Tìm kiếm "vì sao"

Chú thích

  1. Măng
    Thân tre, trúc khi vừa nhú lên khỏi mặt đất, còn non, ăn được.

    Măng tre

    Măng tre

  2. Chà Và
    Việt hóa từ âm chữ Java, chỉ đảo Java ở Indonesia. Nhưng do từ xưa, người Việt chưa phân biệt rõ về địa lý và nhân chủng của khu vực biển đảo phía nam nên dùng từ "người Chà Và" để gọi chung những người có nguồn gốc từ Ấn Độ, Malaysia, Indonesia di cư đến Việt Nam.
  3. Thạch đen
    Còn gọi là sương sáo hay xưng xáo, một loại cây thân thảo, lá mọc đối, nguyên, dày, mép có răng cưa. Thân cây và lá cây được chế biến thành thạch sương sa, một món ăn rất phổ biến và được ưa chuộng trong mùa hè. Cái tên sương sáo là đọc trại từ chữ xiên xáo, cách phát âm chữ tiên thảo (cỏ tiên) của người Triều Châu.

    Cây sương sáo

    Cây sương sáo

    Thạch sương sáo

    Thạch sương sáo

  4. Sương sa
    Tên một loại thạch trắng được chế biến từ một số loại rong biển, tảo biển không độc. Sương sa hay được dùng chung với nước đường và nước cốt dừa để làm món giải khát, rất được ưa chuộng trong mùa hè.

    Sương sa cacao-dừa

    Sương sa cacao-dừa

  5. Trám
    Người Nam Bộ gọi là cà na từ cách phát âm của người Triều Châu, âm Hán Việt là cảm lãm, một loại cây thân gỗ thường đươc trồng để lấy gỗ và nhựa. Quả trám căng tròn màu xanh nhạt, dài hơn một lóng tay, vị chua chua hơi chát, dùng kho cá hoặc muối dưa.

    Trái cà na

    Trái trám

  6. Cánh chỉ
    Chú thích này đang để ngỏ. Nếu bạn có thông tin về Cánh chỉ, hãy đóng góp cho chúng tôi.
  7. Thèo lèo
    Một loại kẹo được ăn kèm khi uống trà. Người Trung Quốc gọi các thứ kẹo dùng kèm khi uống trà là 茶料, âm Hán Việt là trà liệu. Người Việt Nam nghe Hoa kiều Triều Châu phát âm nghe như tề liếu/tề léo nên phiên thành thèo lèo.

    Kẹo thèo lèo

    Kẹo thèo lèo

  8. Ví dầu
    Nếu mà, nhược bằng (từ cổ). Cũng nói là ví dù.
  9. Dùn
    Chùng (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
  10. Vì chưng
    Bởi vì (từ cổ).
  11. Vi
    Vây.
  12. Hàng vây (gai) cứng trên sống lưng cá (từ Hán Việt).
  13. Với. Từ này ở Trung và Nam Bộ phát âm thành dí.
  14. Lưới ba
    Chú thích này đang để ngỏ. Nếu bạn có thông tin về Lưới ba, hãy đóng góp cho chúng tôi.
  15. Bố vi
    Bủa vây.
  16. Nhất, nhị, tam... cửu, thập là các số đếm từ 1 đến 10 (từ Hán Việt).
  17. Hát ví
    Lối hát giao duyên nam nữ phổ biến ở vùng Nghệ Tĩnh, xưa kia thường dùng để trao đổi tình cảm giữa đôi trai gái.
  18. Lịch
    Lịch lãm, thanh lịch. Cũng hiểu là xinh đẹp.
  19. Văn nhân
    Người viết văn hoặc có kiến thức về văn học; người trí thức.

    Trông chừng thấy một văn nhân,
    Lỏng buông tay khấu bước lần dặm băng.

    (Truyện Kiều)

  20. Não nuột
    Buồn một cách thấm thía. Còn nói não nà .

    Nghe não nuột mấy dây buồn bực
    Dường than niềm tấm tức bấy lâu

    (Tì bà hành - Bạch Cư Dị, bản dịch của Phan Huy Thực)

  21. Nỏ
    Không, chẳng (phương ngữ Trung Bộ).
  22. Rứa mà
    Thế mà (phương ngữ Trung Bộ).
  23. Hàn vi
    Nghèo hèn (từ Hán Việt)
  24. Vân vi
    Đầu đuôi câu chuyện, đầu đuôi sự tình (từ cũ).
  25. Dĩ thực vi tiên
    Lấy miếng ăn làm đầu (thành ngữ Hán Việt).
  26. Nói thả nói ví
    Nói xa nói gần, nói cạnh khóe.
  27. Đặng
    Được, để, nhằm (từ cũ, phương ngữ).
  28. Lợi
    Lại (phương ngữ Nam Bộ).
  29. Đuổi (theo). Từ này ở Trung và Nam Bộ phát âm thành .