Ông Trăng mà lấy bà Trời
Tháng năm đi cưới, tháng mười nộp cheo
Sỏ lợn lớn hơn sỏ mèo
Làng ăn chẳng hết đem treo cột đình
Ông xã đánh trống thình thình
Quan viên mũ áo ra đình ăn cheo
Tìm kiếm "định tường"
-
-
Con trâu có một hàm răng
Con trâu có một hàm răng
Ăn cỏ đồng bằng uống nước bờ ao
Ngày thường mày ở với tao
Đến khi mày yếu thì tao tuyệt tình
Thịt mày nấu cháo nuôi binh
Da mày bịt trống tụng kinh trong chùa
Sừng mày tao tiện con cờ
Cán dao, cán mác, lược thưa, lược dày…Dị bản
Con trâu có một hàm răng
Ăn cỏ đồng bằng uống nước bờ ao
Thời sống mày đã thương tao
Bây giờ mày chết cầm dao xẻ mày
Thịt mày tao nấu linh đình
Da mày bịt trống tụng kinh trong chùa
Sừng mày tao tiện con cờ
Làm dao, cán mác, lược dày, lược thưa…
-
Lí trưởng hể hả ra đình
-
Nói ra thành chuyện trớ trinh
-
Nghe bậu than thân bậu
-
Bước xuống ghe nan chèo sang bến thóc
Bước xuống ghe nan chèo sang Bến Thóc
Vừa chèo vừa khóc luỵ nhỏ tày non
Áo kia đủ cặp nhưng còn thiếu hơi
Bữa nay đủ áo quen hơi
Sớm mai xa cách, trời ơi hỡi trời
Trời đà sở định đôi nơi
Đứng gần thương nhớ, trông vời sơn khê
Buồn rầu lúc tỉnh lúc mê
Nước mắt kia lai láng cũng vì thương nhau.Dị bản
Bước xuống ghe nan chèo sang Bến Thóc
Vừa chèo vừa khóc luỵ nhỏ tày non
Áo kia đủ cặp nhưng còn thiếu hơi
Bữa nay đủ áo quen hơi
Sớm mai xa cách, trời ơi hỡi trời
Trời đà sở định đôi ta
Đứng gần thương nhớ, đứng xa buồn rầu
Buồn rầu lúc tỉnh lúc mê
Nước mắt kia lai láng cũng vì thương nhau.
-
Cảm thương con hạc ở đình
-
Anh lính là anh lính ơi
-
Trăng mờ vì đám mây che
-
Linh đinh nửa nước nửa dầu
-
Làng tôi nhỏ bé xinh xinh
-
Chiều chiều mang giỏ hái dâu
Chiều chiều mang giỏ hái dâu
Hái dâu không hái, hái câu ân tình
Dù cho cha đón ngõ đình
Mẹ ngăn ngõ chợ
Đã trót thương mình, em lại ra đi -
Gai trong bụi ai vót mà nhọn
Gai trong bụi ai vót mà nhọn
Đạo vợ chồng ai chọn mà cân
Trên trời đã định xây vần
Xây cho gấp gấp trong lần năm nay -
Sá chi một nải chuối xanh
-
Xa chùa vắng trống, gần chùa inh tai
Xa chùa vắng trống
Gần chùa inh tai -
Lang thang đón bạn Truông Mây
Dị bản
Giăng tay đón bạn Truông Mây
Thương ai mà bỏ ngồi đây cho đành
-
Đàn bà Thượng Nông, đàn ông Cổ Chử
-
Chợ Gồm đồ gốm
-
Anh về dỡ gỗ đa đa
-
Nền nhà nước đổ chảy vào
Chú thích
-
- Cheo
- Khoản tiền nhà trai nạp cho làng xã bên nhà gái khi làm lễ dạm hỏi theo tục lệ xưa.
-
- Sỏ
- Đầu gia súc khi đã làm thịt.
-
- Quan viên
- Chỉ chung những người có địa vị hoặc chức vụ trong làng xã.
-
- Mác
- Một loại vũ khí cổ, có lưỡi dài và sắc, cán dài, có thể dùng để chém xa.
-
- Lí trưởng
- Tên một chức quan đứng đầu làng (lí: làng, trưởng: đứng đầu), bắt đầu có từ đời Minh Mệnh nhà Nguyễn.
-
- Trớ trinh
- Trớ trêu (phương ngữ Phú Yên - Khánh Hòa).
-
- Sở định
- Định đoạt, quyết định lấy.
-
- Bậu
- Cũng nói là em bậu, tiếng gọi người tiếp chuyện với mình, khác giới tính, có ý thương mến, thân mật. Cách xưng hô "qua, bậu" thường được dùng trong quan hệ vợ chồng, người yêu (phương ngữ Nam Bộ).
-
- Linh đinh
- Lênh đênh (phương ngữ Nam Bộ). Nghĩa rộng là nay đây mai đó.
-
- Ghe
- Thuyền nhỏ, thường đan bằng tre (gọi là ghe nan) hoặc bằng gỗ. Từ này đôi khi được dùng để chỉ tàu thuyền nói chung, nhất là ở vùng Trung và Nam Bộ.
-
- Sông Bến Thóc
- Tên dân gian của sông Thoa, tên Hán Việt là Thốc Giang, một con sông đào có thể được tiến hành từ thời chúa Nguyễn (chưa rõ năm nào), xuất phát từ Phú An, đi qua các xã Đức Hòa, Đức Tân, Đức Phong (huyện Mộ Đức) và cuối cùng đổ ra cửa Mỹ Á thuộc tỉnh Quảng Ngãi. Sông có tên như vậy vì ngoài việc cung cấp nước, sông còn có tác dụng về giao thông đường thủy, chở người, thóc lúa sản xuất được ngược lên để vào sông Vệ, thông thương đi nhiều nơi.
-
- Sơn khê
- Núi (sơn) và khe nước chảy (khê). Chỉ vùng rừng núi.
-
- Hạc
- Loại chim cổ cao, chân và mỏ dài. Trong Phật giáo và văn chương cổ, hạc tượng trưng cho tuổi thọ hoặc tính thanh cao của người quân tử. Trước cửa các điện thờ thường có đôi hạc đá chầu.
Đỉnh Hoa biểu từ khơi bóng hạc
Gót Nam Du nhẹ bước tang bồng
(Nhị thập tứ hiếu)
-
- Hàn vi
- Nghèo hèn (từ Hán Việt)
-
- Đỉnh chung
- Cái đỉnh và cái chuông đồng, trước đây vua dùng ghi công cho bề tôi. Chỉ sự vinh hoa phú quý.
Ai về nhắn nhủ đàn em bé
Xấu máu thì khem miếng đỉnh chung
(Dỗ người đàn bà khóc chồng - Hồ Xuân Hương)
-
- Căn duyên
- Theo giáo lý nhà Phật, hai người gặp nhau được là nhờ duyên nợ từ kiếp trước, hay còn gọi là nhân duyên. Lấy bản tính làm nhân duyên, gọi là căn duyên. Còn lấy ngoại cảnh làm duyên gọi là trần duyên. Cũng có sách gọi căn duyên là tâm duyên.
-
- Đình
- Công trình kiến trúc cổ truyền ở làng quê Việt Nam, là nơi thờ Thành hoàng, và cũng là nơi hội họp của người dân trong làng.
-
- Cau
- Loại cây nhiều đốt, thân nhỏ và cao vút, có quả dùng để ăn với trầu.
-
- Sá chi
- Kể gì, quý báu gì.
-
- Mủ
- Nhựa cây.
-
- Truông Mây
- Một địa danh của tỉnh Bình Định, ngày nay thuộc địa phận xóm Ba, thôn Phú Thuận, xã Ân Đức, huyện Hoài Ân. Đây là nơi đã nổ ra cuộc khởi nghĩa nông dân chống nhà Nguyễn vào giữa thế kỉ 18 do chàng Lía khởi xướng. Có tên gọi như vậy vì nơi đây trước kia là một cái truông có nhiều mây rừng mọc dày.
-
- Thượng Nông
- Tên một làng nay là thôn Thượng Nông, xã Bình Minh, huyện Nam Trực, tỉnh Nam Định. Ở đây có Cầu ngói chợ Thượng, được xếp hạng Di tích Lịch sử Văn hóa cấp Quốc gia vào năm 2012.
-
- Cổ Chử
- Một làng nay là thôn Cổ Chử, xã Bình Minh, huyện Nam Trực, tỉnh Nam Định.
-
- Đàn bà Thượng Nông, đàn ông Cổ Chử
- Theo Tân biên Nam Định tỉnh địa dư chí lược của Khiếu Năng Tĩnh: "Nói hai nơi này ăn nói khoe khoang dối trá không thể tin được."
-
- Chợ Gồm
- Tên một cái chợ nay thuộc xã Cát Hanh, huyện Phù Cát, tỉnh Bình Định.
-
- Phú Hội
- Tên một làng thuộc huyện Phù Cát, tỉnh Bình Định. Trước đây làng có nghề truyền thống là đan nong nia, nhưng hiện nay đã dần mai một.
-
- Đàng
- Đường, hướng (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
-
- Cảnh An
- Một làng nghề nay thuộc xã Cát Tài, huyện Phù Cát, tỉnh Bình Định. Làng có nghề truyền thống là đan võng tàu thơm - nguyên liệu là lá tàu thơm, đem ngâm nước từ 10 đến 15 ngày tùy trời mưa nắng, rồi đem lên cạo hết lớp nhớt để lấy sợi tơ của thơm đem phơi nắng cho thật khô rồi mới đem ra đan võng. Hiện nay nghề này đã mai một.
-
- Đa
- Một loại cây thân thuộc, được coi như biểu tượng của làng quê Việt Nam, cùng với giếng nước và sân đình. Cây đa cổ thụ có tán rất rộng, có nhiều gốc và rễ phụ. Ở một số địa phương, cây đa còn được gọi là cây đa đa, hoặc cây da. Theo học giả An Chi, tên cây bắt nguồn từ đa căn thụ 多根樹 (cây nhiều rễ), “một hình thức dân dã mà văn chương Phật giáo dùng để mô tả và gọi tên cây một cách súc tích nhất có thể có.”
-
- Nhà lẫm thượng
- Nhà có lẫm (đồ quây kín có mái che, dùng để chứa thóc hoặc ngũ cốc) ghép bằng ván, kê cao.