Thuế làng nào làng ấy gánh
Thánh làng nào làng ấy thờ
Tìm kiếm "Vu Lan"
-
-
Tóc mây lại bới khăn sồng
-
Lỗ hà ra lỗ hổng
Lỗ hà ra lỗ hổng
-
Cù bơ cù bất
Cù bơ cù bất
Dị bản
Cù bất cù bơ
Cầu bơ cầu bất
Cà bơ cà bất
-
Đôi bên là kẻ thuộc quen
Đôi bên là kẻ thuộc quen
Trong cơn tối lửa tắt đèn có nhau. -
Ăn chơi cho hết tháng hai
-
Còn trời còn nước còn non
Còn trời còn nước còn non
Còn trăng còn gió đây còn lẳng lơ -
Ăn ở thiện có thiện thần biết, ăn ở ác có ác thần hay
Ăn ở thiện có thiện thần biết,
Ăn ở ác có ác thần hay. -
Trời ơi, nắng miết không mưa
-
Đổi trắng thay đen
Đổi trắng thay đen
-
Một lần thì kín, chín lần thì hở
-
Lá lành đùm lá rách
Lá lành đùm lá rách
-
Kẻ tám lạng người nửa cân
-
Canh cánh bên lòng
Canh cánh bên lòng
-
Im lặng là vàng
Im lặng là vàng
-
Củ lang nấu với củ mì
-
Đối đáp
– Trọc gì ?
– Trọc đầu.
– Đầu gì?
– Đầu tàu.
– Tàu gì?
– Tàu hoả.
– Hoả gì?
– Hoả tốc.
– Tốc gì?
– Tốc hành.
– Hành gì?
– Hành củ.
– Củ gì?
– Củ khoai.
– Khoai gì?
– Khoai lang.
– Lang gì?
– Lang trọc.
– Trọc gì?
– Trọc đầu. -
Bậu đừng đỏng đảnh, đòi lãnh với lương
-
Ai đem chú ủi sang sông
-
Ăn không ngon, ngủ không yên
Ăn không ngon, ngủ không yên
Chú thích
-
- Đình
- Công trình kiến trúc cổ truyền ở làng quê Việt Nam, là nơi thờ Thành hoàng, và cũng là nơi hội họp của người dân trong làng.
-
- Miết
- Hoài, mãi (phương ngữ Trung Bộ và Nam Bộ).
-
- Lan
- Tên chung của một họ cây thân thảo lưu niên, thường cho hoa đẹp, do đó được trồng rất phổ biến. Hoa lan rất đa dạng về màu sắc và hình dạng, nhưng hoa của tất cả những loài lan đều có cấu tạo gồm ba lá đài và ba cánh hoa, trong đó có một cánh môi, luôn to hơn và có hình dạng rất khác hai cánh hoa còn lại. Vì ba lá đài của hoa lan khá giống với những cánh hoa chính nên thường có sự nhầm lẫn là hoa lan có sáu cánh. Hoa lan thường được chia làm phong lan, sống trên những thân gỗ mục lơ lửng trên cao, và địa lan, mọc trên lớp đất mùn. Hoa lan ưa nơi râm mát và độ ẩm cao nên những khu rừng và cao nguyên ở nước ta như Nam Cát Tiên, Tây Nguyên, Yên Bái, Sa Pa là nơi sống của nhiều loài lan quý như giả hạc, ngọc điểm, lan hài, ...
-
- Huệ
- Một loài cây nở hoa rất thơm về đêm. Vì đặc tính độc đáo ấy, huệ còn có tên là dạ lai hương (thơm về đêm). Huệ được dùng nhiều trong việc cúng, lễ mà ít dùng để tặng nhau. Lưu ý phân biệt với hoa huệ tây, còn gọi là hoa loa kèn.
-
- Một lần thì kín, chín lần thì hở
- Câu này có hai cách giải nghĩa:
1. Người khéo gói một lần là kín, người vụng gói nhiều lần vẫn hở.
2. Việc làm vụng trộm nhiều lần sẽ bị phát hiện, không thể giấu mãi được.
-
- Khoai lang
- Một loại cây nông nghiệp với rễ củ lớn, chứa nhiều tinh bột, có vị ngọt, gọi là củ khoai lang. Nhân dân ta trồng và sử dụng khoai lang làm lương thực, tận dụng cả phần củ (rễ), thân, và lá.
-
- Khoai mì
- Miền Trung và Nam gọi là sắn, một loại cây lương thực cho củ. Củ sắn dùng để ăn tươi, làm thức ăn gia súc, chế biến sắn lát khô, bột sắn nghiền, tinh bột sắn... Sắn cũng thường được ăn độn với cơm, nhất là trong thời kì khó khăn (như thời bao cấp).
-
- Bậu
- Cũng nói là em bậu, tiếng gọi người tiếp chuyện với mình, khác giới tính, có ý thương mến, thân mật. Cách xưng hô "qua, bậu" thường được dùng trong quan hệ vợ chồng, người yêu (phương ngữ Nam Bộ).
-
- Vải lĩnh
- Còn gọi là lãnh, loại vải dệt bằng tơ tằm nõn, một mặt bóng mịn, một mặt mờ. Lĩnh được cho là quý hơn lụa, có quy trình sản xuất rất cầu kì. Vải lãnh thường có màu đen, trơn bóng hoặc có hoa, gọi là lĩnh hoa chanh, thường dùng để may quần dài cho các nhà quyền quý. Lĩnh Bưởi ở vùng Kẻ Bưởi miền Bắc (gồm các làng An Thái, Bái Ân, Hồ Khẩu, Trích Sài) và lãnh Mỹ A ở miền Nam là hai loại vải lãnh nổi tiếng ở nước ta.
Khăn nhỏ, đuôi gà cao
Lưng đeo dải yếm đào
Quần lĩnh, áo the mới
Tay cầm nón quai thao
(Chùa Hương - Nguyễn Nhược Pháp)
-
- Lương
- Hàng dệt mỏng bằng tơ, ngày trước thường dùng để may áo dài đàn ông.
-
- Vải bô
- Loại vải xấu, thường chỉ những người lao động, người nhà nghèo mới mặc.
-
- Chú ủi
- Con heo, gọi một cách thân mật.