Voi điếc dạn súng
Tìm kiếm "con sa con dạ"
-
-
Nhện chăng thì nắng, nhện vắng thì mưa
Nhện chăng thì nắng,
Nhện vắng thì mưa -
Bò giày phải mũi
-
Sợ như bò thấy nhà táng
Dị bản
Lo như bò thấy nhà táng
-
Sắc nanh, chuột dễ cắn được cổ mèo
-
Gà về bới nát cỏ sân
Gà về bới nát cỏ sân,
Mèo buồn lại chạy kiếm ăn ngõ ngoài
Chó nằm hè gặm vỏ khoai,
Lợn ngồi ủi đất ngậm hơi gầy gò -
Con chim trên núi, con gà dưới suối
-
Ai nuôi con gà trống con gà vàng
Ai nuôi con gà trống con gà vàng
Nửa đêm dậy gáy cho nàng nấu cơm -
Nuôi vịt, vịt đẻ trứng ra
Nuôi vịt, vịt đẻ trứng ra,
Có công nuôi gà, gà gáy cho nghe -
Mười ba trăng lặn gà kêu
Mười ba trăng lặn gà kêu
Mười bốn trăng lặn gà đều gáy ran. -
Vừa quen thì lại vừa già
Vừa quen thì lại vừa già
Vừa đắp chiếu lại thì gà gáy canh -
Ụt à ụt ịt
Ụt à ụt ịt
Bụng thịt lưng oằn
Mặt nhăn mồm nhọn
Ăn rồi không dọn
Vổng vểnh hai tai
Thưỡn bụng nằm dài
Tròn như bị thóc -
Gâu gâu gâu
Gâu gâu gâu
Gặp đâu sủa đấy
Hết chạy lại ngồi
Khi chán chê rồi
Thì loanh quanh… thịch. -
Con gà đỏ mồng
Con gà đỏ mồng
Chạy rông cả buổi
Cơm không chịu thổi
Lúa không chịu xay
Về nhà lăn quay
Nằm dài nhịn đói -
Con gà mái ghẹ
Tè te té te
Con gà mái ghẹ
Đẻ mười gà con
Một con đi cày
Một con đi buôn
Một con ngồi buồn
Một con chết rấp
Một con béo mập
Một con béo phì
Một con theo dì
Ra đồng tập cấy
Một con cầm gậy
Đi đánh lợn rừng
Một con trợn trừng
Đánh con ó ọ
Một con dắt chó
Đi đuổi con beo… -
Nghé ọ nghé ơi
Ơ ọ…
Ơ ọ…
Nghé ọ…
Nghé ra đồng lúa
Nghé chạy đồng bông
Nghé chớ đi rông
Hư bông gãy lúa
Ơ ọ…
Nghé ọ…
Nghé đi tập võ
Nghé đi tập cày
Tươi cây tốt cội
Nghé lội đồng sâu
Nghênh đầu nghé ọ … -
Bấy lâu ni huê héo rầu rầu
-
Bấy lâu cá cựu ở đìa
-
Bấy lâu nay liễu bắc đào đông
-
Bần thần không biết thương ai
Chú thích
-
- Bò giày phải mũi
- Con bò giẫm phải sợi thừng dắt mũi nó. Chỉ việc nói loanh quanh, luẩn quẩn, trao đi đổi lại mãi mà vẫn không nhận thức được vấn đề.
-
- Nhà táng
- Nhà làm giả bằng tre giấy, đốt trong đám ma lớn, với mong muốn để cho người chết có nhà mà dùng.
-
- Sợ như bò thấy nhà táng
- Theo nhà nghiên cứu Hoàng Tuấn Công: "Trong mắt con bò, cái nhà táng chẳng khác nào con quái vật, to lớn, màu sắc sặc sỡ, vằn vện […] Thế nên, khi phải đi ngang qua nhà táng, thì con bò sợ hết hồn hết vía." Một số từ điển khác thì cho rằng vì đám ma hay mổ bò, nên khi nhìn thấy nhà táng thì con bò lo sợ sẽ đến lượt nó bị người ta làm thịt.
-
- Sắc nanh, chuột dễ cắn được cổ mèo
- Dù nanh có sắc, chuột cũng khó lòng (dễ đâu) cắn được cổ mèo. Nghĩa bóng: Dù có cố gắng thì kẻ yếu cũng khó lòng địch nổi sức áp đảo của kẻ mạnh.
-
- Canh
- Đơn vị tính thời gian ban đêm ngày xưa. Người xưa chia một đêm ra thành năm canh (đêm năm canh, ngày sáu khắc). Theo đó, canh một là giờ Tuất (19-21h), canh hai là giờ Hợi (21-23h), canh ba là giờ Tí (23h-1h sáng), canh tư là giờ Sửu (1h-3h), canh năm là giờ Dần (3h-5h). Mỗi lúc sang canh thường có trống điểm, gọi là trống canh.
-
- Thục nữ
- Người con gái hiền dịu, nết na (từ Hán Việt).
-
- Bông vải
- Một loại cây thấp, được trồng từ rất sớm. Hoa bông mới trổ có màu trắng sữa, sau chuyển thành màu trắng phấn. Tiếp đó xuất hiện múi bông, sau 6 đến 9 tuần thì múi bông chín muồi chuyển sang màu nâu, khi nở lộ ra chất sợi mềm màu trắng. Sợi này là lông dài, mọc trên vỏ của hạt bông. Người ta thu hoạch bông để kéo sợi, dệt thành vải.
-
- Ni
- Này, nay (phương ngữ miền Trung).
-
- Huê
- Hoa (phương ngữ Trung và Nam Bộ). Gọi như thế do kiêng húy tên của bà Hồ Thị Hoa, chính phi của hoàng tử Đảm (về sau là vua Minh Mạng).
-
- Cựu
- Cũ, xưa (từ Hán Việt).
-
- Đìa
- Ao được đào sâu có bờ chắn giữ nước để nuôi cá.
-
- Dìa
- Về (cách phát âm của một số vùng Trung và Nam Bộ).
-
- Liễu
- Một loại cây thân nhỏ, lá rủ. Liễu xuất hiện rất nhiều trong thơ ca Á Đông, và thường tượng trưng cho người con gái chân yếu tay mềm.
-
- Đào
- Loại cây mọc nhiều ở vùng rừng núi phía Bắc, cũng được trồng để lấy quả hay hoa. Hoa đào nở vào mùa xuân, là biểu tượng của mùa xuân và ngày Tết ở miền Bắc. Quả đào vị ngọt hoặc chua, mùi thơm, vỏ quả phủ một lớp lông mịn. Đào xuất hiện rất nhiều trong văn học cổ Trung Quốc và các nước đồng văn. Trong ca dao tục ngữ, hình ảnh đào, lựu, mận, mơ... thường được dùng với tính ước lệ để chỉ đôi lứa yêu nhau.
-
- Thiên lý
- Ngàn dặm (từ Hán Việt). Thường dùng để chỉ khoảng cách xa xôi.
-
- Tương phùng
- Gặp nhau (từ Hán Việt).
-
- Kháp
- Khớp, ăn khít vào nhau. Cũng dùng với nghĩa là "gặp mặt."
-
- Tạo hóa
- Đấng tạo ra vạn vật theo quan niệm của người xưa.
-
- Mai
- Còn gọi là mơ, một loại cây thân nhỏ, nhiều cành, rất phổ biến các nước Đông Á, nhất là Trung Quốc và Nhật Bản. Cây ra hoa vào cuối mùa đông, đầu mùa xuân. Hoa mai nhỏ, mỗi hoa có năm cánh, thường hoa có màu trắng, mặc dù một số giống mai có thể cho hoa màu hồng hay đỏ sẫm. Trong văn học cổ, mai thường được dùng như một hình ảnh ước lệ, đại diện cho người phụ nữ. Lưu ý, cây mai này không phải là loại mai vàng của miền Nam nước ta.
-
- Trúc
- Một loại cây giống tre, mọc thành bụi, lá nhỏ và thưa hơn lá tre. Do trúc có dáng đẹp nên được trồng làm cây cảnh. Trong văn chương ngày xưa, trúc thường được dùng tượng trưng cho hình ảnh người quân tử, hoặc người con gái.
-
- Chàng ràng
- Quanh quẩn, vướng bận, chậm chạp (để kéo dài thời gian hoặc gây chú ý).
-
- Mô
- Đâu, nào (phương ngữ Trung Bộ).