Con cò lặn lội bờ sông,
Muốn lấy vợ đẹp mà không có tiền
Tìm kiếm "cò, lúa"
-
-
Một đàn cò trắng bay quanh
-
Ai làm cá bóng đi tu
Ai làm cá bóng đi tu,
Ai làm nước mắt cá thu buồn rầu.
Phải chi ngoài biển có cầu,
Em ra em vớt đoạn sầu cho anh.Dị bản
Cá bóng đi tu,
Cá thu nó khóc,
Cá lóc nó sầu,
Phải chi ngoài biển có cầu,
Anh ra đến đó giải sầu cho vui.Cá bóng đi tu,
Cá thu nó khóc,
Cá lóc nó rầu,
Cành đào lá liễu phất phơ,
Lấy ai thì lấy, đợi chờ uổng công.Cá bóng đi tu,
Cá thu nó khóc,
Cá lóc nó rầu,
Phải chi anh có phép màu,
Hóa ra con cá trắng lội hầu bên em.Cá bóng đi tu,
Cá thu nó khóc
Cá lóc nó rầu,
Lụy rơi hột hột, cơ cầu lắm em
-
Cái cò là cái cò con
Cái cò là cái cò con
Mẹ nó yêu nó, nó còn làm thơ
Cái cò bay bổng bay bơ
Lại đây anh gửi xôi khô cho nàng
Đem về nàng nấu nàng rang
Nàng ăn có dẻo, thời nàng lấy anh. -
Cái cò lặn lội bờ ao
-
Hòn đá cheo leo
Hòn đá cheo leo
Con trâu trèo con trâu trượt
Con ngựa trèo con ngựa đổ
Anh thương em lao khổ
Tận cổ chí kim
Anh thương em khó kiếm, khôn tìm
Cây kim luồn qua sợi chỉ
Sự bất đắc dĩ phu phải lìa thê
Nên hay không nên, anh ở em về
Đừng giao, đừng kết, đừng thề mà vươngDị bản
-
Cha ơi liệu cơm gắp mắm
-
Em về cắt rạ đánh tranh
-
Đất Sài Gòn nam thanh, nữ tú
Đất Sài Gòn nam thanh, nữ tú
Cột cờ Thủ Ngữ cao rất là cao
Vì thương anh, em vàng võ má đào
Em đã tìm khắp chốn, nhưng nào thấy anh?Dị bản
-
Bao giờ núi Ấn hết tranh
-
Ngó lên Thiên Ấn nhiều tranh
Ngó lên Thiên Ấn nhiều tranh
Liều mình lén mẹ theo anh phen này -
Chiều chiều bóng ngả về tây
Chiều chiều bóng ngả về tây
Hỡi cô hái củi bên đầy bên vơi
Cô còn hái nữa hay thôi
Cho tôi hái đỡ làm đôi vợ chồng. -
Nhờ ơn cô bác giúp lời
Nhờ ơn cô bác giúp lời
Chị em giúp của, ông trời định đôi. -
Nghiêng tai hỏi nhỏ Phật đồng
-
Năm ngoái lên ngọn sông Ngâu
Năm ngoái lên ngọn sông Ngâu
Dầm sương dãi nắng chẳng tìm đâu bằng nàng
Năm nay anh về, lắm bạc nhiều vàng
Ðể anh sắm sửa thời nàng lấy anh
Lấy anh, anh sắm sửa cho
Sắm ăn, sắm mặc, sắm cho chơi bời
Khuyên em có bấy nhiêu lời
Thủy chung như nhất là người phải nghe
Mùa đông lụa lụa the the
Mùa hè bán bạc hoa xòe sắm khăn
Sắm gối thì phải sắm chăn
Sắm gương, sắm lược, sắm ngăn đựng trầu
Sắm cho em đôi lược chải đầu
Cái ống đựng sáp, vuốt đầu cho xinh -
Cô kia cắt cỏ một mình
Cô kia cắt cỏ một mình
Cho anh cắt với chung tình làm đôi
Cô còn cắt nữa hay thôi?
Cho anh cắt với làm đôi vợ chồng -
Cảm ơn bông súng, củ co
-
Củ co, bông súng, rau tràng
-
Đói lòng đi móc củ co
Đói lòng đi móc củ co
Thấy em hết gạo anh cho một nồi -
Con chim đậu dựa cành dâu
Dị bản
Chú thích
-
- Loan
- Theo một số điển tích thì phượng hoàng là tên chung của một loại linh vật: loan là con mái, phượng là con trống. Cũng có cách giải nghĩa khác về loan, mô tả loan là một loài chim giống với phượng hoàng. Trong văn thơ cổ, loan và phụng thường được dùng để chỉ đôi vợ chồng hoặc tình cảm vợ chồng (đèn loan, phòng loan...)
Nào người phượng chạ loan chung,
Nào người tiếc lục tham hồng là ai
(Truyện Kiều)
-
- Cuội
- Một nhân vật trong truyện cổ tích Việt Nam. Chú Cuội (hay thằng Cuội) là một người tiều phu. Cuội có một cây đa thần, lá có khả năng cải tử hoàn sinh. Một hôm vợ Cuội tưới nước bẩn vào gốc cây đa, cây đa trốc gốc bay lên trời. Cuội bám vào rễ đa kéo lại, nhưng cây đa bay lên đến tận cung Trăng. Từ đó trên cung Trăng có hình chú Cuội. (Xem thêm: Sự tích chú Cuội cung trăng).
-
- Cá thu
- Loại cá biển, thân dài, thon, không có hoặc có rất ít vảy. Từ cá thu chế biến ra được nhiều món ăn ngon.
-
- Cá lóc
- Còn có các tên khác là cá tràu, cá quả tùy theo vùng miền. Đây là một loại cá nước ngọt, sống ở đồng và thường được nuôi ở ao để lấy giống hoặc lấy thịt. Thịt cá lóc được chế biến thành nhiều món ăn ngon. Ở miền Trung, cá tràu và được coi là biểu tượng của sự lanh lợi, khỏe mạnh, vì thế một số nơi có tục ăn cá tràu đầu năm.
-
- Đào
- Loại cây mọc nhiều ở vùng rừng núi phía Bắc, cũng được trồng để lấy quả hay hoa. Hoa đào nở vào mùa xuân, là biểu tượng của mùa xuân và ngày Tết ở miền Bắc. Quả đào vị ngọt hoặc chua, mùi thơm, vỏ quả phủ một lớp lông mịn. Đào xuất hiện rất nhiều trong văn học cổ Trung Quốc và các nước đồng văn. Trong ca dao tục ngữ, hình ảnh đào, lựu, mận, mơ... thường được dùng với tính ước lệ để chỉ đôi lứa yêu nhau.
-
- Liễu
- Một loại cây thân nhỏ, lá rủ. Liễu xuất hiện rất nhiều trong thơ ca Á Đông, và thường tượng trưng cho người con gái chân yếu tay mềm.
-
- Cơ cầu
- Khổ cực, thiếu thốn.
-
- Trong hát bài chòi, bài này dùng để báo con Sáu Hột hoặc Bảy Hột.
-
- Yếm
- Trang phục mặc trong của phụ nữ ngày xưa. Yếm là một tấm vải hình thoi hoặc hình vuông có sợi dây để quàng vào cổ và buộc vào sau lưng, dùng để che ngực, thường được mặc chung với áo cánh và áo tứ thân. Trong ca dao ta thường gặp hình ảnh yếm đào hay yếm thắm, cùng có nghĩa là yếm màu đỏ.
-
- Thầy
- Cha, bố (phương ngữ một số địa phương Bắc và Bắc Trung Bộ).
-
- Thõng thòng thòng
- Thõng xuống, trễ xuống.
-
- Tận cổ chí kim
- Từ xưa đến nay.
-
- Khôn
- Khó mà, không thể.
-
- Phu
- Chồng (từ Hán Việt).
-
- Thê
- Vợ (từ Hán Việt).
-
- Lòn
- Luồn, lách (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
-
- Mắm
- Thức ăn làm bằng tôm cá sống ướp muối và để lâu ngày cho ngấu.
-
- Cố đấm ăn xôi
- Cố nhẫn nhục, chịu đựng để theo đuổi, hi vọng điều gì.
-
- Rạ
- Rơm, phần còn lại của lúa sau khi gặt. Nhân dân ta thường dùng rơm rạ để lợp nhà hoặc làm chất đốt.
-
- Cỏ tranh
- Loại cỏ thân cao, sống lâu năm, có thân rễ lan dài, ăn sâu dưới đất. Lá mọc đứng, cứng, gân nổi, dáng lá hẹp dài, mép lá rất sắc, có thể cứa đứt tay. Ở nhiều vùng quê, nhân dân ta thường đánh (bện) cỏ tranh thành tấm lợp nhà. Tro của cỏ tranh có vị mặn, vì vậy thú rừng thường liếm tro cỏ tranh thay cho muối.
-
- Lạt
- Tre hoặc nứa chẻ mỏng, dẻo, dùng làm dây buộc.
-
- Nam thanh nữ tú
- Đảo ngữ của "nam tú nữ thanh," có nghĩa là nam thì khôi ngô tuấn tú, nữ thì dịu dàng, thanh cao.
-
- Cột cờ Thủ Ngữ
- Tên cột cờ mà người Pháp dựng ở bến Nhà Rồng vào tháng 10 năm 1865. Từ "Thủ ngữ" có nghĩa là sở canh tuần tàu biển. Cột cờ treo cờ hiệu để cho tàu thuyền ra vào Cảng nên biết vào ngay hay chờ đợi.
-
- Châu thành
- Phố phường, thành thị, nơi dân cư đông đúc. Các tỉnh Nam Bộ ngày xưa đều có quận, huyện châu thành.
-
- Núi Thiên Ấn
- Gọi tắt là núi Ấn, dân gian còn gọi là núi Hó, là một ngọn núi nằm ở tả ngạn sông Trà Khúc, cao chừng 100m, bốn phía sườn có hình thang cân như chiếc ấn niêm cạnh dòng sông nên người xưa gọi là Thiên Ấn Niêm Hà. Cùng với sông Trà, núi Ấn được xem là biểu tượng của Quảng Ngãi, vì thế Quảng Ngãi còn được gọi là vùng đất núi Ấn sông Trà.
-
- Trà Khúc
- Tên con sông lớn nhất chảy qua các huyện Sơn Hà, Sơn Tịnh, Tư Nghĩa, thành phố Quảng Ngãi thuộc tỉnh Quảng Ngãi và đổ ra cửa Đại Cổ Lũy. Sông Trà Khúc và núi Thiên Ấn là biểu tượng của tỉnh Quảng Ngãi, còn gọi là vùng đất núi Ấn sông Trà.
-
- Trai (gái) tơ
- Trai gái mới lớn, chưa có vợ có chồng.
-
- The
- Hàng dệt bằng tơ nhỏ sợi, mặt thưa, mỏng, không bóng, thời xưa thường dùng để may áo dài hoặc khăn, màn.
-
- Đồng bạc Mexicana
- Đồng bạc của nước Cộng hòa Mexico (Republica Mexicana), do thực dân Pháp cho phép lưu hành ở nước ta từ năm 1862, tới 1906 thì chính thức cấm lưu hành trên toàn Đông Dương. Đồng bạc hình tròn, chính giữa có hình con ó biển cổ cong, nhân dân gọi là đồng bạc con cò (còn gọi là điểu ngân - đồng tiền có hình chim, hoặc đồng hoa xòe, vì mặt sau có hình chiếc nón tỏa hào quang trông như bông hoa đang xòe ra). Đồng con cò trị giá 600 đồng tiền kẽm, bằng giá với một quan tiền cổ truyền.
-
- Trầu
- Còn gọi là trầu không, một loại dây leo dùng làm gia vị hoặc làm thuốc. Lá trầu được nhai cùng với vôi tôi hay vôi sống và quả cau, tạo nên một miếng trầu. Ở nước ta có hai loại trầu chính là trầu mỡ và trầu quế. Lá trầu mỡ to bản, dễ trồng. Trầu quế có vị cay, lá nhỏ được ưa chuộng hơn trong tục ăn trầu.
Người xưa có phong tục mời ăn trầu khi gặp nhau. Trầu cau tượng trưng cho tình yêu đôi lứa, vợ chồng, nên là một lễ vật không thể thiếu trong các dịp cưới hỏi.
Nghe nghệ sĩ nhân dân Thu Hiền hát bài Hoa cau vườn trầu.
-
- Súng
- Loài cây sống lâu năm, mọc hoang dại trong ao, mương, kênh, rạch, láng nước, bàu trũng... Bông súng có lá tròn giống lá sen, phía trên màu xanh, phía dưới mầu hồng nhạt, gắn liền cọng với cuống. Hoa to, màu xanh nhạt, trắng hay hồng, có bốn lá đài. Củ súng nằm bồng bềnh trên mặt nước, ăn được.
-
- Củ co
- Loại cây sống dưới nước thường mọc nơi bưng biền vào mùa mưa, nhiều nhất là vùng Đồng Tháp, Hậu Giang, Sóc Trăng… Cây có hình dáng giống như bông súng. Dây nhỏ hơn đầu mút đũa, lá bằng cỡ miệng chén, tròn, màu xanh nhạt ửng hồng, nổi trên mặt nước. Củ co nhỏ cỡ hột mít, củ lớn cỡ hột sầu riêng, da đen, xù xì. Củ co nấu chín, lột vỏ, lộ ra lớp thịt màu vàng sậm, ăn có vị bùi, hơi ngậy. Củ co có nhiều nhất từ tháng giêng đến tháng tư, còn mùa nước nổi rất ít.
-
- Rau tràng
- Loại rau lá nhỏ, cọng dài, cánh hoa màu trắng hay vàng nhạt, tước vỏ ăn rất giòn, gặp nhiều trong mùa nước nổi hay những chỗ sâu ngập lụt.
-
- Đỗ quyên
- Có giả thuyết cho là chim cuốc. Theo hai học giả Đào Duy Anh và An Chi thì chim quyên là chim tu hú. Hình ảnh chim quyên trong ca dao dân ca thường tượng trưng cho những điều tốt đẹp.