Ông Nhăng mà lấy bà Nhăng
Đẻ được con rắn thằn lằn cụt đuôi
Ông Nhăng bảo để mà nuôi
Bà Nhăng đập chết đem vùi đống tro
Ông Nhăng bảo để mà kho
Bà Nhăng đập chết đem cho láng giềng
Có kho thì kho với riềng
Đừng kho với ớt tốn tiền uổng công
Tìm kiếm "ba sanh"
-
-
Ngó lên đám mạ ba rò
-
Tay bưng chậu cúc ba bông
Tay bưng chậu cúc ba bông
Thấy em có nghĩa muốn trồng xuống đâyDị bản
-
Đò đưa một chuyến ba tiền
-
Cha mẹ nàng đòi ba ngàn anh đi đủ chín ngàn
Cha mẹ nàng đòi ba ngàn anh đi đủ chín ngàn
Anh mua gấm lát đàng, mua vàng lát ngõ
Chiếu bông, chiếu hoa trải ra sáng rõ
Mâm sơn, bát sứ, đũa ngự, chén ngà
Nhà ngói chín tòa phần anh liệu trăm cái
Trai như chàng trai đà xứng rể
Gái như nàng xứng điệu xuân nương
Voi bốn ngà anh chầu chực bốn phương
Họ anh đi bảy vạn, tiền anh tương chín ngàn
Cha mẹ em thách của em đừng khoe khoang -
Anh cất nhà năm ba cái cửa
Anh cất nhà năm ba cái cửa
Lấy vợ này vợ nữa cũng xong -
Khôn ngoan giữa chốn ba bề
-
Bài này có từ ngữ và/hoặc nội dung nhạy cảm.
Hãy cân nhắc trước khi bấm xem.Ông béo mà lẹo bà gầy
-
Đứng xa xa cách ba lần miếu
-
Giặc đến nhà đàn bà cũng đánh
Giặc đến nhà đàn bà cũng đánh
-
Lưng dài vai mập ba gang
Lưng dài vai mập ba gang
Ăn nhai nửa miệng: khô khan chai lười -
Ông Giăng mà lấy bà Sao
-
Lấy anh chưa được ba ngày
Lấy anh chưa được ba ngày
Anh theo người khác đọa đày thân em -
Chả tham nhà ngói ba tòa
-
Một nhà sinh đặng ba vua
-
Tôi chè tôi thuốc bà chê
-
Tiếng đồn lừng lẫy ba trang
-
Nhà kia sinh được ba trai
-
Ông khen ông hay bà khen bà giỏi
Ông khen ông hay
Bà khen bà giỏi -
Nhà giàu ăn cơm ba bữa, nhà khó đỏ lửa ba lần
Nhà giàu ăn cơm ba bữa,
Nhà khó đỏ lửa ba lần
Chú thích
-
- Riềng
- Một loại cây thuộc họ gừng, mọc hoang hoặc được trồng để lấy củ. Trong y học cổ truyền, củ riềng có vị cay thơm, tính ấm, chữa được đau bụng. Riềng cũng là một gia vị không thể thiếu trong món thịt chó, rất phổ biến ở các vùng quê Bắc Bộ.
-
- Mạ
- Cây lúa non. Sau khi ngâm ủ thóc giống, người ta có thể gieo thẳng các hạt thóc đã nảy mầm vào ruộng lúa đã được cày, bừa kỹ hoặc qua giai đoạn gieo mạ trên ruộng riêng để cây lúa non có sức phát triển tốt, sau một khoảng thời gian thì nhổ mạ để cấy trong ruộng lúa chính.
-
- Rò
- Phần đất nhô cao để vãi hạt lúa trong đám mạ. Mỗi đám mạ được chia làm nhiều rò mạ, mỗi rò cách nhau bởi một đường nước nhỏ. Khi gieo, người ta lội dưới đường nước này để vãi giống lên các rò mạ.
-
- Đặng
- Được, để, nhằm (từ cũ, phương ngữ).
-
- Tiền
- Năm 1439, vua Lê Thánh Tông quy định: 1 quan = 10 tiền = 600 đồng, gọi là tiền tốt hoặc tiền quý (quy định này ổn định cho đến năm 1945). Khoảng thế kỉ 18, trong dân gian xuất hiện cách tính tiền gián, mỗi quan tiền gián chỉ gồm 360 đồng.
-
- Đàng
- Đường, hướng (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
-
- Ngự
- Từ dùng để chỉ những vật hay việc thuộc về hoàng cung. Về sau hiểu rộng ra, những vật quý đôi khi cũng gọi là ngự.
-
- Xuân nương
- Người con gái trẻ trung, xinh đẹp (từ Hán Việt).
-
- Lận
- Làm gian, ăn gian, gạt gẫm (ăn lận, đánh lận...)
-
- Miếu
- Trung và Nam Bộ cũng gọi là miễu, một dạng công trình có ý nghĩa tâm linh, tín ngưỡng trong văn hóa nước ta. Nhà nghiên cứu Toan Ánh trong Tín ngưỡng Việt Nam, quyển thượng, cho rằng: Miếu cũng như đền, là nơi quỷ thần an ngự. Miếu nhỏ hơn đền, thường xây theo kiểu hình chữ nhật với hai phần cách nhau bởi một bức rèm, nội điện bên trong và nhà tiền tế bên ngoài… Miếu thường được xây trên gò cao, nơi sườn núi, bờ sông hoặc đầu làng, cuối làng, những nơi yên tĩnh để quỷ thần có thể an vị, không bị mọi sự ồn ào của đời sống dân chúng làm nhộn. Trong miếu cũng có tượng thần hoặc bài vị thần linh, đặt trên ngai, ngai đặt trên bệ với thần sắc hoặc bản sao…
-
- Tri âm
- Bá Nha đời Xuân Thu chơi đàn rất giỏi, thường phàn nàn thiên hạ không ai thưởng thức được tiếng đàn của mình. Một lần Bá Nha đem đàn ra khảy, nửa chừng đàn đứt dây. Đoán có người rình nghe trộm, Bá Nha sai lục soát, bắt được người đốn củi là Tử Kỳ. Tử Kỳ thanh minh rằng nghe tiếng đàn quá hay nên dừng chân thưởng thức. Khi Bá Nha ngồi gảy đàn, tâm trí nghĩ tới cảnh non cao, Tử Kỳ nói: Nga nga hồ, chí tại cao sơn (Tiếng đàn cao vút, ấy hồn người ở tại núi cao). Bá Nha chuyển ý, nghĩ đến cảnh nước chảy, Tử Kỳ lại nói: Dương dương hồ, chí tại lưu thủy (Tiếng đàn khoan nhặt, ấy hồn người tại nơi nước chảy). Bá Nha bèn kết bạn với Tử Kỳ. Sau khi Tử Kỳ chết, Bá Nha đập vỡ đàn mà rằng "Trong thiên hạ không ai còn được nghe tiếng đàn của ta nữa." Do tích này, hai chữ tri âm (tri: biết, âm: tiếng) được dùng để nói về những người hiểu lòng nhau.
-
- Trầu
- Còn gọi là trầu không, một loại dây leo dùng làm gia vị hoặc làm thuốc. Lá trầu được nhai cùng với vôi tôi hay vôi sống và quả cau, tạo nên một miếng trầu. Ở nước ta có hai loại trầu chính là trầu mỡ và trầu quế. Lá trầu mỡ to bản, dễ trồng. Trầu quế có vị cay, lá nhỏ được ưa chuộng hơn trong tục ăn trầu.
Người xưa có phong tục mời ăn trầu khi gặp nhau. Trầu cau tượng trưng cho tình yêu đôi lứa, vợ chồng, nên là một lễ vật không thể thiếu trong các dịp cưới hỏi.
Nghe nghệ sĩ nhân dân Thu Hiền hát bài Hoa cau vườn trầu.
-
- Rức lác
- Nói chuyện ồn ào, rầm rĩ.
Quận Châu mới sợ, mở ngay cửa ra. Các quân chen vai nhau mà vào. Bấy giờ Quận Huy đã cỡi voi ra giữa sân, cầm gươm trỏ ra nói rằng:
- Ba quân bay không được rức lác, phải đâu về đấy, không thì tao chém đầu chúng bay!
Các quân vẫn sợ thanh thuế Quận Huy, coi thấy cưỡi voi dữ dội, đều ngồi xuống cả, không dám nói gì.
(Hoàng Lê nhất thống chí)
-
- Trống chầu
- Loại trống lớn thường được đặt trên giá gỗ, đánh bằng dùi lớn trong các buổi hát bội, lễ hội đình chùa. Lưu ý: phân biệt với loại trống chầu gõ trong các buổi hát ả đào ở miền Bắc.
-
- Canh
- Đơn vị tính thời gian ban đêm ngày xưa. Người xưa chia một đêm ra thành năm canh (đêm năm canh, ngày sáu khắc). Theo đó, canh một là giờ Tuất (19-21h), canh hai là giờ Hợi (21-23h), canh ba là giờ Tí (23h-1h sáng), canh tư là giờ Sửu (1h-3h), canh năm là giờ Dần (3h-5h). Mỗi lúc sang canh thường có trống điểm, gọi là trống canh.
-
- Bài này nói về dòng họ của Thoại Thái Vương Nguyễn Phúc Hồng Y. "Ba vua" gồm có: Dục Đức (con trai của Thoại Thái Vương, bị phế truất và bỏ đói cho đến chết), Thành Thái (con trai của vua Dục Đức, chủ trương chống Pháp nên bị đày ra đảo Réunion), và Duy Tân (con trai vua Thành Thái, cùng bị đày với cha).
-
- Chè
- Cũng gọi là trà, tên chung của một số loại cây được trồng lấy lá nấu thành nước uống. Một loại có thân mọc cao, lá lớn và dày, có thể hái về vò nát để nấu uống tươi, gọi là chè xanh. Loại thứ hai là chè đồn điền du nhập từ phương Tây, cây thấp, lá nhỏ, thường phải ủ rồi mới nấu nước, hiện được trồng ở nhiều nơi, phổ biến nhất là Thái Nguyên và Bảo Lộc thành một ngành công nghiệp.
-
- Thuốc lào
- Theo học giả Đào Duy Anh, cây thuốc lào có lẽ từ Lào du nhập vào Việt Nam nên mới có tên gọi như thế. Sách Vân Đài loại ngữ và Đồng Khánh dư địa chí gọi cây thuốc lào là tương tư thảo (cỏ nhớ thương), vì người nghiện thuốc lào mà hai, ba ngày không được hút thì trong người luôn cảm thấy bứt rứt khó chịu, trong đầu luôn luôn nghĩ đến một hơi thuốc, giống như nhớ người yêu lâu ngày không gặp. Thời xưa, ngoài "miếng trầu là đầu câu chuyện," thuốc lào cũng được đem ra để mời khách. Hút thuốc lào (cũng gọi là ăn thuốc lào) cần có công cụ riêng gọi là điếu.
Thuốc lào thường được đóng thành bánh để lưu trữ, gọi là bánh thuốc lào.
-
- Kê
- Cây lương thực cùng họ với lúa, quả rất nhỏ, thường gọi là hạt, màu vàng, tập trung thành một bông dài.
-
- Trang
- Thôn xóm, ruộng nương, nhà cửa ở vùng quê, vườn trại (từ Hán Việt).
-
- Lộng
- Vùng biển gần bờ, phân biệt với khơi.
-
- Lộc Châu
- Địa danh trước kia là một xã thuộc huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh.
-
- Niết bàn
- Dịch âm từ gốc tiếng Phạn nirvāṇa, một khái niệm trong Phật giáo và Ấn Độ giáo, chỉ trạng thái giác ngộ, không còn vướng mắc với những ràng buộc của thế gian (tham, sân, si, dục vọng, khổ não...), đoạn tuyệt với nghiệp và không còn chịu quy luật nhân duyên.
-
- Cửa tam quan
- Cũng gọi là cổng tam quan, mái tam quan, loại cổng có ba lối đi thường thấy ở chùa chiền theo lối kiến trúc truyền thống.