Khôn ngoan tâm tính tại lòng
Lọ là uống nước giữa dòng mới khôn
Tìm kiếm "đãi cát"
-
-
Khôn thì trong trí lượng ra
Khôn thì trong trí lượng ra
Dại thì học lỏm người ta bề ngoài -
Bài này có từ ngữ và/hoặc nội dung nhạy cảm.
Hãy cân nhắc trước khi bấm xem.Làm trai như thế mới khôn
Làm trai như thế mới khôn
Ăn cơm dùng đũa, rờ lồn dùng tay -
Làm người trông rộng nghe xa
Làm người trông rộng nghe xa
Biết luận biết lí mới là người khôn -
Đói lòng ăn trái khế chua
-
Bảo Đại làm hại ăn mày
Bảo Đại làm hại ăn mày
-
Từ ngày Bảo Đại lên ngôi
Từ ngày Bảo Đại lên ngôi
Cơm chẳng đầy nồi, cuộc sống co ro -
Bù đầu giả dại làm ngây
Bù đầu giả dại làm ngây
Khôn kia dễ bán dại này mà ăn -
Người đời ai có dại chi
Người đời ai có dại chi
Khúc sông rộng hẹp phải tùy khúc sông -
Khôn dại tại tâm
Khôn dại tại tâm
Hay giận âm thầm là người ích kỉ -
Áo dài chẳng nệ quần thưa
-
Người khôn thì lại chóng già
Người khôn thì lại chóng già
Người dại luẩn quẩn vào ra tối ngày -
Quan ăn tiền thằng dại
-
Nguyễn đi rồi Nguyễn lại về
Nguyễn đi rồi Nguyễn lại về
Nguyễn về để đóng vai hề tay sai
Gái đẹp cùng với rượu Tây
Quốc trưởng mê gái liếm giày thực dân
Khi nào súng nổ đâu đây
Bù nhìn Bảo Đại tan thây có ngày -
Bảo Đại cải lương như phường bội cãi chắc
-
Dại nhà khôn chợ mới ngoan
Dại nhà khôn chợ mới ngoan
Khôn nhà dại chợ thế gian chê cườiDị bản
Khôn chợ dại nhà mới ngoan
Khôn nhà dại chợ thế gian lắm người
-
Đã lòng đùm bọc yêu vì
Đã lòng đùm bọc yêu vì
Thì anh đắp điếm muôn bề dại khôn -
Khôn văn tế dại văn bia
Dị bản
-
Khôn chẳng có tiền khôn ấy dại
Khôn chẳng có tiền khôn ấy dại
Dại có uy quyền ấy dại khôn -
Đẻ sau khôn trước
Chú thích
-
- Lọ là
- Chẳng lọ, chẳng cứ gì, chẳng cần, hà tất (từ cũ).
Bấy lâu đáy bể mò kim,
Là nhiều vàng đá phải tìm trăng hoa?
Ai ngờ lại họp một nhà,
Lọ là chăn gối mới ra sắt cầm!
(Truyện Kiều)
-
- Bảo Đại
- (1913-1997) Hoàng đế thứ mười ba và cuối cùng của triều Nguyễn, triều đại phong kiến cuối cùng ở nước ta, đồng thời cũng là quốc trưởng đầu tiên của Đế quốc Việt Nam (3/1945) và Quốc gia Việt Nam (7/1949). Ông sinh tại Huế, là con vua Khải Định, có tên huý là Nguyễn Phúc Vĩnh Thụy. Ông có một câu nói nổi tiếng khi chính thức thoái vị và trao ấn tín, quốc bảo của hoàng triều cho cách mạng vào ngày 23 tháng 8 năm 1945: Trẫm muốn được làm Dân một nước tự do, hơn làm Vua một nước bị trị. Cuối đời ông sống lưu vong tại Pháp và qua đời trong lặng lẽ vào ngày 31 tháng 7 năm 1997, thọ 85 tuổi.
-
- Nệ
- Bận tâm, bận lòng, chú ý, chấp nhặt.
-
- Khái
- Con hổ.
-
- Mần
- Làm (phương ngữ Trung và Nam Bộ). Như mần ăn, mần việc, đi mần...
-
- Nỏ
- Không, chẳng (phương ngữ Trung Bộ).
-
- Cải lương
- Cải cách, thay đổi để tốt hơn. Đây là từ Hán Việt cũ, nay ít dùng.
-
- Hát bội
- Một loại hình văn nghệ dân gian cổ truyền phổ biến trước đây. Đây là một loại hình mang nặng tính ước lệ. Các diễn viên hát bộ phân biệt từ mặt mũi, râu tóc, áo quần để rõ kẻ trung nịnh, người sang hèn, ai thô lậu, thanh tú, ai minh chánh, gian tà. Sắc đỏ được dùng dặm mặt để biểu hiện vai trung thần; màu xám là nịnh thần; màu đen là kẻ chân thật; màu lục là hồn ma... Dàn nhạc dùng trong hát bội gồm có những nhạc cụ như: trống chiến, đồng la, kèn, đờn cò và có khi ống sáo. Nội dung các vở hát bội thường là các điển tích Trung Hoa.
Về tên gọi, "bộ" đây có nghĩa là diễn xuất của nghệ sĩ đều phải phân đúng từng bộ diễn, nên gọi là "hát bộ", "diễn bộ", "ra bộ.. Gọi là “hát bội” là vì trong nghệ thuật hóa trang, đào kép phải đeo, phải giắt (bội) những cờ phướng, lông công, lông trĩ… lên người. Còn "tuồng" là do chữ "Liên Trường" (kéo dài liên tiếp thành một vở tuồng tích có khởi đầu truyện, có hồi kết cuộc, phân biệt với các ca diễn từng bài ngắn, từng trích đoạn), do ngôn ngữ địa phương mà thành "luông tuồng," "luôn tuồng..."
Xem vở hát bội Thần nữ dâng Ngũ Linh Kỳ.
-
- Cãi chắc
- Cãi nhau (phương ngữ một số vùng Bắc Trung Bộ).
-
- Bảo Đại cải lương như phường bội cãi chắc
- Năm 1932, từ Pháp về, hoàng đế Bảo Đại cho ban hành hàng loạt chính sách cải cách, song đa phần mang màu sắc mị dân và không có ý nghĩa thực tiễn. Câu này nhằm đả kích các chính sách cải lương này của Bảo Đại.
-
- Văn tế
- Hay tế văn, một bài văn đọc lúc tế một người chết để kể tính nết, công đức của người ấy và tỏ lòng kính trọng thương tiếc của mình (theo Việt Nam văn học sử yếu - Dương Quảng Hàm).
-
- Văn bia
- Một bài văn vần được khắc lên một tấm đá đúc với ý xưng tụng, kỉ niệm hoặc đánh dấu.
-
- Khôn văn tế, dại văn bia
- Văn tế thường được viết ra giấy để đọc trong đám tang, xong rồi đốt đi nên không ai nhớ. Văn bia khắc lên đá nên khó mất, phải chịu nhiều đàm tiếu thế gian.
-
- Văn ai
- Bài văn khóc thương người chết.
-
- Đẻ sau khôn trước
- Khen kẻ hậu sinh giỏi giang, thông minh.