Tiền Tam Thai
Hậu cũng Tam Thai
Tả Di Lĩnh Hai Vai
Hữu Kỳ Giang ba ngả
Trai trong làng trong xã
Đều rả rích giao hiền
Trai đèn sách luyện rèn
Gái tằm tơ bông vải
Tìm kiếm "bà già"
-
-
Ai về nhắn với bà cai
-
Giàu ba họ cũng gần
Dị bản
-
Ông già Ba Tri
-
Con gái giống cha giàu ba họ
Con gái giống cha giàu ba họ
Con trai giống mẹ khó ba đời -
Tôi chầu bà chúa khoai lang
-
Giàu ba mươi sáu phố phường
-
Chiếc tàu Tây đậu ngay cửa Giã
Dị bản
-
Ai ơi chơi lấy kẻo chầy
-
Chập chiêng chập chóe
-
Chàng đi thiếp mới trồng hoa
-
Một giờ ra ngõ ngó trông
Một giờ ra ngõ ngó trông
Ngó lên ngó xuống cũng không thấy chàng
Hai giờ ra đứng đầu làng
Ngó lên ngó xuống không thấy chàng chàng ơi
Ba giờ giả chước đi chơi
Gặp người tình tứ gởi đôi lời nhắn nhe
Bốn giờ gió ủ mây che
Tưởng dè gần bạn ai ngờ mà xa
Năm giờ dời gót về nhà
Ngồi khoanh tay lại vậy mà sầu bi
Sáu giờ đèn hạt lưu ly
Nghĩ đi nghĩ lại không thấy gì người thương
Bảy giờ dọn dẹp trong giường
Đặt lưng xuống chiếu thả thường chiêm bao
Tám giờ tim lửng, dầu hao
Khi đi khi ở biết bao nhiêu tình
Chín giờ nghĩ giận phận mình
Trách răng căn số của mình mần ri
Mười giờ còn biết nói chi
Trách cho con tạo phân ly nghĩa tình
Mười một giờ mây lạc trăng chênh
Ai làm bạn cũ bênh lênh sao đành
Mười hai giờ kêu thấu trời xanh
Ai làm chim tước bỏ nhành lan mai. -
Bà Điểm giàu trầu, Chợ Cầu giàu nhuộm
-
Thế gian ba sự khôn chừa
-
Ai cùng gặt lúa đỏ đuôi
Ai cùng gặt lúa đỏ đuôi
Chàng về mà đập mà phơi kịp ngày
Ai mà giã gạo ba chày
Giã đi cho trắng gùi ngay cho chàng
Sẵn tiền mua bạc mua vàng
Sẵn tiền sắm áo cho chàng trẩy kinh
Sáng trời chàng mới tập binh
Em ngồi vò võ một mình em lo … -
Tùng rinh tùng rinh
-
Ông Liên Xô, bà Trung Quốc
Ông Liên Xô, bà Trung Quốc
Ông đi guốc, bà đi giầy
Ông nhảy dây, bà đá bóng
Ông đi tắm, bà cài then
Ông mua kem, bà xin miếng
Ông không cho, bà đá đítDị bản
Ông Liên Xô, bà Trung Quốc
Ông đi guốc, bà đi giầy
Ông nhảy dây, bà đá bóng
Ông đi tắm, bà đứng xem
Ông ăn kem, bà xin miếng,
Ông không cho, bà hét to
Đồ ki bo! Đồ ki bo!
-
Năm bảy gươm trường, anh đây không sợ
Dị bản
-
Cái phận nhà khó khổ thay
Cái phận nhà khó khổ thay
Ba năm giặt váy gặp ngày trời mưa -
Vừa bằng miệng thúng
Chú thích
-
- Tam Thai
- Theo phong tục nhiều làng quê Nghệ Tĩnh, người ta đắp trước làng 3 cồn đất, sau làng 3 cồn đất, tượng trưng những cái thai sinh nở bất tận.
-
- Hai Vai
- Còn có tên là lèn Dặm hoặc núi Di Lĩnh, một ngọn núi đá vôi (lèn) nằm giáp ranh giữa 3 xã Diễn Bình, Diễn Minh, Diễn Thắng của huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An. Lèn Hai Vai có chiều dài 800m, nơi rộng nhất 120m, nơi cao nhất 141m. Theo truyền thuyết, ông Đùng đánh giặc ngoại xâm đã đứng từ trên cao ném đá vào quân thù, tạo ra lèn Hai Vai, lèn Cờ, và lèn Trống.
-
- Ngã ba Phủ
- Cũng gọi là ngã Phủ hay Tam Kỳ Giang, ngã ba sông nơi sông La đổ vào sông Lam.
-
- Tằm
- Còn gọi là tằm tơ, ấu trùng của loài bướm tằm. Tằm ăn lá dâu tằm và nhả tơ thành kén. Tằm đã sẵn sàng nhả tơ được gọi là tằm chín, có màu vàng óng hoặc đỏ nâu bóng, trong suốt. Tơ tằm dùng để dệt lụa và có giá trị kinh tế cao.
-
- Bông vải
- Một loại cây thấp, được trồng từ rất sớm. Hoa bông mới trổ có màu trắng sữa, sau chuyển thành màu trắng phấn. Tiếp đó xuất hiện múi bông, sau 6 đến 9 tuần thì múi bông chín muồi chuyển sang màu nâu, khi nở lộ ra chất sợi mềm màu trắng. Sợi này là lông dài, mọc trên vỏ của hạt bông. Người ta thu hoạch bông để kéo sợi, dệt thành vải.
-
- Cai
- Từ gọi tắt của cai vệ, chức danh chỉ huy một tốp lính dưới thời thực dân Pháp.
-
- Cau
- Loại cây nhiều đốt, thân nhỏ và cao vút, có quả dùng để ăn với trầu.
-
- Dừa
- Loài cây lớn có thân hình trụ thẳng đứng, có thể cao 15 - 20m. Lá dài có khi tới 5m, có một gân chính to. Cây có hoa và quả quanh năm. Dừa được trồng nhiều ở các nước nhiệt đới vùng Thái Bình Dương. Ở nước ta, dừa có nhiều ở Bến Tre và Bình Định.
Tất cả các phần của quả dừa và cây dừa đều có thể sử dụng được. Phần cùi (cơm) dừa ăn được ở dạng tươi hay sấy khô. Nước dừa dùng làm nước giải khát hoặc chế biến thực phẩm. Sọ dừa làm hàng mỹ nghệ. Thân dừa làm thìa, đũa, v.v...
-
- Bần
- Nghèo (từ Hán Việt).
-
- Phú quý đa nhân hội
- Giàu sang thì nhiều người lân la đến làm quen.
-
- Ba Tri
- Địa danh nay là một huyện thuộc tỉnh Bến Tre, gắn liền với tên tuổi của Nguyễn Đình Chiểu (Đồ Chiểu) - nhà yêu nước, nhà giáo, nhà thơ lớn nhất của Nam Bộ vào cuối thế kỉ 19.
-
- Bánh giầy
- Cũng viết là bánh dầy hoặc bánh dày, một loại bánh truyền thống của dân tộc ta. Bánh thường được làm bằng xôi đã được giã thật mịn, có thể có nhân đậu xanh và sợi dừa với vị ngọt hoặc mặn. Bánh có thể được làm vào các dịp Tết cổ truyền của dân tộc Việt và vào ngày mùng 10 tháng 3 âm lịch (ngày giỗ tổ), nhằm thể hiện lòng biết ơn của con cháu đối với cha ông và đất trời xứ sở. Theo truyền thuyết, Lang Liêu, hoàng tử đời Hùng Vương thứ 6 là người nghĩ ra bánh chưng và bánh giầy.
Cùng với bánh chưng, bánh giầy có thể tượng trưng cho quan niệm về vũ trụ của người Việt xưa. Bánh có màu trắng, hình tròn, được coi là đặc trưng cho bầu trời trong tín ngưỡng của người Việt. Có ý kiến lại cho rằng bánh chưng và bánh giầy tượng trưng cho dương vật và âm hộ trong tín ngưỡng phồn thực Việt Nam.
-
- Ba mươi sáu phố
- Một cách gọi của đô thị cổ Hà Nội, khu vực dân cư nằm về phía đông của hoàng thành Thăng Long, nơi tập trung nhiều hoạt động buôn bán. Khu vực này rộng hơn khu phố cổ Hà Nội ngày nay.
"Ba mươi sáu" là một con số mang tính ước lệ, số phố thực tế nhiều hơn con số này, và thay đổi theo thời kì.
-
- Thị Nại
- Còn có tên là Thi Nại hoặc cửa Giã, một cửa biển nằm ở Bình Định trước kia, nay đã bị phù sa bồi lấp thành đầm Thị Nại thuộc thành phố Quy Nhơn. Tại đây từng xảy ra nhiều trận thủy chiến khốc liệt: trận Giáp Thân (1284) giữa quân Thoát Hoan (Mông Cổ) và thủy quân Chiêm Thành, các trận Nhâm Tý (1792), Quý Sửu (1793), Kỷ Tỵ (1799)... giữa quân Nguyễn Ánh và quân Tây Sơn. Ngày nay Thị Nại là một danh thắng của tỉnh Bình Định.
-
- Chợ Giã
- Tên một cái chợ nay thuộc thôn Xuân Phu, xã An Ninh Tây, huyện Tuy An, tỉnh Phú Yên.
-
- Chầy
- Trễ, chậm (từ cổ). Trong ca dao ta cũng thường gặp cụm từ "canh chầy," nghĩa là canh khuya, đêm khuya.
-
- Mạn
- Theo học giả An Chi, mạn là biến thể ngữ âm của miện, nay đọc thành diện, có nghĩa là "mặt", rồi nghĩa phái sinh là "phía," "miền," "miệt" (như "miệt vườn")...
-
- Bình vôi
- Ngày xưa nhân dân ta thường hay ăn trầu với cau và vôi. Bình vôi là dụng cụ bằng gốm hay kim loại để đựng vôi ăn trầu, đôi khi được chế tác rất tinh xảo, và tùy theo hình dạng mà cũng gọi là ống vôi.
-
- Giành
- Còn gọi là trác, đồ đan bằng tre nứa hoặc mây, đáy phẳng, thành cao, thường dùng để chứa nông sản, gặp ở miền Bắc và một số tỉnh Bắc Trung Bộ.
-
- Phòng loan
- Phòng của đôi vợ chồng, nhất là vợ chồng mới cưới. Cũng có thể hiểu là phòng của người phụ nữ. Xem thêm chú thích Loan.
Người vào chung gối loan phòng
Nàng ra tựa bóng đèn chong canh dài
(Truyện Kiều)
-
- Giả chước
- Đánh lạc hướng người khác bằng cách làm điều gì đó để khỏi bị chú ý hoặc nghi ngờ.
-
- Đèn lưu ly
- Một loại đèn của Phật giáo, thường thấy trong các đình chùa, có dạng một đóa hoa sen.
-
- Tim
- Bấc đèn. Gọi vậy là bắt nguồn từ tên Hán Việt hỏa đăng tâm (tim của lửa đèn). Tim hay bấc đèn dầu là một sợi dây thường làm bằng bông, một đầu nhúng vào dầu, đầu kia nhô một chút khỏi bầu đèn. Để chỉnh độ sáng tối của đèn, người ta điều chỉnh độ dài ngắn của phần tim đèn nhô lên này bằng một hệ thống nút vặn.
-
- Răng
- Sao (phương ngữ Trung Bộ).
-
- Căn số
- Chỉ số mệnh của một người theo luật nhân quả của đạo Phật. Theo đạo Phật, số phận của một người là kết quả của những hành động trong đời sống hiện tại và cả trong những kiếp trước.
-
- Mần ri
- Như thế này (phương ngữ Trung Bộ).
-
- Chi
- Gì (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
-
- Tước
- Chim sẻ (từ Hán Việt).
-
- Bà Điểm
- Tên một xã thuộc huyện Hóc Môn, nằm ở phía Tây Bắc thành phố Hồ Chí Minh. Ngày trước nơi đây nổi tiếng là một trong "mười tám thôn vườn trầu." Về nguồn gốc tên gọi này hiện có ba giả thuyết:
1. Vào năm 1868, người dân Quảng Bình di cư vào vùng đất miền Nam khai phá, đến đây họ gặp người phụ nữ bán nước bên đường tên là Điểm nên đã dùng chính cái tên này để gọi tên cho vùng đất.
2. Khi Trương Định khởi binh chống Pháp, nghĩa quân đặt trạm liên lạc ở vùng này tại nhà một bà lão tên là Điểm.
3. Theo lí giải của Trương Vĩnh Ký, Bà Điểm là tên của một trong sáu bà vợ của Lãnh binh Nguyễn Ngọc Thăng (thường được gọi là Lãnh binh Thăng), người đã xây dựng cầu Ông Lãnh. Ông mua đất và xây cất sáu cái chợ to, mỗi chợ mang tên một bà vợ. Từ đó, vùng đất có chợ Bà Điểm thuộc huyện Hóc Môn mang tên gọi này.
-
- Chợ Cầu
- Còn gọi là Bến Phân (trước là nơi hay nhập phân tằm cho vườn trầu Hóc Môn-Bà Điểm), tên một địa danh nằm ven rạch Tham Lương, nay chỉ còn là tên chợ và cây cầu thuộc xã Đông Hưng Thuận, quận 12, thành phố Hồ Chí Minh. Trước đây nổi tiếng với nghề nhuộm.
-
- Khôn
- Khó mà, không thể.
-
- Lúa đỏ đuôi
- Lúa vừa đến độ chín, đầu bông có các hạt mới hoe vàng.
-
- Trẩy
- Đi đến nơi xa (thường nói về một số đông người). Trẩy hội nghĩa là đi dự ngày hội hằng năm.
-
- Bòng
- Một loại quả rất giống bưởi. Ở một số tỉnh miền Trung, người ta không phân biệt bưởi và bòng. Trong ca dao hay có sự chơi chữ giữa chữ "bòng" trong "đèo bòng" và quả bòng.
-
- Súng hai nòng
- Loại súng trường có hai ống, một ống hơi và buồng súng ghép song song nhau. Người ta cũng gọi súng này là súng hai lòng, nên cụ Nguyễn Đình Chiểu gọi là súng song tâm.
Các bậc sĩ nông công cổ, liều mang tai với súng song tâm
Mấy nơi tổng lý xã thôn, đều mang hại cùng cờ tam sắc
(Văn tế nghĩa sĩ trận vong Lục tỉnh)
-
- Ba ngầu
- Hay ba ngù, hung dữ, lầm lì (phương ngữ Nam Bộ).
-
- Căn nợ
- Món nợ nần của đôi trai gái từ kiếp trước phải trả trong kiếp này, theo giáo lí nhà Phật.