Tìm kiếm "đàng xa"
-
-
Đặng phe của mất phe con
-
Ra đàng hỏi con, nào ai hỏi của
-
Mật ngọt càng tổ chết ruồi
Mật ngọt càng tổ chết ruồi
Những nơi cay đắng là nơi thật thà -
Nước có khi trong khi đục
Nước có khi trong khi đục
Người có kẻ tục người thanh -
Mạt cưa mướp đắng
-
Ai mà thấu đặng lòng ta
-
Thân em như giếng giữa đàng
Thân em như giếng giữa đàng
Người khôn rửa mặt người phàm rửa chân -
Vợ lớn đánh vợ nhỏ
-
Khi chưa cầu lụy trăm đàng
-
Bớ chiếc thuyền loan, khoan khoan, ngớt mái
-
Đi đàng phải bịt khăn đen
-
Học là học biết giữ giàng
-
Đồng tiền chì mua mớ tôm tươi
Đồng tiền chì mua mớ tôm tươi
Mua rau mới hái mua người đảm đang
Tiếc thay đồng tiền trinh mua vội mua vàng
Mua rau cuống héo, mua nàng ngẩn ngơ.Dị bản
Đồng tiền chinh mua vội mua vàng
Mua phải cá thối, mua nàng ngẩn ngơ
-
Một miếng giữa đàng hơn một sàng xó bếp
Dị bản
Một miếng giữa làng hơn một sàng xó bếp
-
Ai làm cho đó bỏ đăng
Dị bản
Ai làm cho đó bỏ đăng
Cho con áo tím phụ thằng áo xanh.
-
Đã mưa thì mưa cho khắp
Đã mưa thì mưa cho khắp
-
Nằm gai nếm mật
-
Ngồi buồn xe chỉ uốn cần
-
Yêu nhau cũng chẳng cho vàng
Yêu nhau cũng chẳng cho vàng
Ghét nhau cũng chẳng tránh đàng mà đi
Chú thích
-
- Đặng
- Được, để, nhằm (từ cũ, phương ngữ).
-
- Khuây
- Làm lơ, lảng đi, bỏ qua, không nghĩ tới.
-
- Đặng buồng này khuây buồng nọ
- Chê thói vong ân, tương tự câu Có mới nới cũ.
-
- Đặng phe của mất phe con
- Được này mất kia, mọi sự khó được vuông tròn.
-
- Đàng
- Đường, hướng (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
-
- Mạt cưa mướp đắng
- Người bán cám trộn lẫn mạt cưa giả làm cám, người bán dưa lấy mướp đắng giả làm dưa. Chỉ sự lừa lọc, bịp bợm.
-
- Hồ la
- Chú thích này đang để ngỏ. Nếu bạn có thông tin về Hồ la, hãy đóng góp cho chúng tôi.
-
- Điều
- Một loại cây nhỏ cho quả có nhiều lông, màu đỏ, trong có nhiều hạt nhỏ. Từ hạt điều chiết xuất được một chất màu vàng đỏ (gọi là màu điều), được dùng để nhuộm vải. Vải được nhuộm điều thường gọi là vải điều.
-
- Nhứt phu lưỡng phụ
- Một chồng hai vợ (chữ Hán).
-
- Lụy
- Nhẫn nhịn, chiều theo ý người khác vì cần nhờ vả họ.
-
- Thuyền loan
- Có hai cách giải thích:
1. Thuyền có chiếc buồm như cánh chim loan (cũng gọi là buồm cánh dơi). Người xưa đi thuyền dùng thứ buồm này.
2. Đọc trại từ thuyền lan, dịch nghĩa của chữ “lan chu.” Ngày xưa Lỗ Bang (người nước Lỗ thời Xuân Thu) lấy gỗ mộc lan làm thuyền, thường hai đầu nhỏ, giữa to, giống chiếc lá cây lan. Trong văn chương hễ nói đến thuyền thì người ta đệm thêm chữ lan thành thuyền lan (hoặc thuyền loan) cho đẹp lời.
-
- Khi hát bài chòi, bài này được dùng để báo con Cửu Điều.
-
- Giữ giàng
- Như giữ gìn.
-
- Tiền trinh
- Tiền xu bằng đồng, đục lỗ ở giữa để xâu thành chuỗi.
... Khốn nạn, con mụ tái mặt. Nó vội giơ phắt hai cánh tay lên trời. Thầy quản khoác súng vào vai, dần dần lần các túi áo.
Túi bên phải: một gói thuốc lào. Thầy chẳng nói gì, quẳng toạch xuống đất.
Túi bên trái: bốn đồng trinh.
- À, con này gớm thật, mày vẫn còn trinh à?
Chẳng biết cho là câu nói ý nhị hay nói hớ, thầy quản liếc mắt cười tủm, rồi lại nắn.
(Lập gioòng - Nguyễn Công Hoan)
-
- Sàng
- Đồ đan bằng tre, hình tròn, lòng nông, có lỗ nhỏ và thưa, thường dùng để làm cho gạo sạch thóc, trấu và tấm. Hành động dùng cái sàng mà lắc cho vật vụn rơi xuống, vật to còn lại cũng gọi là sàng.
-
- Đó
- Dụng cụ đan bằng tre hoặc mây, dùng để bắt tôm cá.
-
- Đăng
- Dụng cụ đánh bắt cá, bao gồm hệ thống cọc và lưới hoặc bện bằng dây bao quanh kín một vùng nước để chặn cá bơi theo dòng.
-
- Nằm gai nếm mật
- Thành ngữ này có nguồn gốc từ câu Ngọa tân thưởng đảm, xuất phát từ một điển tích trong chiến tranh Ngô-Việt vào thời Xuân Thu của Trung Quốc. Việt vương Câu Tiễn bị Ngô vương Phù Sai bắt làm tù binh, phải chịu mọi điều khổ nhục, kể cả việc phải nếm phân của Phù Sai. Khi được thả về, ông thường nằm trên đệm gai, không ăn cao lương mĩ vị mà thường lấy tăm nhúng vào mật đắng nếm để luôn nhắc nhở mình không quên mối thù xưa. Sau hai mươi năm chuẩn bị lực lượng, Câu Tiễn đã phục thù, đánh lấy được Ngô.
-
- Xe chỉ
- Xe là động tác xoắn sợi để tạo nên hiệu ứng theo yêu cầu công việc, hoặc là xoắn rồi gập đôi lại để có một sợi to hơn, chắc hơn, hoặc xoắn bện giữa hai, ba sợi với nhau, hoặc xe từ bông vải để thành sợi chỉ, hoặc xe vuốt cho đầu sợi chỉ đang xòe bung trở thành thuôn nhỏ để luồn kim...
Nghe bài dân ca Xe chỉ luồn kim.