Trần Phương, Tố Hữu, Trần Quỳnh
Ba ông gộp lại dân tình đói meo
Tìm kiếm "Ba mẹ"
-
-
Thương chồng, phải khóc mụ gia
Dị bản
Thương chồng mà khắc mụ gia
Gẫm tôi với mụ có bà con chi
-
Con hư tại mẹ, cháu hư tại bà
Con hư tại mẹ,
Cháu hư tại bà -
Mụ gia là mụ gia còng
Mụ gia là mụ gia còng
Ăn ngày ba bữa lòng thòng chuyện dâu -
Em bán giống chi, em đi xuồng ba lá
-
Chồng thương chẳng sợ chi ai
Chồng thương chẳng sợ chi ai
Đũa bếp cho dài kẹp cổ mụ gia -
Chó béo đẹp mặt chủ nhà
Chó béo đẹp mặt chủ nhà
Nàng dâu rách rưới, mụ gia thẹn thùng -
Thế gian đã có lời ca
-
Bắt chấy cho mẹ chồng, thấy bồ nông dưới bể
Dị bản
-
Chồng ghét thì ra, mụ gia ghét thì vào
-
Mèo lành chẳng ở mả
-
Ông Tơ đành vấn Bà Nguyệt đành vương
-
Con cái khôn ngoan, vẻ vang cha mẹ
Con cái khôn ngoan, vẻ vang cha mẹ
Con cái ngu dại, tổn hại ông cha -
Nắng lên cho mối bắt gà
Nắng lên cho mối bắt gà
Một trăm đàn bà đánh giặc cho vua
Con tép nó kẹp con cua
Một bầy cá mại cõng rùa đi ăn
Chồn đèn cắn cổ chó săn
Chuột kêu chút chít, đòi ăn con mèo
Chó chạy, chồn rượt đuổi theo
Chuột gặm chân mèo, muỗi đốt cánh dơi
Cây cao bóng mát chơi vơi
Gà con tha quạ lên ngồi cành tre
Con voi ấp trứng sau hè
Gà con đi kiện, vịt què vô Nha
Nực cười rết nuốt trứng gà
Đàn ông có chửa, đàn bà có râu
Trai tơ sắm cối giã trầu
Bà già bạc đầu nằm ngửa trong nôi
Chẳng tin đốt đuốc mà coi
Thầy chùa đang ướp cá mòi nấu chay -
Kìa cành trúc, nọ cành mai
-
Bạc đồng em từng thấy, bạc giấy em từng cầm
-
Ru con con ngủ cho lành
Ru con con ngủ cho lành
Để mẹ gánh nước rửa bành cho voi
Muốn coi lên núi mà coi
Coi Bà Triệu tướng cưỡi voi đánh cồng .Dị bản
-
Ăn như rồng cuốn, nói như rồng leo, làm như mèo mửa
-
Gió đưa bụi chuối tùm lum
Gió đưa bụi chuối tùm lum
Mẹ anh như hùm ai dám làm dâuDị bản
-
Ham chi bó ló quan tiền
Chú thích
-
- Trần Phương
- Tên thật Vũ Văn Dung, từng giữ chức phó Thủ tướng (1982-1986). Ông là thành viên sáng lập Trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội (1996).
-
- Tố Hữu
- Còn gọi là Lành, tên thật Nguyễn Kim Thành, nhà thơ kiêm chính trị gia, từng giữ chức phó Thủ tướng (1980-1986).
-
- Trần Quỳnh
- Bí danh Ngọc, từng giữ chức phó Thủ tướng (1981-1987).
-
- Đoàn Trọng Truyến
- Bộ trưởng, Tổng Thư ký Hội đồng Bộ trưởng kiêm Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ (1984-1987).
-
- Bà gia
- Mẹ chồng hoặc mẹ vợ (cách gọi của một số địa phương miền Trung).
-
- Lụy
- Nhẫn nhịn, chiều theo ý người khác vì cần nhờ vả họ.
-
- Bả
- Bà ấy (phương ngữ một số vùng Trung và Nam Bộ).
-
- Chi
- Gì (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
-
- Xuồng ba lá
- Một loại xuồng (thuyền) đặc trưng cho vùng sông nước Nam Bộ. Có tên như vậy vì xuồng được làm từ ba tấm ván, gồm hai tấm hai bên làm be xuồng và một tấm giữa làm đáy xuồng. Để xuồng được cứng chắc, người ta dùng những chiếc “cong” tạo thành bộ khung mô phỏng bộ xương sườn của cá. Bộ cong này có nhiệm vụ cố định thân xuồng, chống đỡ sức ép của nước từ bên ngoài vào, đồng thời giữ chặt ván xuồng, giúp xuồng không bị biến dạng.
-
- Thơ
- Thư (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
-
- Ngầy
- Phiền nhiễu, bực mình.
-
- Bồ nông
- Một loài chim săn cá, có chiếc mỏ dài và túi cổ họng lớn đặc trưng để bắt con mồi.
-
- Bắt chấy cho mẹ chồng, thấy bồ nông dưới bể
- Con dâu ít khi quan tâm đến mẹ chồng. Theo nhà nghiên cứu Hoàng Tuấn Công: “[nàng dâu] tay thì rẽ tóc nhưng mắt lại ngóng nhìn tận đẩu tận đâu; nhìn thấy cả những thứ chẳng liên quan gì đến công việc của mình.”
-
- Chộ
- Thấy (phương ngữ Bắc Trung Bộ).
-
- Ba ba
- Động vật họ rùa mai mềm, thường có kích cỡ nhỏ hơn rùa, sống ở các vùng nước ngọt (hồ, ao, sông ngòi, đầm, v.v.). Ở nước ta có 5 loài rùa mai mềm: ba ba Nam Bộ, ba ba gai, giải, ba ba trơn, và giải sin hoe. Ba ba có bốn chân, không có đuôi, đầu có vẩy nhỏ, miệng nhiều răng.
-
- Đa đa
- Còn gọi là gà gô, một loài chim rừng, thường sống trên cây hoặc trong các bụi rậm trên núi cao, ăn sâu bọ, đuôi ngắn. Đa đa thường bị săn bắt để lấy thịt.
-
- Le le
- Tên một loài chim gần giống vịt trời, hay kiếm ăn ở vùng đồng ruộng hay bưng biền, gặp nhiều ở vùng Đồng Tháp Mười.
-
- Chồng ghét thì ra, mụ gia ghét thì vào
- Khi chồng giận dữ thì nên tránh đi, còn khi mẹ chồng la mắng thì nên biết chịu đựng làm lành.
-
- Mả
- Ngôi mộ.
-
- Nguyệt Lão
- Đời nhà Đường, có một người tên là Vi Cố đi kén vợ, gặp một ông cụ ngồi dựa túi xem sách dưới bóng trăng. Anh ta hỏi, thì ông cụ bảo sách ấy chép tên những người lấy nhau và túi ấy đựng những sợi chỉ hồng (xích thằng) để buộc chân hai người phải lấy nhau, không sao gỡ ra được nữa. Anh ta hỏi phải lấy ai, thì ông cụ chỉ một đứa bé lên ba tuổi ở trong tay một người đàn bà chột mắt đem rau ra bán ở chợ mà bảo đó là vợ Vi Cố. Vi Cố giận, sai người đâm con bé ấy, nhưng nó chỉ bị thương. Mười bốn năm sau, quả nhiên Vi Cố lấy người con gái ấy. Chữ "nguyệt lão" chúng ta thường dịch nôm na là "trăng già." Hai chữ "Ông Tơ" và "Bà Nguyệt" cũng bởi tích ấy mà ra, dùng chỉ vị thần lo chuyện kết nhân duyên. Mối nhân duyên cũng do thế mà thường được gọi là "mối tơ." Xem thêm: Hình tượng Ông Tơ Bà Nguyệt trong văn hóa dân gian.
-
- Phụ mẫu
- Cha mẹ (từ Hán Việt).
-
- Chồn đèn
- Một loại chồn nhỏ, có bộ lông màu hoe hoe, hung hung đỏ, chân thấp, mỏ dài nhỏ, răng rất sắc. Chồn đèn thường sống trong bụi rậm, ăn thức ăn chính là thịt động vật nhỏ như gà con, vịt con, chim, chuột, cá, lươn...
-
- Nha
- Sở quan (từ Hán Việt), nơi các quan làm việc. Theo Thiều Chửu: Ta gọi là quan nha 官衙 hay là nha môn 衙門 vì ngày xưa trước quân trướng đều cắm lá cờ có tua như cái răng lớn, nên gọi là nha môn 衙門, nguyên viết là 牙門.
-
- Cá mòi
- Một loại cá thuộc họ cá trích, có tập tục bơi thành đàn từ biển ngược lên nguồn vào tháng giêng để đẻ trứng, vì vậy nhân dân ta thường giăng lưới bắt cá mòi ở sông vào dịp này. Cá mòi ngon nhất là trứng cá, và thường được chế biến thành các món nướng, món kho. Cá mòi có hai loại: cá mòi lửa và cá mòi he.
-
- Trúc
- Một loại cây giống tre, mọc thành bụi, lá nhỏ và thưa hơn lá tre. Do trúc có dáng đẹp nên được trồng làm cây cảnh. Trong văn chương ngày xưa, trúc thường được dùng tượng trưng cho hình ảnh người quân tử, hoặc người con gái.
-
- Mai
- Còn gọi là mơ, một loại cây thân nhỏ, nhiều cành, rất phổ biến các nước Đông Á, nhất là Trung Quốc và Nhật Bản. Cây ra hoa vào cuối mùa đông, đầu mùa xuân. Hoa mai nhỏ, mỗi hoa có năm cánh, thường hoa có màu trắng, mặc dù một số giống mai có thể cho hoa màu hồng hay đỏ sẫm. Trong văn học cổ, mai thường được dùng như một hình ảnh ước lệ, đại diện cho người phụ nữ. Lưu ý, cây mai này không phải là loại mai vàng của miền Nam nước ta.
-
- Bác mẹ
- Cha mẹ (từ cổ).
-
- Đầm
- Gọi tắt của me đầm hoặc bà đầm, từ tiếng Pháp madame, nghĩa là quý bà. Từ này xuất hiện từ thời Pháp thuộc, thường có ý chế giễu, đả kích.
-
- Bành
- Ghế có lưng tựa, tay vịn, được mắc chặt trên lưng voi.
-
- Bà Triệu
- Tên gọi dân gian của Triệu Quốc Trinh, nữ anh hùng dân tộc, thủ lĩnh cuộc khởi nghĩa nông dân chống lại ách thống trị của nhà Ngô (Trung Quốc) vào năm 248. Theo truyền thuyết, mỗi khi ra trận bà cưỡi con voi trắng một ngà, tự tay đánh cồng để khích lệ tinh thần quân sĩ. Quân Ngô khiếp sợ trước uy bà, có câu:
Hoành qua đương hổ dị
Đối diện Bà vương nan(Vung giáo chống cọp dễ
Giáp mặt vua Bà khó)Theo Việt Nam sử lược, sau khi cuộc khởi nghĩa thất bại, Bà Triệu đã tuẫn tiết trên núi Tùng (xã Triệu Lộc, huyện Hậu Lộc, Thanh Hóa) vào năm Mậu Thìn (248), lúc mới 23 tuổi.
-
- Cồng
- Nhạc cụ dân tộc thuộc bộ gõ, được làm bằng đồng thau, hình tròn như chiếc nón quai thao, đường kính khoảng từ 20 cm đến 60 cm, ở giữa có hoặc không có núm. Người ta dùng dùi gỗ có quấn vải mềm (hoặc dùng tay) để đánh cồng, chiêng. Cồng, chiêng càng to thì tiếng càng trầm, càng nhỏ thì tiếng càng cao. Nhân dân ta thường đánh cồng chiêng trong các dịp lễ hội, hoặc khi ra trận để cổ vũ tinh thần quân sĩ.
-
- Quản tượng
- Người trông nom và điều khiển voi (từ Hán Việt).
-
- Vòi rồng
- Hiện tượng cột nước xoáy bốc lên từ biển, dân gian còn gọi là rồng cuốn.
-
- Chèm nhèm
- Tràn lan ra, không gọn ghẽ (phương ngữ).
-
- Hổng
- Không (khẩu ngữ Trung và Nam Bộ).
-
- Ló
- Lúa (phương ngữ Bắc Trung Bộ).