Dù cho cha đánh mẹ treo
Em cũng chẳng bỏ chùa Keo hôm rằm
Dù cho cha đánh mẹ vằm
Em cũng chẳng bỏ hôm rằm chùa Keo
Tìm kiếm "Bính Tý"
-
-
Xứ Đoài, xứ Bắc, xứ Đông
-
Ai qua núi Tản sông Đà
-
Ai qua Quán Cháo, Đồng Giao
-
Ai là con cháu Rồng Tiên
-
Hỡi cô thắt dải lưng xanh
-
Bẻ bông mà cắm lục bình
-
Sông Cầu nước chảy lơ thơ
-
Đò đưa mấy chuyến An Bình
-
Dẫu rằng ông nảo ông nao
-
Ai đã từng vào Nam ra Bắc
-
Con bò vàng ăn hòn núi bạc
-
Giữa năm Đinh Dậu mới rồi
Giữa năm Đinh Dậu mới rồi
Sư ông chùa Lãng là người đảm đang
Viết tờ quyên giáo các làng
Lãng Đông, Năng Nhượng chuyển sang Trực Tầm
Chiều hôm còn ở Đồng Xâm
Rạng mai Đắc Chúng, tối tầm Dục Dương
Cùng với nghĩa sĩ bốn phương
Phất cờ thần tướng mở đường thiên binh
Phá dinh công sứ Thái Bình
Sa cơ ông đã bỏ mình vì dân. -
Cha đời con gái Bộ La
-
Trai Trung Trữ, nữ Trường Yên
-
Sơn, Hà, Cảnh, Thổ, Văn, Võ, Cổ, Kim
-
Quảng Bình đẹp nhất quê ta
-
Dạ ai hoài cho dù xa ngái
-
Bao giờ Nhân Lý có đình
-
Thái Bình là đất ăn chơi
Thái Bình là đất ăn chơi,
Tay bị tay gậy khắp nơi tung hoành
Chú thích
-
- Chùa Keo
- Còn gọi là chùa Keo Thượng, một ngôi chùa cổ (xây năm 1630) thuộc xã Duy Nhất, huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình. Chùa nguyên là chùa Keo có từ thời Lý (tên Nghiêm Quang tự, sau đổi thành Thần Quang tự), được xây ở hương Giao Thủy (tên Nôm là Keo), phủ Hà Thanh, thuộc huyện Giao Thủy, tỉnh Nam Định. Năm 1611, nước sông Hồng dâng lên làm ngập hương Giao Thủy nên một bộ phận dân làng buộc phải di cư lập làng mới Dũng Nhuệ trên đất Thái Bình, xây chùa Keo mới gọi là chùa Keo Thượng (phân biệt với chùa Keo Hạ do nhóm di dân khác lập ở Nam Định cũng trong thời gian ấy). Chùa mang nét kiến trúc đặc sắc và tiêu biểu của thời Lê. Hàng năm vào các ngày đầu xuân và rằm tháng chín, nhân dân quanh vùng lại mở hội chùa rất đông vui.
-
- Xứ Đoài
- Tên gọi nôm na của xứ Sơn Tây, một xứ thừa tuyên (đơn vị hành chính) thời Hậu Lê, nằm về phía tây kinh thành Thăng Long.
-
- Kinh Bắc
- Một địa danh thuộc miền Bắc trước đây, hiện nay bao gồm toàn bộ ranh giới hai tỉnh Bắc Giang, Bắc Ninh và một phần nhỏ các tỉnh thành lân cận là Hà Nội (toàn bộ khu vực phía bắc sông Hồng là: Gia Lâm, Long Biên, Đông Anh, Mê Linh, Sóc Sơn); Hưng Yên (Văn Giang, Văn Lâm) và Lạng Sơn (Hữu Lũng). Là nơi có ba kinh đô cổ của Việt Nam gồm: Cổ Loa, Mê Linh và Long Biên. Kinh Bắc cùng với xứ Đoài là hai vùng văn hóa cổ nhất so với xứ Sơn Nam và xứ Đông, với nhiều di tích lịch sử có giá trị như Cổ Loa, đền Sóc, chùa Phật Tích, đền thờ Hai Bà Trưng...
Quê hương Kinh Bắc có dân ca quan họ và lễ hội Gióng được công nhận là di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại.
-
- Xứ Đông
- Tên một địa danh cổ, một trấn ở phía Đông của Kinh thành Thăng Long xưa. Xứ Đông bao gồm một vùng văn hóa rộng lớn ở Đông Bắc đồng bằng sông Hồng, gồm các tỉnh Hải Dương (nằm ở trung tâm), Hải Phòng, Quảng Ninh và một phần đất thuộc hai tỉnh Hưng Yên và Thái Bình.
-
- Sâm Đồng
- Tên làng Thâm đọc chệch đi, nay thuộc xã Hồng Phong, huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình. Nơi đây có mộ Trần Huệ Tông, gần ngôi mộ có miếu cổ thờ 7 đời vua nhà Trần.
-
- Tản Viên
- Tên một ngọn núi nổi tiếng thuộc dãy núi Ba Vì, huyện Ba Vì, Hà Nội. Tản Viên còn có tên gọi khác là Ngọc Tản, Tản Sơn hoặc Phượng Hoàng Sơn.
Tản Viên cao 1281m, gần đỉnh thắt lại, đến đỉnh lại xòe ra như chiếc ô nên gọi là Tản (傘). Chân núi này có đền Hạ, lưng chừng núi có đền Trung, đỉnh núi có đền Thượng là nơi thờ Sơn Tinh (Đức Thánh Tản). Núi Tản Viên là nơi gắn với huyền thoại về Sơn Tinh, một trong bốn vị thánh bất tử (tứ bất tử) của người Việt.
-
- Sông Đà
- Còn gọi là sông Bờ, phụ lưu lớn nhất của sông Hồng, bắt nguồn từ tỉnh Vân Nam, Trung Quốc, chảy theo hướng tây bắc - đông nam. Điểm đầu của sông Đà trên nước ta là biên giới Việt Nam - Trung Quốc tại huyện Mường Tè (Lai Châu). Sông chảy qua các tỉnh Tây Bắc là Lai Châu, Điện Biên, Sơn La, Hòa Bình, nhập với sông Hồng ở "ngã ba sông" (Việt Trì, Phú Thọ).
-
- Tu Vũ
- Tên một làng nay thuộc xã Tu Vũ, huyện Thanh Thủy, tỉnh Phú Thọ, nằm trên đường từ Hòa Bình đi Phú Thọ.
-
- Quán Cháo
- Địa danh nay thuộc huyện Yên Mô, tỉnh Ninh Bình. Ngày xưa nơi đây là rừng rậm, hiện nay vẫn còn đền Quán Cháo, tương truyền là nơi tiên nữ nhập vào người con gái sở tại để nấu cháo dâng cho quân lính Tây Sơn trước giờ xung trận trong cuộc chiến chống quân Thanh xâm lược.
-
- Đồng Giao
- Địa danh thuộc huyện Yên Mô, huyện Ninh Bình hiện nay. Xưa kia đây là một vùng rừng rậm hẻo lánh.
-
- Con Rồng cháu Tiên
- Người Việt Nam tự nhận mình là con của rồng (Lạc Long Quân) và tiên (Âu Cơ). Tương truyền, Lạc Long Quân và Âu Cơ lấy nhau đẻ ra một bọc trăm trứng, nở ra trăm con. Năm mươi con theo cha xuống biển, năm mươi con theo mẹ lên núi, cùng sinh con đẻ cái tạo thành nòi giống người Việt.
-
- Trường Yên
- Một làng nay thuộc xã Trường Yên, huyện Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình. Vào thế kỉ thứ 10, đây là kinh đô Hoa Lư của nước ta, lúc ấy quốc hiệu là Đại Cồ Việt. Tại đây có đền thờ Đinh Tiên Hoàng trên nền cung điện Hoa Lư xưa, và đền thờ Lê Đại Hành ở gần đó. Hằng năm vào tháng 2, nhân dân tổ chức lễ hội ghi nhớ công lao của hai vị vua dựng nước và giữ nước này.
-
- Đinh Tiên Hoàng
- Tên húy là Đinh Bộ Lĩnh (924 - 979), vị vua sáng lập nhà Đinh, nước Đại Cồ Việt trong lịch sử nước ta. Ông là người có công dẹp loạn 12 sứ quân, thống nhất giang sơn và trở thành hoàng đế đầu tiên của Việt Nam sau 1000 năm Bắc thuộc. Đại Cồ Việt là nhà nước mở đầu cho thời đại độc lập, tự chủ, xây dựng chế độ quân chủ tập quyền ở Việt Nam.
Ông sinh ở thôn Kim Lư, làng Đại Hữu, châu Đại Hoàng (nay thuộc xã Gia Phương, Gia Viễn, Ninh Bình). Tương truyền thuở bé ông đi chăn trâu cho chú, hay cùng bạn bè cưỡi trâu tập trận giả, lấy bông lau làm cờ. Vì vậy khi nhắc đến ông, hậu thế thường nhắc đến các cụm từ cờ lau tập trận, cờ lau dựng nước...
-
- Lê Đại Hành
- Tên húy là Lê Hoàn (941 – 1005), vị vua đầu tiên của nhà Tiền Lê, trị vì từ 980 đến 1005. Ông không chỉ là một vị hoàng đế có những đóng góp lớn trong chống quân Tống phương Bắc, quân Chiêm phương Nam, giữ gìn và củng cố nền độc lập dân tộc mà còn có nhiều công lao trong sự nghiệp ngoại giao, xây dựng và kiến tạo đất nước Đại Cồ Việt. Cũng chính ông đã tạo ra tiền đề cho Lý Công Uẩn sau này dời đô từ Hoa Lư về Thăng Long năm 1010, mở ra một kỷ nguyên phát triển lâu dài của văn hóa Thăng Long - Hà Nội.
-
- Chèo
- Một loại hình nghệ thuật sân khấu dân gian tiêu biểu của nước ta, nhất là ở vùng đồng bằng Bắc Bộ. Người sáng lập chèo là bà Phạm Thị Trân, một vũ ca tài ba trong hoàng cung nhà Đinh vào thế kỷ 10. Chèo dùng cách nói ví von luyến láy, thường có nội dung lấy từ các truyện cổ tích, truyện nôm, mô tả cuộc sống của người dân. Nhạc cụ được dùng trong chèo gồm đàn nguyệt, đàn nhị, đàn bầu, các loại trống, chũm chọe...
Xem vở chèo Hề cu Sứt do nghệ sĩ Xuân Hinh trình diễn.
-
- Làng Khuốc
- Một làng nay là xã Phong Châu, huyện Đông Hưng, cùng với với Hà Xá (Hưng Hà) và Sáo Diền (Vũ Thư) là những chiếng chèo nổi tiếng của Thái Bình. Những năm đầu thế kỷ thứ 19, có lúc trong làng có đến 15 gánh hát chèo. Chèo diễn quanh năm suốt tháng, không chỉ được biểu diễn ở trong làng mà gánh hát chèo còn đi đến các vùng miền khác biểu diễn phục vụ nhân dân. Trong tổng số 151 làn điệu và ca khúc chèo thì riêng các phường chèo Thái Bình đã chiếm 30 ca khúc và bốn kiểu hát nói. Trong số 155 nghệ sỹ chèo là người Thái Bình trong các đoàn chèo cả nước thì riêng làng Khuốc có 50 người.
-
- Độc bình
- Đọc trại là lục bình hoặc lộc bình, một vật dụng bằng gỗ, sứ hoặc đồng, dạnh thuôn, cổ cao, dùng để cắm hoa trên bàn thờ hoặc để trang trí.
-
- Sông Cầu
- Còn gọi là sông Như Nguyệt, sông Thị Cầu, sông Nguyệt Đức (xưa kia còn có tên là sông Vũ Bình), con sông quan trọng nhất trong hệ thống sông Thái Bình. Đây là con sông đã ghi dấu vào lịch sử với trận Như Nguyệt năm 1077, khi quân đội nhà Lý do danh tướng Lý Thường Kiệt chỉ huy đánh bại đội quân xâm lược hơn ba mươi vạn quân của nhà Bắc Tống.
-
- Lục bình
- Một loại bèo có thân mọc cao khoảng 30 cm, lá hình tròn, màu xanh lục, láng và nhẵn mặt. Lá cuốn vào nhau như những cánh hoa. Cuống lá nở phình ra như bong bóng xốp ruột giúp cây bèo nổi trên mặt nước. Lục bình sinh sản rất nhanh nên có mặt rất nhiều ở các ao hồ, kên rạch. Nhân dân ta thường vớt bèo cho lợn ăn, những năm gần đây xơ lục bình phơi khô có thể chế biến để dùng bện thành dây, thành thừng rồi dệt thành chiếu, hàng thủ công, hay bàn ghế. Ngó lục bình cũng được chế biến thành thức ăn, ngon không kém ngó sen.
-
- Đền A Sào
- Đền thờ Trần Hưng Đạo (tên thật Trần Quốc Tuấn, còn được gọi là Quốc Công Tiết Chế - Hưng Đạo Đại Vương), thuộc xã An Thái, huyện Quỳnh Phụ, tỉnh Thái Bình. Đền còn được gọi là A Sào linh miếu, Đệ nhị sinh từ, hay đền Gạo (do làng A Sào xưa có tên nôm là làng Gạo). Đền nằm trong thái ấp của Trần Liễu, phụ thân Trần Hưng Đạo.
Địa danh A Sào gắn liền với vương triều Trần và chiến tích ba lần đại phá quân Nguyên - Mông vào các năm 1258, 1285, và 1288. Hàng năm, dân làng mở hội tế lễ vào ngày 10 tháng 2 âm lịch, tương truyền là ngày sinh của Trần Hưng Đạo.
-
- Mô
- Đâu, nào (phương ngữ Trung Bộ).
-
- Sông Hương
- Tên con sông rất đẹp chảy ngang thành phố Huế và một số huyện của tỉnh Thừa Thiên-Huế. Tùy theo giai đoạn lịch sử, sông còn có các tên là Linh Giang, Kim Trà, Hương Trà... Ngoài ra, người xưa còn có những tên địa phương như sông Dinh, sông Yên Lục, sông Lô Dung... Sông Hương đã được đưa vào rất nhiều bài thơ, bài hát về Huế, đồng thời cùng với núi Ngự là hình ảnh tượng trưng cho vùng đất này.
-
- Ngự Bình
- Tên một hòn núi đất cao 103 m, còn gọi tắt là Núi Ngự, trước có tên là Hòn Mô hay Núi Bằng (Bằng Sơn), đến thời vua Gia Long thì đổi thành Ngự Bình. Núi ở bờ phải sông Hương (giữa Cồn Hến và Cồn Giã Viên), cách trung tâm thành phố Huế 4 km về phía Nam, hai bên có hai ngọn núi nhỏ chầu vào gọi là Tả Bật Sơn và Hữu Bật Sơn. Núi Ngự và sông Hương là hai biểu tượng của Huế, vì vậy Huế còn được gọi là vùng đất sông Hương - núi Ngự.
-
- Chàng hiu
- Còn gọi là chàng hương, chàng cương, chẫu chàng, nhái bén, một loài thuộc họ ếch nhái, mình nhỏ, chân dài, sống ở đồng ruộng, ao hồ hoặc trên cây.
-
- Ngọc Trản
- Tên một ngọn núi thuộc địa phận làng Ngọc Hồ, phường Hương Hồ, thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên - Huế. Núi này xưa có tên là Hương Uyển Sơn, sau mới đổi tên là Ngọc Trản (có nghĩa là chén ngọc), dân gian quen gọi là Hòn Chén. Trên núi có điện Hòn Chén, thờ Thiên Y Thánh Mẫu.
-
- Gá nghĩa
- Kết nghĩa (gá nghĩa vợ chồng, gá nghĩa anh em), tiếng miền Nam còn đọc trại thành gá ngãi.
-
- Chùa Lãng Đông
- Tên một ngôi chùa ở thôn Lãng Đông, nay thuộc địa phận xã Trà Giang, huyện Kiến Xương, tỉnh Thái Bình. Chùa được xây dựng vào khoảng cuối thế kỉ 19, đầu thế kỉ 20. Tại chùa này vào năm 1897 đã nổ ra cuộc khởi nghĩa chống Pháp do trụ trì là thiền sư Thích Thanh Thụ khởi xướng.
-
- Quyên giáo
- Kêu gọi quyên góp về tiền của và công sức để làm những công việc liên quan đến đạo Phật.
-
- Năng Nhượng
- Tên một xã trước đây thuộc tổng Đồng Xâm, phủ Kiến Xương, tỉnh Thái Bình, nay thuộc xã Trà Giang, huyện Kiến Xương.
-
- Trực Tầm
- Một xã trước đây thuộc tổng Đồng Xâm, phủ Kiến Xương, tỉnh Thái Bình, nay thuộc xã Trà Giang, huyện Kiến Xương.
-
- Đồng Xâm
- Một làng nằm ở phía Bắc của huyện Kiến Xương, thuộc xã Hồng Thái, tỉnh Thái Bình. Làng có nghề chạm bạc truyền thống. Hằng năm làng tổ chức lễ hội vào các ngày 1-5 tháng 4 âm lịch.
-
- Đắc Chúng
- Tên một làng trước đây thuộc tổng Đồng Xâm, phủ Kiến Xương, tỉnh Thái Bình, nay thuộc xã Quốc Tuấn, huyện Kiến Xương.
-
- Dục Dương
- Một làng trước đây thuộc tổng Đồng Xâm, phủ Kiến Xương, tỉnh Thái Bình, nay thuộc xã Trà Giang, huyện Kiến Xương.
-
- Nghĩa sĩ
- Người anh dũng dấn thân vì việc nghĩa.
-
- Thiên binh, thần tướng
- Binh lính (của) trời, tướng (là) thần. Chỉ quân đội mạnh mẽ, anh dũng.
-
- Công sứ
- Chức danh cai trị của người Pháp trong thời kì Pháp thuộc, đứng đầu một tỉnh.
-
- Thái Bình
- Địa danh nay là một tỉnh ven biển ở đồng bằng Bắc Bộ, cách thủ đô Hà Nội khoảng 110 km. Phần đất thuộc tỉnh Thái Bình ngày nay trước đây thuộc về trấn Sơn Nam. Tới năm Thành Thái thứ hai (1890) tỉnh Thái Bình được thành lập. Tỉnh có nhiều khu du lịch và danh lam thắng cảnh nổi tiếng như bãi biển Đồng Châu, cồn Vành, chùa Keo... Các ngành nghề truyền thống như chạm bạc, làm chiếu ở đây cũng khá phát triển. Ngoài ra, Thái Bình còn được mệnh danh là Quê Lúa.
-
- Sa cơ
- Lâm vào tình thế rủi ro, khốn đốn.
-
- Bài vè này nói về cuộc nổi dậy chống Pháp tại chùa Lãng Đông, tỉnh Thái Bình. Tháng 11 âm lịch năm Đinh Dậu (1897), hưởng ứng phong trào Cần Vương, trụ trì chùa là nhà sư Thích Thanh Thụ đã lãnh đạo số binh sĩ lên đến trên 200 người từ các xã Trà Giang, Hồng Thái, Quốc Tuấn thuộc vùng tổng Đồng Xâm, theo bờ sông Trà Lý tiến về thị xã Thái Bình đánh thẳng vào dinh công sứ. Tuy nhiên, do lực lượng quá chênh lệch, cuộc bạo động mau chóng thất bại. Thiền sư cùng 21 nghĩa binh bị giặc Pháp bắt đưa về gò Mống chặt đầu, sau đó thủ cấp bị treo lên để thị chúng.
-
- Bộ La
- Một làng nay thuộc xã Vũ Vinh, huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình.
-
- Trung Trữ
- Tên một làng nay thuộc xã Ninh Giang, huyện Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình, có truyền thống thượng võ. Hội làng Trung Trữ mở vào năm Tý mỗi giáp (12 năm một lần), kéo dài nhiều ngày từ 10 đến 15 tháng 3 âm lịch, bao gồm nhiều tiết mục cổ truyền như hát chèo, hát xẩm, hát chầu văn, tổ tôm, tam cúc điếm, cờ người…
-
- Sơn, Hà, Cảnh, Thổ, Văn, Võ, Cổ, Kim
- Tám ngôi làng nổi tiếng với truyền thống hiếu học, khoa bảng của tỉnh Quảng Bình ngày xưa: Lệ Sơn, La Hà, Cảnh Dương, Thổ Ngoạn, Văn Hóa, Võ Xá, Cổ Hiền, Kim Nại.
-
- Quảng Bình
- Tên một tỉnh thuộc vùng duyên hải Bắc Trung Bộ, nằm ở vùng hẹp nhất của nước ta từ Đông sang Tây (chỉ dài độ 50 km). Vào thế kỉ 11, Lý Thường Kiệt là người đã xác định và đặt nền móng đầu tiên của vùng đất Quảng Bình trọn vẹn trong cương vực lãnh thổ Đại Việt. Trong thời kỳ Trịnh - Nguyễn phân tranh, Quảng Bình bị chia cắt tại sông Gianh. Từ 20/9/1975 đến 1/7/1989, tỉnh Quảng Bình được sáp nhập vào tỉnh Bình Trị Thiên.
Quảng Bình nổi tiếng với di sản thiên nhiên thế giới Vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng, các di tích lịch sử thời Trịnh - Nguyễn phân tranh như thành Đồng Hới, Lũy Thầy... Nơi đây cũng là quê hương của nhiều danh nhân văn hóa - lịch sử như Dương Văn An, Nguyễn Hữu Cảnh, Hoàng Kế Viêm, Võ Nguyên Giáp, Ngô Đình Diệm...
-
- Truông
- Vùng đất hoang, có nhiều cây thấp, lùm bụi, hoặc đường qua rừng núi, chỗ hiểm trở (theo Đại Nam quấc âm tự vị).
-
- Ai hoài
- Buồn thương và nhớ da diết (từ cũ, dùng trong văn chương).
-
- Đại Phong
- Tên Nôm là làng Đợi, một ngôi làng nay thuộc xã Phong Thủy, huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình.
-
- Tuy Lộc
- Một ngôi làng nay thuộc xã Lộc Thủy, huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình.
-
- Tương truyền đây là câu sấm của Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm về sự ra đời của Kỳ Đồng. Các địa danh trong bài đều ở Thái Bình, quê của Kỳ Đồng.