Tìm kiếm "con sa con dạ"
-
-
Bài này có từ ngữ và/hoặc nội dung nhạy cảm.
Hãy cân nhắc trước khi bấm xem.Mẹ ơi con ngứa nghề thay
-
Mẹ khen con mẹ chính chuyên
Mẹ khen con mẹ chính chuyên
Chính chuyên với mẹ nó hiền với trai
Mẹ ơi con mẹ hư rồi
Đừng cho trang điểm, phấn dồi uổng công. -
Con gái mười bảy mười ba
Con gái mười bảy mười ba
Đêm nằm với mẹ khóc la đòi chồng
Mẹ đạp một cái nơi mông
“Không nằm mà ngủ, chồng chồng chi mi!”Dị bản
-
Cô kia nước lọ cơm niêu
-
Dạy con con chẳng nghe lời
-
Đẻ con chẳng dạy chẳng răn
Đẻ con chẳng dạy chẳng răn
Thà rằng nuôi lợn mà ăn lấy lòng.Dị bản
Nuôi con chẳng dạy chẳng răn
Thà nuôi con chó nó canh giữ nhàNuôi con chẳng dạy chẳng răn
Thà rằng nuôi lợn cho ăn lấy tiền.
-
Ví dầu con phụng bay qua
-
Xấu xí như mẹ con ta
Xấu xí như mẹ con ta
Nằm đâu nằm đấy, chả ma nào nhìn -
Mẹ hát con lại khen hay
-
Bấy lâu em vắng đi đâu
-
Trời sinh ra đã làm người
Trời sinh ra đã làm người
Hay ăn, hay nói, hay cười, hay chơi
Khi ăn thì phải lựa nồi
Khi nói, thì phải lựa lời chớ sai
Cả vui chớ có vội cười
Nơi không lễ phép chớ chơi làm gì -
Má ơi con má hư rồi
Má ơi con má hư rồi
Còn đâu má gả, má đòi bạc trăm -
Thương nàng đã đến tháng sinh
– Thương nàng đã đến tháng sinh
Ăn ở một mình trông cậy vào ai?
Rồi khi sinh gái sinh trai
Sớm khuya mưa nắng lấy ai bạn cùng?
– Sinh gái thì em gả chồng
Sinh trai lấy vợ mặc lòng thiếp lo -
Bài này có từ ngữ và/hoặc nội dung nhạy cảm.
Hãy cân nhắc trước khi bấm xem.Xót lòng mẹ góa con côi
Xót lòng mẹ góa con côi
Kiếm ăn lần hồi lồn lớn bằng mo -
Mẹ mong con đẹp lứa đôi
Mẹ mong con đẹp lứa đôi
Con xin được tỏ đôi lời đục trong
Lấy nhau lòng hiểu được lòng
Tình kia mới được đượm nồng dài lâu
Vì chưng mẹ trót nhận trầu
Bắt con ngậm miệng cúi đầu vâng theo
Lấy người chẳng biết chẳng yêu
Sống sao cho mãn bóng chiều trăm năm
Dù nay muốn dứt tơ tằm
Mẹ thương thì sự lỡ lầm đã qua -
Trắng da vì bởi má cưng
Dị bản
-
Đã sinh ra kiếp ở đời
Đã sinh ra kiếp ở đời
Trai thời trung hiếu hai vai cho tròn
Gái thời trinh tĩnh lòng son
Sớm hôm gìn giữ kẻo còn chút sai
Trai lành gái tốt ra người
Khuyên con trong bấy nhiêu lời cho chuyên -
Một mẹ nuôi được mười con
Một mẹ nuôi được mười con
Mười con bỏ mẹ trong ngàn xót xa
Trai cả uống rượu la đà
Tối tăm chẳng biết cửa nhà là đâu
Nào con, nào rể, nào dâu
Trai thì sợ vợ, gái âu nể chồng -
Gió mùa thu mẹ ru con ngủ
Chú thích
-
- Giòn
- Xinh đẹp, dễ coi (từ cổ).
-
- Ngứa nghề
- (Thô tục) hứng tình.
-
- Chi
- Gì (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
-
- Mi
- Mày, ngôi thứ hai số ít để xưng hô thân mật, suồng sã ở các tỉnh miền Trung.
-
- Chết chủ
- Từ để chửi bới, tương tự như "mất dạy" (phương ngữ Trung Bộ).
-
- Niêu
- Nồi nhỏ bằng đất nung hoặc đồng, có nắp đậy, dùng để nấu nướng hoặc sắc thuốc. Niêu sắc thuốc thì có thêm cái vòi để rót thuốc.
-
- Ở vậy
- Ở giá, không lấy chồng (hoặc vợ).
-
- Kễnh
- Một trong rất nhiều tên gọi dân gian của cọp (ông Kễnh, ông Ba Mươi, ông Mun, ông Cà Um...).
-
- Phượng hoàng
- Một loài chim trong thần thoại Trung Quốc và các nước chịu ảnh hưởng. Trước đây, con trống được gọi là Phượng (hay phụng) còn con mái được gọi là Hoàng, nhưng ngày nay thì sự phân biệt đực, cái đã gần như không còn, và phượng hoàng được xem là giống cái, trong khi rồng được xem là giống đực. Phượng hoàng là vua của các loài chim, tượng trưng cho sự thanh cao.
-
- Quản
- Người Nam Bộ đọc là quyển, một loại nhạc cụ hình ống giống như ống sáo, ống tiêu.
-
- Ngọt ngay
- Cũng nói là ngọt ngây, cách nói của Trung và Nam Bộ để mô tả vị ngọt đậm đà.
Quýt Cái Bè nổi tiếng ngọt ngây
Ai ăn rồi nhớ mãi miền Tây
(Hành trình trên đất phù sa - Thanh Sơn)
-
- Vì chưng
- Bởi vì (từ cổ).
-
- Trầu
- Còn gọi là trầu không, một loại dây leo dùng làm gia vị hoặc làm thuốc. Lá trầu được nhai cùng với vôi tôi hay vôi sống và quả cau, tạo nên một miếng trầu. Ở nước ta có hai loại trầu chính là trầu mỡ và trầu quế. Lá trầu mỡ to bản, dễ trồng. Trầu quế có vị cay, lá nhỏ được ưa chuộng hơn trong tục ăn trầu.
Người xưa có phong tục mời ăn trầu khi gặp nhau. Trầu cau tượng trưng cho tình yêu đôi lứa, vợ chồng, nên là một lễ vật không thể thiếu trong các dịp cưới hỏi.
Nghe nghệ sĩ nhân dân Thu Hiền hát bài Hoa cau vườn trầu.
-
- Mãn
- Trọn, đầy đủ, hết (từ Hán Việt).
-
- Tằm
- Còn gọi là tằm tơ, ấu trùng của loài bướm tằm. Tằm ăn lá dâu tằm và nhả tơ thành kén. Tằm đã sẵn sàng nhả tơ được gọi là tằm chín, có màu vàng óng hoặc đỏ nâu bóng, trong suốt. Tơ tằm dùng để dệt lụa và có giá trị kinh tế cao.
-
- Bưng
- Vùng đồng lầy ngập nước, mọc nhiều cỏ lác. Từ này có gốc từ tiếng Khmer trapéang (vũng, ao), ban đầu đọc là trà bang, trà vang, sau rút lại còn bang rồi biến âm thành bưng. Bưng cũng thường được kết hợp với biền (biến âm của biên) thành bưng biền.
-
- Cỏ bàng
- Còn gọi là cói bàng hay gọi tắt là bàng, một loài cỏ cao, thân rỗng, thường mọc thành đồng những vùng đất nhiễm phèn miền Tây Nam Bộ. Củ bàng có thể ăn thay cơm, thân bàng dùng để đan nhiều đồ dùng hữu ích như đệm lót, giỏ xách, bao (cà ròn), nón, võng, nóp (một loại nệm nằm), thậm chí cả buồm cho tàu ghe hay áo mặc. Nghề đan bàng do đó là nghề kiếm sống của nhiều người dân Nam Bộ trước đây, hiện đang được phục hồi sau một thời gian mai một, chủ yếu tập trung vào chế tác hàng mỹ nghệ.
Đêm đêm trong ánh trăng mờ
Gần xa rộn tiếng nhặt thưa giã bàng
(Trường ca Đồng Tháp Mười - Nguyễn Bính)
-
- Bàu
- Chỗ sâu trũng như ao vũng, thường ở ngoài đồng.
-
- Huyên đường
- Mẹ (từ cũ, văn chương).
Huyên là một giống cỏ, tục gọi là cây hiên hay kim châm. Trong Kinh thi có câu: "Yên đắc huyên thảo, ngôn thụ chi bối", nghĩa là: ước gì được cây hoa hiên trồng ở chái phía bắc. Theo phương hướng kiến trúc Trung Hoa, chái nhà phía Bắc gọi là "bắc đường", là nơi phụ nữ ở. Từ đó, huyên đường - tức chái nhà có trồng cỏ huyên - còn có ý chỉ người mẹ.
Tiên rằng: Thương cội thung huyên
Tuổi cao tác lớn chịu phiền lao đao
Trông con như hạn trông dào
Mình này trôi nổi phương nào biết đâu
(Lục Vân Tiên - Nguyễn Đình Chiểu)
-
- Canh
- Đơn vị tính thời gian ban đêm ngày xưa. Người xưa chia một đêm ra thành năm canh (đêm năm canh, ngày sáu khắc). Theo đó, canh một là giờ Tuất (19-21h), canh hai là giờ Hợi (21-23h), canh ba là giờ Tí (23h-1h sáng), canh tư là giờ Sửu (1h-3h), canh năm là giờ Dần (3h-5h). Mỗi lúc sang canh thường có trống điểm, gọi là trống canh.