Tìm kiếm "mồng tám"
-
-
Bài này có từ ngữ và/hoặc nội dung nhạy cảm.
Hãy cân nhắc trước khi bấm xem.Ra đường con mắt ngó nghiêng
-
Vợ chồng người ta sao đủ đôi đủ bạn
-
Nghèo rớt mùng tơi
-
Vỏ quýt dày có móng tay nhọn
Vỏ quýt dày có móng tay nhọn
-
Khôn sống mống chết
-
Con dại cái mang
Con dại cái mang
Dị bản
-
Muốn lấy chồng mà chồng không lấy
Muốn lấy chồng mà chồng không lấy
Biết họ nhà chồng bán mấy mà mua
Mong cho thiên hạ được mùa
Đi gặt đi hái mà mua lấy chồng.Dị bản
Muốn lấy chồng mà chồng chẳng lấy
Biết giá chồng đáng mấy mà mua.
Mong cho thiên hạ được mùa
Đi gặt đi hái mà mua lấy chồng.
-
Đưa anh về tới Rạch Chanh
-
Ngọc nhìn lâu sẽ tìm thấy vết
Ngọc nhìn lâu sẽ tìm thấy vết
Hoa để gần sẽ hết mùi hương
Xa nhau mong ước mơ màng
Gần nhau rồi sẽ phụ phàng biết đâu -
Anh mong cho cả gió đông
-
Ước gì có cánh như chim
Ước gì có cánh như chim
Bay cao liệng thấp đi tìm người thương -
Đồng không mông quạnh
-
Lúa xanh lúa trổ bông nhanh
Lúa xanh lúa trổ bông nhanh
Em xanh em cũng muốn anh hẹn hò -
Ước gì cùng ở một nhà
-
Dưa hấu dưa gang là làng Mông Phụ
-
Bao giờ mống Mắt mống Mê
-
Mống mọc đàng đông, bồ không lại có
-
Mềm nắn, rắn buông
Mềm nắn, rắn buông
-
Nhắn người ở tận chốn xa
Chú thích
-
- Chốc mòng
- Ước mong, muốn cho được (theo Đại Nam quấc âm tự vị - Huình Tịnh Của). Có nơi giảng: bấy lâu, bấy nay. Còn viết là chóc mòng.
Nước non cách mấy buồng thêu
Những là trộm nhớ thầm yêu chốc mòng
(Truyện Kiều)
-
- Vê
- Động tác dùng ngón trỏ và ngón cái mà vo viên cho tròn.
-
- Mồng đốc
- Âm vật, một cơ quan sinh dục nữ. Tục còn gọi là hột (hay hạt) le, cái thè le, hoặc hạt chay.
-
- Nhạn
- Vốn nghĩa là con ngỗng trời. Theo Thiều Chửu: Chim nhạn, mùa thu lại, mùa xuân đi, cho nên gọi là hậu điểu 候鳥 chim mùa. Chim nhạn bay có thứ tự, nên anh em gọi là nhạn tự 雁序. Có khi viết là nhạn 鴈. Ta gọi là con chim mòng. Đại Nam quấc âm tự vị của Huình Tịnh Paulus Của cũng chép “Nhạn: Thứ chim giống con ngỗng.” Trong văn học cổ ta thường bắt gặp những cụm từ "nhạn kêu sương," "tin nhạn." Hiện nay từ này thường được dùng để chỉ chim én.
-
- Nghèo rớt mùng tơi
- Có hai cách hiểu về câu này. Theo cách phổ biến, mùng (mồng) tơi ở đây chỉ loại dây leo quấn, mập và nhớt, lá dày hình tim, lá và đọt thân non của mồng tơi thường được dùng để nấu canh ăn mát và có tính nhuận trường.
Khi nấu canh mùng tơi, lá mùng tơi có nhiều rớt (nhớt) nên khi múc canh vào bát, môi canh trơn tuột, không dính tí gì. Nghèo rớt mùng tơi là nghèo xơ nghèo xác không có chút của cải gì.
Theo cách giải thích thứ hai, mùng tơi là phần trên của chiếc áo tơi (phần dày nhất và khâu kĩ nhất) - loại áo khoác dùng để che mưa nắng, thường được làm bằng lá cây, thường là lá cọ, khâu chồng thành lớp gối lên nhau, rất quen thuộc trong các gia đình nông dân Việt Nam trước đây. Khi áo tơi rách thì mùng tơi vẫn còn, dùng cho đến khi rớt (rơi) hết mùng tơi chứng tỏ rất nghèo.
-
- Mống
- Dại dột (từ cổ).
-
- Sống
- Cũng nói là trống (chim trống, gà trống), chỉ người cha.
-
- Rạch Chanh
- Một con rạch bắt nguồn từ sông Hậu, đoạn chảy qua vùng nay là phường Phước Thới, quận Ô Môn, thành phố Cần Thơ. Rạch rộng 64m, sâu khoảng 3-4m.
-
- Mòng
- Cũng gọi là mòng mòng hoặc ruồi trâu, loài ruồi lớn chuyên hút máu trâu bò, truyền nhiễm bệnh dịch ở gia súc.
-
- Cả
- Lớn, nhiều (từ cổ).
-
- Mông
- Bãi trắng giữa những cánh đồng.
-
- Chum
- Đồ đựng bằng sành, bụng tròn, thường dùng để chứa mắm, nước hoặc gạo.
-
- Mông Phụ
- Một làng cổ nay thuộc địa phận Đường Lâm, Sơn Tây, Hà Nội. Làng có từ lâu đời, nhà cửa san sát, chủ yếu xây bằng đá ong, đến nay vẫn còn bảo tồn được những cảnh quan từ xưa. Trong làng có đình Mông Phụ, một trong những ngôi đình tiêu biểu cho kiến trúc đình chùa của người Việt xưa, hiện được công nhận là di tích cấp quốc gia.
-
- Mống
- Cầu vồng (phương ngữ).
-
- Mắt, Mê
- Hai hòn đảo nhỏ thuộc các huyện Diễn Châu, Nghi Lộc, tỉnh nghệ An.
-
- Bồ
- Đồ cỡ lớn đựng thóc lúa, thường đan bằng tre.
-
- Bén
- Chạm vào, quen với, gắn bó với.
Lá thư tình xưa nhớ lúc trao tay
Còn e ấp thuở duyên vừa mới bén
(Lá thư ngày trước - Vũ Hoàng Chương)
-
- Cầm bằng
- Kể như, coi như là (từ cũ).
-
- Câu đối
- Một thể loại sáng tác văn chương có nguồn gốc từ Trung Quốc, gồm hai vế đối nhau - nếu từ một người sáng tác gọi là vế trên và vế dưới, nếu một người nghĩ ra một vế để người khác làm vế kia thì gọi là vế ra (vế xuất) và vế đối. Câu đối thường biểu thị một ý chí, quan điểm, tình cảm của tác giả trước một hiện tượng, một sự việc nào đó trong đời sống xã hội. Nhân dân ta có phong tục viết hoặc xin câu đối trong các dịp lễ tết để cầu hạnh phúc, may mắn.
Một đôi câu đối chữ Hán:
Bảo kiếm phong tùng ma lệ xuất
Mai hoa hương tự khổ hàn lainghĩa là:
Hương hoa mai đến từ giá lạnh
Kiếm sắc quý là bởi giũa mài.
-
- Đình
- Công trình kiến trúc cổ truyền ở làng quê Việt Nam, là nơi thờ Thành hoàng, và cũng là nơi hội họp của người dân trong làng.