Tìm kiếm "con cò"
-
-
Bắt cóc bỏ đĩa
Bắt cóc bỏ đĩa
-
Le le, vịt nước, bồng bồng
Dị bản
-
Gà lôi đội lốt con công
-
Trâu anh con cỡi con dòng
-
Ai làm cho vịt bỏ đồng,
-
Cóc chết bao thuở nhái rầu,
-
Vừa bằng thằng bé lên ba
-
Bà đi bà cưỡi con công
-
Úp chén úp dĩa
-
Trời mưa cóc nhái chết sầu
-
Dễ tức cười con cóc nó leo thang
-
Con công tố hộ trên rừng
Con công tố hộ trên rừng
Chèo ghe xuống biển nhớ chừng con công -
Nực cười cóc nọ leo thang
-
Nực cười cho kẻ đèo bồng
Nực cười cho kẻ đèo bòng
Cóc đòi đi guốc sao xong mà đòi -
Gái nữ nhi nhà nghèo lấy chi nuôi mẹ
-
Cóc hủi núp bụi tre còi
-
Võ cua võ còng
Võ cua võ còng
Võ bồng con gái
Võ đái trong quần -
Con có khóc, mẹ mới cho bú
Con có khóc mẹ mới cho bú
Dị bản
Con không khóc, mẹ không cho bú
-
Con có mẹ như măng ấp bẹ
Chú thích
-
- Công
- Một loài chim thuộc họ Trĩ, có tên Hán Việt là khổng tước. Chim trống bộ lông có màu lục óng ánh, đuôi rất dài, có màu lục ánh đồng, mỗi lông ở mút có sao màu lục xanh, đỏ đồng, vàng, nâu. Mào dài, hẹp thẳng đứng, phần mặt của nó có màu vàng và xanh, khi nó múa đuôi xòe ra hình nan quạt để thu hút chim mái. Công mái không có đuôi dài và đẹp như công trống.
-
- Tố hộ
- Tiếng chim công kêu.
-
- Le le
- Tên một loài chim gần giống vịt trời, hay kiếm ăn ở vùng đồng ruộng hay bưng biền, gặp nhiều ở vùng Đồng Tháp Mười.
-
- Uyên ương
- Loại vịt sống từng cặp với nhau. Người ta thường gọi con trống là uyên, con mái là ương. Con trống thường có bộ lông đặc biệt rực rỡ. Đôi uyên ương sống không rời nhau và rất chung thủy với nhau. Tương truyền nếu một trong hai con chết thì con còn lại cũng nhịn đói chết theo.
Ở một số vùng Nam Bộ, người ta cũng đọc trại "uyên ương" thành oan ương. Uyên ương cũng có tên khác là bồng bồng.
-
- Rạm
- Loài cua nhỏ thân dẹp có nhiều lông, sống ở vùng nước lợ. Rạm giàu chất bổ dưỡng, được chế biến thành nhiều món ăn quen thuộc như: rạm rang lá lốt, rạm nướng muối ớt, canh rạm rau đay, canh rạm rau dền mồng tơi...
-
- Còng
- Một loại sinh vật giống cua cáy, sống ở biển hoặc các vùng nước lợ. Còng đào hang dưới cát và có tập tính vê cát thành viên nhỏ để kiếm thức ăn. Ngư dân ở biển hay bắt còng làm thức ăn hằng ngày hoặc làm mắm.
-
- Gà lôi
- Tên chung của một số giống chim cùng loại với gà, sống hoang. Thường gặp nhất ở nước ta có lẽ là gà lôi lông trắng, có lưng trắng, bụng đen, đuôi dài.
-
- Ngộ
- Hay, đẹp, lạ (phương ngữ Nam Bộ).
-
- Dòng
- Kéo, dắt một vật gì bằng sợi dây dài.
-
- Rú
- Núi, rừng nói chung (phương ngữ Trung Bộ).
-
- Ễnh ương
- Loài động vật thuộc họ ếch nhái, da trơn, bụng lớn, có tiếng kêu to. Ễnh ương thường xuất hiện vào mùa mưa (mùa sinh sản), nên nhân dân ta hay đánh bắt ễnh ương vào mùa này. Thịt ễnh ương giàu chất đạm, có vị ngọt bùi, beo béo, xương giòn và thơm, chế biến được nhiều món ăn ngon.
-
- Nhái bầu
- Tên chung của một số loài nhái có bụng to, lưng thường có màu nâu tối, đôi khi có hoa văn.
-
- Con cón
- Gọn gàng, nhanh nhẹn (từ cổ).
-
- Vông đồng
- Loài cây tỏa cành rộng, tạo nhiều bóng mát, thân có nhiều gai, cành xốp dễ gãy đổ khi gặp gió lớn. Hoa màu đỏ, hoa đực mọc thành chùm dài, hoa cái mọc đơn độc tại các nách lá. Quả vông đồng thuộc dạng quả nang, khi khô sẽ nứt ra thành nhiều mảnh, tạo ra tiếng nổ lách tách.
-
- Mình ên
- Một mình, đơn độc (phương ngữ Nam Bộ).
-
- Chàng hiu
- Còn gọi là chàng hương, chàng cương, chẫu chàng, nhái bén, một loài thuộc họ ếch nhái, mình nhỏ, chân dài, sống ở đồng ruộng, ao hồ hoặc trên cây.
-
- Nỏ
- Không, chẳng (phương ngữ Trung Bộ).
-
- Chìa vôi
- Một loại chim giống sẻ, đuôi dài, lông có hai màu đen trắng.
-
- Nữ nhi
- Con gái nói chung.
-
- Hẹ
- Một loại rau được dùng nhiều trong các món ăn và các bài thuốc dân gian Việt Nam.
-
- Dạm ngõ
- Một nghi lễ trong phong tục hôn nhân của người Việt. Nhà trai xin đến nhà gái đặt vấn đề chính thức cho đôi nam nữ được tìm hiểu nhau một cách kỹ càng hơn trước khi đi đến quyết định hôn nhân. Về bản chất, lễ này chỉ là một ứng xử văn hóa, thông qua đó hai gia đình biết cụ thể về nhau hơn (về gia cảnh, gia phong), từ đó dẫn tới quyết định tiếp tục hay không quan hệ hôn nhân của hai gia đình. Lễ vật của lễ chạm ngõ theo truyền thống rất đơn giản: chỉ có trầu cau.
-
- Măng
- Thân tre, trúc khi vừa nhú lên khỏi mặt đất, còn non, ăn được.