Tìm kiếm "con sa con dạ"
-
-
Khi đi gặp rắn thì may
-
Thịt gà không lá chanh như anh không nàng
Thịt gà không lá chanh như anh không nàng
-
Tượng chết vì ngà, điểu chết vì lông
Tượng chết vì ngà, điểu chết vì lông
-
Dựa hơi hùm, vênh râu cáo
Dựa hơi hùm, vênh râu cáo
-
Máu gà lại tẩm xương gà
-
Xuýt chó bụi rậm
-
Ngon như cháo chó
Ngon như cháo chó
-
Chó cùng cắn giậu
-
Chó ăn vã mắm
-
Chó chạy ruộng khoai
-
Chạy như chó phải pháo
-
Chó ông thánh cắn ra chữ
-
Chó chực chuồng chồ
-
Ăn cơm chủ nào sủa cho chủ ấy
Ăn cơm chủ nào sủa cho chủ ấy
-
Bò đẻ tháng năm nỏ bằm thì thui
-
Bò trao chạc, bạc trao tay
-
Ta mang sợi chỉ lên rừng
-
Voi ăn trong rú trong ri
-
Con gà béo bán bên Ngô, con gà khô bán láng giềng
Chú thích
-
- Giò
- Món ăn làm từ thịt gia súc hoặc gia cầm giã nhuyễn, gói chặt bằng lá chuối và lạt giang rồi luộc chín. Giò là một món ăn phổ biến trong ẩm thực nước ta, với nhiều biến thể như giò lụa (chả lụa), giò thủ, giò bò...
-
- Xương sông
- Loài cây có thân thẳng đứng, cao khoảng một mét hoặc hơn. Lá thuôn dài, mép có răng cưa, có mùi hơi hăng của dầu. Lá xương sông là một loại rau gia vị phổ biến, và cũng là vị thuốc chữa bệnh đường hô hấp, cảm cúm...
-
- Lá lốt
- Một loại cây cho lá có mùi thơm đặc trưng, thường được dùng làm gia vị hoặc làm thuốc. Trong số các món ăn có lá lốt, đặc sắc nhất phải kể đến bò nướng lá lốt. Ở một số địa phương Nam Bộ, loại cây này cũng được gọi là lá lốp.
-
- Làm chay
- Làm lễ cúng để cầu cho linh hồn người chết được siêu thoát, theo quan niệm dân gian.
-
- Máu gà lại tẩm xương gà
- Anh em trong một nhà có hiềm khích, đánh nhau đổ máu.
-
- Xuýt chó bụi rậm
- Xúi giục người khác (thường là ngu dốt) lao vào nơi nguy hiểm.
-
- Giậu
- Tấm tre nứa đan hoặc hàng cây nhỏ và rậm để ngăn sân vườn.
-
- Chó ăn vã mắm
- Chỉ sự chửi bới, tranh giành nhau.
-
- Chó chạy ruộng khoai
- Lông bông, không mục đích.
-
- Pháo
- Một loại đồ chơi dân gian, gồm thuốc nổ (thuốc pháo) bỏ trong vỏ giấy dày hay tre quấn chặt để khi đốt nổ thành tiếng to trong các lễ hội như ngày Tết, đám cưới... Người xưa tin rằng tiếng nổ của pháo có thể xua ma quỷ. Ở một số vùng quê ngày trước cũng tổ chức hội pháo, như hội pháo Bình Đà (Thanh Oai, Hà Tây), hội pháo Đồng Kỵ (Từ Sơn, Bắc Ninh). Trước đây, ngày Tết gắn liền với:
Thịt mỡ, dưa hành, câu đối đỏ
Cây nêu, tràng pháo, bánh chưng xanhNăm 1994, chính phủ Việt Nam ra chỉ thị cấm sản xuất, buôn bán và đốt pháo để ngăn ngừa các tai nạn xảy ra do pháo, tuy nhiên nhắc đến Tết người dân vẫn nhớ đến tràng pháo. Những năm gần đây trên thị trường còn xuất hiện loại pháo điện tử, phát ra tiếng kêu như pháo nổ.
-
- Chó ông thánh cắn ra chữ
- Thơm lây, có uy tín nhờ người khác.
-
- Chuồng chồ
- Nhà xí.
-
- Chó chực chuồng chồ
- Chỉ sự đê tiện, nhục nhã vì miếng ăn.
-
- Nỏ
- Không, chẳng (phương ngữ Trung Bộ).
-
- Bò đẻ tháng năm nỏ bằm thì thui
- Tháng năm là tháng nóng nhất trong mùa hè, bò đẻ vào tháng này do nóng mà hay bị khát sữa, bê không có sữa bú thường dễ chết.
-
- Chạc
- Dây bện bằng lạt tre, lạt nứa, ngắn và nhỏ hơn dây thừng.
-
- Bò trao chạc, bạc trao tay
- Làm việc gì cũng phải rạch ròi, dứt điểm.
-
- Dây chão
- Dây thừng loại to, rất bền chắc.
-
- Rú ri
- Rừng rú (phương ngữ Bắc Trung Bộ).
-
- Ngô
- Trung Quốc. Thời Lê - Mạc, dân ta gọi nước Trung Quốc là Ngô, gọi người Trung Quốc là người Ngô.