Chớ chơi với thằng lé
Chớ ghé nhà thằng lùn
Chớ hùn với thằng hói
Chớ nói với thằng hô
Chớ sử dụng gia nô mặt ngựa
Chớ tựa thằng mắt trắng môi thâm
Chớ đồng lân với thằng mắt hí
Tìm kiếm "Vu Lan"
-
-
Chính chuyên chết cũng ra ma
-
Mặt sáng như gương Tàu, đầu bóng như vải lĩnh
-
Làm lính qua đèo sợ ải
Dị bản
Đi lính sợ trèo ải
Làm sãi sợ chú Lăng Nghiêm
-
Một lần cất nhà bằng ba lần cha chết
-
Cha mẹ nuôi con biển hồ lai láng
Dị bản
Cha mẹ nuôi con bằng trời bằng bể
Con nuôi cha mẹ con kể từng ngày
-
Vua tôi sẵn có nghĩa dày
-
Khi lành cho nhau ăn cháy
Dị bản
-
Trai ham của bể thì hèn
Trai ham của bể thì hèn
Gái ham của chợ có phen lỡ làng. -
Trời mưa bong bóng phập phồng
Trời mưa bong bóng phập phồng
Mẹ đi lấy chồng con ở với ai?
Chẳng thà ăn sắn ăn khoai
Không ở dượng ghẻ om tai láng giềngDị bản
Trời mưa bong bóng phập phồng
Mẹ đi lấy chồng con ở với ai?
– Con đói thì con ăn khoai
Con đừng khóc nữa, điếc tai láng giềng!
-
Áo cứ tràng, làng cứ xã
Dị bản
-
Muốn trong bậu uống nước dừa
-
Ở đời có bốn cái ngu
-
Đấy vàng đây cũng đồng đen
-
Trên rừng thì hổ lang, dưới làng thì mặt rỗ
-
Một mai trống lủng khó hàn
Dị bản
-
Chim với phượng cũng kể loài hai chân
Dị bản
-
Ai ơi chớ nghĩ mình hèn
-
Vô rú mà đốn săng, vào rừng mà đẵn gỗ
-
Trời sinh trái mít có gai
Trời sinh trái mít có gai
Con hư tại mẹ dẫn trai vào nhà
Chú thích
-
- Gia nô
- Những người hầu hạ phục dịch trong nhà (từ Hán Việt).
-
- Đồng lân
- Hàng xóm (từ Hán Việt). Theo Thiều Chửu: Ngày xưa cứ năm nhà ở một khu gọi là lân, các nhà ở gần nhà mình đều gọi là lân.
-
- Chính chuyên
- Tiết hạnh, chung thủy với chồng (từ Hán Việt).
-
- Vải lĩnh
- Còn gọi là lãnh, loại vải dệt bằng tơ tằm nõn, một mặt bóng mịn, một mặt mờ. Lĩnh được cho là quý hơn lụa, có quy trình sản xuất rất cầu kì. Vải lãnh thường có màu đen, trơn bóng hoặc có hoa, gọi là lĩnh hoa chanh, thường dùng để may quần dài cho các nhà quyền quý. Lĩnh Bưởi ở vùng Kẻ Bưởi miền Bắc (gồm các làng An Thái, Bái Ân, Hồ Khẩu, Trích Sài) và lãnh Mỹ A ở miền Nam là hai loại vải lãnh nổi tiếng ở nước ta.
Khăn nhỏ, đuôi gà cao
Lưng đeo dải yếm đào
Quần lĩnh, áo the mới
Tay cầm nón quai thao
(Chùa Hương - Nguyễn Nhược Pháp)
-
- Ải
- Chỗ qua lại hẹp và hiểm trở trên biên giới giữa các nước hoặc thành trì, trước đây thường có đặt đồn binh. Cũng gọi là quan ải.
-
- Sãi
- Người đàn ông làm nghề giữ chùa.
-
- Kinh Lăng nghiêm
- Một bộ kinh Đại Thừa quan trọng của Phật học.
-
- Một lần cất nhà bằng ba lần cha chết
- Ở Bình Định, xây nhà lá mái rất kì công và là một dịp trọng đại trong đời người.
-
- Lai láng
- Tràn đầy khắp nơi như đâu cũng có. Từ này cũng được dùng để chỉ trạng thái tình cảm chứa chan, tràn ngập.
Lòng thơ lai láng bồi hồi,
Gốc cây lại vạch một bài cổ thi.
(Truyện Kiều)
-
- Quạt nồng ấp lạnh
- Do chữ Đông ôn hạ sảnh: Quạt khi trời mát, đắp chiếu chăn ấm khi trời rét lạnh, nói đạo làm con phụng dưỡng cha mẹ. Tích quạt nồng ấp lạnh lấy từ sách Nhị thập tứ hiếu của Quách Cự Nghiệp đời nhà Nguyên, Trung Quốc: Ðời Hậu Hán có đứa trẻ lên chín tên là Hoàng Hương. Mẹ mất sớm, Hoàng Hương ở với cha. Vào muà hạ, thời tiết về đêm nóng nực oi bức, Hoàng Hương thường xuyên quạt màn chiếu, chăn đệm cho thoáng mát trước khi cha ngủ. Muà đông, tiết trời lạnh lẽo, đêm đêm trước khi cha đi ngủ, Hoàng Hương vào giường cha nằm lăn qua trở lại rất lâu, để mền chiếu ấm hơi người cho cha được ngon giấc.
Xót người tựa cửa hôm mai
Quạt nồng ấp lạnh những ai đó giờ?
(Truyện Kiều)
-
- Cháy
- Lớp cơm sát đáy nồi bị sém vàng đóng thành mảng.
-
- Quạt mo
- Quạt làm bằng mo cau. Sau khi cau trổ bông, tàu cau úa vàng rồi rụng xuống, được người ta nhặt đem phơi khô, ép thẳng rồi cắt thành hình chiếc quạt vừa tay cầm.
-
- Om
- To tiếng, ồn ào, gây cảm giác khó chịu.
-
- Tràng
- Cổ áo (từ cũ), nay cũng được hiểu là vạt trước (của áo dài).
-
- Xã
- Người có chức vị trong làng xã ngày xưa.
-
- Áo cứ tràng, làng cứ xã
- Cổ áo là bộ phận chủ chốt của áo, cũng như xã là chức quản lí cao cấp của làng. Câu này nói về trách nhiệm của người đứng đầu trong một tập thể.
-
- Lí trưởng
- Tên một chức quan đứng đầu làng (lí: làng, trưởng: đứng đầu), bắt đầu có từ đời Minh Mệnh nhà Nguyễn.
-
- Bậu
- Cũng nói là em bậu, tiếng gọi người tiếp chuyện với mình, khác giới tính, có ý thương mến, thân mật. Cách xưng hô "qua, bậu" thường được dùng trong quan hệ vợ chồng, người yêu (phương ngữ Nam Bộ).
-
- Lang vân
- Lang chạ, trắc nết.
-
- Làm mai
- Còn gọi là làm mối, mai mối. Người làm mai gọi là ông (bà) mối hay ông (bà) mai, là người đứng trung gian, giới thiệu cho hai bên trai gái làm quen hoặc cưới nhau.
-
- Lãnh nợ
- Trả nợ hoặc vay mượn giúp người khác. Có bản chép: gánh nợ, giải nợ.
-
- Gác cu
- Bẫy chim cu bằng lồng bẫy có sử dụng chim mồi.
-
- Gọi làm mai là ngu vì khi cuộc hôn nhân không được hạnh phúc, người mai mối thường bị "đổ thừa."
Gọi lãnh nợ là ngu vì nếu người vay quỵt nợ thì người lãnh nợ phải trả nợ thay.
Gọi gác cu là ngu vì đây là một công việc vất vả cực nhọc, tốn rất nhiều thời gian, lại nguy hiểm, dễ bị côn trùng và rắn độc cắn.
Gọi cầm chầu là ngu vì việc hay dở là tùy vào cảm thụ của mỗi người, rất khó làm vừa lòng tất cả.
-
- Đồng đen
- Hợp kim đồng và thiếc, màu đen bóng, thường dùng để đúc tượng.
-
- Hồ Tây
- Còn có các tên gọi khác như đầm Xác Cáo, hồ Kim Ngưu, Lãng Bạc, Dâm Đàm, Đoài Hồ, là hồ nước tự nhiên lớn nhất ở nội thành Hà Nội, có diện tích hơn 500 ha với chu vi là 18 km. Hồ là một đoạn của sông Hồng ngày trước. Từ xa xưa, hồ Tây đã là một thắng cảnh nổi tiếng, nhiều lần được đưa vào văn chương nghệ thuật.
-
- Lang
- Chó sói. Theo Thiều Chửu: Tính tàn ác như hổ, cho nên gọi các kẻ tàn bạo là lang hổ 狼虎.
-
- Lủng
- Thủng (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
-
- Dùn
- Chùng (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
-
- Ngoan
- Giỏi giang, lanh lợi (từ cổ).
-
- Bạn lan
- Từ Hán Việt là lan hữu, chỉ người bạn quân tử đáng quý như hoa lan.
-
- Phượng hoàng
- Một loài chim trong thần thoại Trung Quốc và các nước chịu ảnh hưởng. Trước đây, con trống được gọi là Phượng (hay phụng) còn con mái được gọi là Hoàng, nhưng ngày nay thì sự phân biệt đực, cái đã gần như không còn, và phượng hoàng được xem là giống cái, trong khi rồng được xem là giống đực. Phượng hoàng là vua của các loài chim, tượng trưng cho sự thanh cao.
-
- Cú
- Một loài chim ăn thịt, thường kiếm mồi vào ban đêm, có mắt lớn ở phía trước đầu. Người xưa xem cú là loài vật xấu xa, tượng trưng cho những người hoặc việc xấu, việc xui xẻo.
-
- Lắng
- Để yên cho cấn, bã chìm xuống đáy. Cũng gọi là lóng.
-
- Rú
- Núi, rừng nói chung (phương ngữ Trung Bộ).
-
- Săng lẻ
- Còn có tên là bằng lăng, một loại cây cho gỗ dùng làm nhà, đóng thuyền.