân mỗ dãi dầu
Giả như Lưu Bị qua cầu Khổng Minh
-
Cắt dây bầu dây bí, ai nỡ cắt dây chị dây em
Cắt dây bầu dây bí, ai nỡ cắt dây chị dây em
-
Cất bước lên non tìm hòn đá trắng
-
Cắt rạ dùng a, quét nhà dùng chổi
-
Cất đòn gánh địu lên vai
Cất đòn gánh địu lên vai
Hỏi thăm đòn gánh thương ai mà oằn -
Cất mái chèo loan em nhìn chàng rơi lụy
-
Cất lên một tiếng la đà
Cất lên một tiếng la đà
Cho chim nhớ tổ, cho gà nhớ con
Cất lên một tiếng linh đình
Cho loan nhớ phượng, cho mình nhớ taDị bản
Cất lên một tiếng la đà
Cho chim nhớ tổ, cho ta nhớ mình
-
Cất tiếng kêu lão thợ hàn
Cất tiếng kêu lão thợ hàn
Thuyền em chảy nước có hàn được không? -
Cất tiếng kêu cô mĩ nữ
-
Cắt cổ còn hơn đổ rượu
Cắt cổ còn hơn đổ rượu
Chú thích
-
- Vông nem
- Còn gọi là cây vông, một loại cây thân có thể cao đến mười mét, có nhiều gai ngắn. Lá vông thường được dùng để gói nem hoặc để làm thuốc chữa bệnh trĩ, mất ngủ…
-
- Cơi
- Một loại cây có lá nhỏ dài, dùng để nhuộm vải thành màu vàng lục sẫm hoặc để đánh bả cá. Theo Văn học dân gian (NXB Văn Học, 1977): Loại cây này ở xã Hùng Nhĩ, dọc bờ suối và bờ sông Bứa thấy mọc rất nhiều.
-
- Nước nghĩa
- Tục lệ kết nghĩa giữa hai làng với nhau. Đây là phong tục từ xưa của hai dân tộc Việt-Mường tại làng Hùng Nhĩ, tỉnh Phú Thọ.
-
- Cắt đôi mối việc
- Cử một hay hai người thay mặt mình.
-
- Chân kiệu
- Người khiêng kiệu.
-
- Chích chòe
- Tên chung của một số loài chim nhỏ, đuôi dài, ăn sâu bọ. Các loại chính chòe thường gặp là chích chòe than (lông màu đen, có đốm trắng), chích chòe lửa (có bụng màu gạch đỏ như lửa), chích chòe đất... Hiện nay chích chòe thường được nuôi làm cảnh.
-
- Phù Cát
- Một huyện miền biển thuộc tỉnh Bình Định. Huyện có nhiều cảnh đẹp như bãi biển Cát Tiến, Đề Gi, suối nước nóng Hội Vân chùa Ông Núi... nổi tiếng nhất có lẽ là hòn Vọng Phu ở Núi Bà. Phù Cát còn có các làng nghề truyền thống như: đan lát Trung Chánh, gạch ngói Gia Thạnh, làng muối Đức Phổ, nước mắm cá cơm Đề Gi, đá mĩ nghệ Cát Tường...
-
- Chí
- Đến, kéo dài cho đến (từ Hán Việt).
-
- Bình Khê
- Tên cũ của huyện Tây Sơn, tỉnh Bình Định.
-
- Phản
- Bộ ván dùng để nằm hoặc ngồi như giường, chõng, thường từ 1-3 tấm ván ghép lại, đặt trên một bộ chân vững chãi. Có một số loại phản khác nhau như phản gõ (còn gọi là "bộ gõ" hay "ngựa gõ" là phản làm bằng gỗ gõ), phản vuông (có mặt phản hình vuông), phản giữa, phản chái (do vị trí phản đặt ở trong nhà). Mặt phản không chạm, tiện, chỉ cần cưa, cắt thẳng, bào láng, đánh bóng. Bộ chân đế phản ở các nhà khá giả thì được tiện hình trang trí khá tinh xảo.
Theo tôn ti trật tự ngày xưa, ngồi phản phải xét ngôi thứ, chứ không phải ai muốn ngồi phản nào cũng được. Bậc trưởng thượng thường ngồi giữa phản, vai vế thấp hơn ngồi ở mé bên. Tương tự, chỉ có bậc trưởng thượng mới được ngồi phản giữa, đặt ngay chính giữa nhà. Vai vế thấp hơn phải ngồi phản chái đặt ở gian chái tây hướng ra vườn.
-
- Đà Nẵng
- Tên thành phố thuộc Nam Trung Bộ, trước đây thuộc tỉnh Quảng Nam-Đà Nẵng. Nguồn gốc từ "Đà Nẵng" là biến dạng của từ Chăm cổ Daknan, nghĩa là "vùng nước rộng lớn" hay "sông lớn", "cửa sông cái" vì thành phố nằm bên bờ sông Hàn. Dưới thời nhà Nguyễn, Đà Nẵng có tên là Cửa Hàn, là thương cảng lớn nhất miền Trung. Cuộc xâm lược của Pháp tại Việt Nam khởi đầu chính tại thành phố này.
Hiện nay Đà Nẵng là một thành phố hiện đại, trong lành, có tiềm năng du lịch rất lớn, và được xem là thành phố đáng sống nhất Việt Nam.
-
- Đường thắng
- Cũng gọi là kẹo đắng hoặc nước hàng, ở miền Trung gọi là đường rim, loại đường được tạo thành bằng cách cho đường hoa mơ hoặc đường đỏ được vào nồi, đun cho tan chảy, cho thêm một chút nước đun cho quánh lại. Đường rim có thể được cô thành cục, dùng để kho thịt, cá nhằm tạo màu hoặc làm gia vị.
-
- Tiềm
- Đồ đựng bằng sành sứ giống như cái nồi nhỏ, có nắp, dùng đựng cơm, thức ăn.
-
- Thuốc rê
- Thuốc lá sợi được sản xuất theo lối thủ công, khi hút thường phải tự tay vấn thành điếu. Thuốc rê cũng có thể dùng để nhai. Những người nghiện thuốc ngày trước thường đi đâu cũng mang theo một bọc thuốc rê.
-
- Giấy quyến
- Loại giấy rất mỏng dùng để quấn thuốc lá hút.
-
- Liễn
- Đồ bằng sành hoặc sứ dùng để đựng đồ ăn thức uống, thường có nắp đậy.
-
- Trầu nguồn
- Loại trầu của đồng bào dân tộc trồng trên núi, có lá to, hương đậm.
-
- Mực nang
- Một loại mực có thịt dày, trắng ngần như cơm dừa, vị giòn, ngọt, thơm. Mực nang thường được chế biến thành món mực hấp, xào, nướng... đều rất ngon.
-
- Lộ phí
- Tiền đi đường (từ Hán Việt).
-
- Giạ
- Đồ đong lúa đan bằng tre (có chỗ ghép bằng gỗ), giống cái thúng sâu lòng, thường đựng từ 10 ô trở lại, thường thấy ở miền Trung và Nam (Đại Nam quấc âm tự vị - Huình Tịnh Của). Một giạ ta tùy địa phương lại có giá trị khác nhau, từ 32 cho tới 45 lít, giạ tây (thời Pháp đô hộ) chứa 40 lít. Đến giữa thế kỉ 20 xuất hiện loại giạ thùng được gò bằng tôn, chứa 40 lít.
-
- Đường phèn
- Loại đường làm từ mía (như đường cát bình thường) nhưng công đoạn chế biến phức tạp hơn. Người ta làm đường phèn bằng cách nấu sôi đường cát với trứng gà và nước vôi, hớt bọt rồi thả những cái đũa có buộc các búi chỉ vào, để khô thành những cục đường kết tinh trong suốt gọi là đường phèn. Đường phèn có vị thanh và dịu hơn đường cát. Vì nhìn giống đá băng nên đường phèn còn có tên là băng đường.
-
- Đặng
- Được, để, nhằm (từ cũ, phương ngữ).
-
- Sắt cầm
- Đàn sắt và đàn cầm, hai loại đàn của Trung Quốc. Tương truyền, đàn sắt do vua Phục Hy chế ra vào khoảng gần ba nghìn năm trước công nguyên, còn đàn cầm do vua Thuấn chế ra khoảng một nghìn năm sau đó. Đàn sắt và đàn cầm thường được đánh hòa với nhau, vì vậy chữ sắt cầm, duyên cầm sắt được dùng để chỉ tình cảm vợ chồng.
Chàng dù nghĩ đến tình xa
Đem tình cầm sắt đổi ra cầm kỳ
(Truyện Kiều)
-
- Chùa Bảo Tịnh
- Còn có tên là chùa Bửu Tịnh hay chùa Cát, một ngôi chùa cổ ở phường 2, thành phố Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên, được thiền sư Liễu Quán xây dựng vào cuối thế kỉ 17.
-
- Mo
- Phần vỏ ngoài của hoa dừa hay hoa cau. Khi hoa còn non chưa nở, mo màu xanh, hai cánh dạng thuyền úp lại che chở cho hoa bên trong. Mo tự tách ra khi hoa nở và khô dần đi khi cây đậu quả. Mo cau, mo dừa già sẽ tự rụng xuống hoặc được người trồng giật xuống khi thu hái quả. Mo cau mềm mại, dẻo dai, được dân ta sử dụng để gói giò (chả) và nhất là gói cơm nắm mang theo khi làm đồng làm rẫy. Cơm nắm mo cau là một hình ảnh quen thuộc và thân thương với người nông dân nước ta.
-
- Bồ hòn
- Cây to cùng họ với vải, nhãn, quả tròn, khi chín thì thịt quả mềm như mạch nha. Quả bồ hòn có vị rất đắng, có thể dùng để giặt thay xà phòng.
-
- Đánh đáo
- Một trò chơi dân gian của trẻ em. Để chơi, cần có một ít đồng xu và một "con cái" để đánh. Thông thường con cái này được đúc bằng chì. Khi chơi, người chơi kẻ một vạch trên nền đất, rải các đồng xu lên, rồi đứng xa một khoảng tùy thỏa thuận và ở trước một vạch khác để ném cái vào xu (gọi là đánh). Đây là một trò chơi rất phổ biến ở cả ba miền, nên mỗi miền có thể có cải biến thành luật chơi và cách chơi khác nhau.
-
- Đánh khăng
- Miền Nam gọi là đánh trỏng, một trò chơi dân gian rất phổ biến trước đây. Dụng cụ chỉ gồm hai thanh gỗ hình trụ, gọi là cái và con (có nơi gọi là gà mẹ, gà con). Đánh khăng là trò chơi tập thể, thường được chơi trên bãi đất trống và có nhiều kĩ thuật đánh khác nhau. Đọc thêm.
-
- Đây là lời con trâu trả lời chủ trong chuyện cổ tích Gốc tích cái nốt dưới cổ con trâu
-
- Hội đền Hàn Sơn
- Một lễ hội được tổ chức suốt tháng 6 âm lịch hàng năm tại xã Hà Sơn, huyện Hà Trung, tỉnh Thanh Hóa , nhằm tưởng nhớ tới những người có công khai mở vùng đất Hà Trung, các anh hùng dân tộc và Đức Thánh Mẫu Liễu Hạnh. Hội còn có tên là hội Gai, vì diễn ra đúng vào mùa thu hoạch dứa trong vùng.
-
- Hội đền Phố Cát
- Còn gọi là hội Mía, một lễ hội được tổ chức hằng năm tại Kim Tân (nay thuộc thị trấn Thạch Thành, huyện Thạch Thành, Thanh Hóa). Tương truyền mùa xuân năm 1789, khi chiêu mộ quân sĩ, voi chiến, ngựa chiến ở vùng Tam Điệp - Biện Sơn, Quang Trung đã cùng các tướng sĩ và voi chiến, ngựa chiến thỏa thích ăn mía Kim Tân. Đại phá 29 quân Mãn Thanh thành công, các tướng sĩ đều gọi mía Kim Tân là mía Thuốc, mía Thần. Khi trở lại Thanh Hóa, vua đã có chiếu dụ tổ chức hội Mía.
-
- Lưu Bị
- Vua nhà Thục thời Tam Quốc trong lịch sử Trung Quốc. Ông tự là Huyền Đức, con cháu đời sau của Trung Sơn Tĩnh vương Lưu Thắng, dòng dõi nhà Hán. Theo giai thoại dân gian và trong tiểu thuyết chương hồi Tam Quốc Diễn Nghĩa, ông là người nhân hậu, trọng tình nghĩa, nhất là trong tình cảm anh em kết nghĩa với Quan Vũ và Trương Phi.
-
- Gia Cát Lượng
- Tên chữ là Khổng Minh, biệt hiệu là Ngọa Long (rồng nằm), quân sư của Lưu Bị và thừa tướng của nhà Thục Hán thời Tam Quốc trong lịch sử Trung Hoa. Ông giỏi cầm quân, có tài nội trị, ngoại giao, lại hết lòng trung thành, được đời sau gọi là "vạn đại quân sư" (vị quân sư muôn đời). Ảnh hưởng của Gia Cát Lượng trong dân gian rất lớn - những người có trí tuệ xuất chúng thường được xưng tụng là Khổng Minh tái thế.
-
- Lưu Bị viếng Khổng Minh
- Một tích trong Tam Quốc Diễn Nghĩa. Gia Cát Lượng thuở còn hàn vi ở ẩn trong một cái lều cỏ ở Long Trung. Lưu Bị cùng với hai em kết nghĩa là Quan Vũ và Trương Phi đến lều cỏ để thỉnh cầu ông ra giúp việc nước, nhưng hai lần ông không chịu tiếp mà chỉ ăn ngủ trong lều như thường. Mãi đến lần thứ ba ba người mới gặp được Gia Cát Lượng. Tích này có tên là Tam cố thảo lư (ba lần đến lều cỏ).
-
- Mỗ
- Từ dùng để tự xưng, có thể mang hàm ý trịch thượng ngày trước.
-
- Tử Lộ
- Tự là Trọng Do, một trong những học trò của Khổng Tử, là một người con rất hiếu thảo. Tương truyền thuở thiếu thời, Tử Lộ thường lên rừng cách xa cả trăm dặm đốn củi, sau đó đem bán lấy tiền, mua gạo đội về nuôi cha mẹ. Sau khi cha mẹ mất, ông sang nước Sở, được vua Sở trọng dụng, phong ban tước cao sang, cấp nhiều bổng lộc, nhưng vẫn thường than phiền là không còn cha mẹ để được phụng dưỡng như xưa, để ngày ngày đội gạo, bữa bữa nấu canh rau. Câu nói nổi tiếng "Mộc dục tịnh nhi phong bất đình, tử dục dưỡng nhi thân bất tại" (cây muốn lặng mà gió chẳng ngừng, con muốn nuôi mà cha mẹ không còn sống) là của Tử Lộ.
-
- Nhan Hồi
- Tự là Tử Uyên, nên cũng gọi là Nhan Uyên, học trò giỏi nhất của Khổng Tử. Ông sinh năm 513 trước Công nguyên, người nước Lỗ, thông minh xuất chúng, nhà nghèo nhưng trọng lễ nghĩa, tiết tháo, thường được Khổng Tử khen ngợi và xem là người ý hợp tâm đầu với mình hơn cả. Ông mất năm 482 trước Công nguyên, khi mới 32 tuổi.
-
- Bầu Nhan Uyên
- Bầu nước của Nhan Uyên, tức Nhan Hồi, học trò Khổng Tử. Khổng Tử khen: "Hiền tai Hồi dã! Nhất đan tự, nhất biều ẩm, tại lậu hạng. Nhân bất kham kỳ ưu, Hồi dã bất cải kỳ lạc. Hiền tai hồi dã!" (Hiền thay trò Hồi! Một giỏ cơm, một bầu nước, ở nơi ngõ hẹp. Người ta không chịu nổi ưu phiền đó, còn trò Hồi thì không thay đổi niềm vui ấy. Hiền thay trò Hồi!). Bầu Nhan Uyên vì thế chỉ sự an vui, tự tại bất chấp cảnh nghèo khó.
-
- Câu ca dao thực ra là hai câu 81, 82 trong truyện thơ Lục Vân Tiên:
Quản bao thân trẻ dãi dầu?
Mang đai Tử Lộ, quảy bầu Nhan Uyên.
-
- Phượng hoàng
- Một loài chim trong thần thoại Trung Quốc và các nước chịu ảnh hưởng. Trước đây, con trống được gọi là Phượng (hay phụng) còn con mái được gọi là Hoàng, nhưng ngày nay thì sự phân biệt đực, cái đã gần như không còn, và phượng hoàng được xem là giống cái, trong khi rồng được xem là giống đực. Phượng hoàng là vua của các loài chim, tượng trưng cho sự thanh cao.
-
- A
- Nông cụ dùng để cắt rạ hoặc cắt cỏ, có hai lưỡi tra vào cán dài. Có nơi còn gọi là cái gạc hoặc cái trang.
-
- Chèo lan
- Mái chèo làm từ gỗ cây lan (mộc lan, một loại gỗ quý, có mùi thơm), nhiều người cũng gọi là "chèo loan".
-
- Gan vàng dạ sắt
- Cụm từ thường được dùng để chỉ tấm lòng chung thủy, chân thành.
-
- Tấn dị thối nan
- Tiến thì dễ, lùi thì khó (chữ Hán).
-
- Đà
- Đã (từ cổ, phương ngữ).
-
- Loan
- Theo một số điển tích thì phượng hoàng là tên chung của một loại linh vật: loan là con mái, phượng là con trống. Cũng có cách giải nghĩa khác về loan, mô tả loan là một loài chim giống với phượng hoàng. Trong văn thơ cổ, loan và phụng thường được dùng để chỉ đôi vợ chồng hoặc tình cảm vợ chồng (đèn loan, phòng loan...)
Nào người phượng chạ loan chung,
Nào người tiếc lục tham hồng là ai
(Truyện Kiều)
-
- Ông thôn
- Trưởng thôn.
-
- Thị thiềng
- Thị thành (cách phát âm ở một số vùng Nam Bộ).