Trăng tròn chỉ có đêm rằm
Tình ta tháng tháng, năm năm vẫn tròn
Tìm kiếm "tháng bảy"
-
-
Yêu cây mới nhớ đến hoa
Yêu cây mới nhớ đến hoa
Yêu dì thằng đó, mua quà nó ăn -
Dù ai buôn bán trăm nghề
-
Một đêm quân tử nằm kề
Dị bản
-
Rút dây thì sợ động rừng
Rút dây thì sợ động rừng
Báng đầu thằng trọc, nể lòng ông sư -
Vuông vuông cửa đóng hai đầu
-
Nửa đêm chó sủa ngõ ngoài
-
Tóc mai đã lỗi câu thề
Tóc mai đã lỗi câu thề
Nâng niu thằng Chệch, tứ bề sọ không
Trên đầu nó vấn đuôi nhồng
Hàm răng trắng nhẻ, miệng không ăn trầu
Gẫm trông thằng Chệch thêm rầu
Có một cái đầu chẳng để cho nguyên
Tóc ra thì nó cạo liền
Mua chỉ nó gióc cho liền ống chân
Bận quần chẳng có dây lưng
Bận áo nửa chừng, lủng lẳng dái trâu
Còn thương thằng Chệch vì đâu
Càng ngày càng chán, càng lâu càng buồn -
Mẹ già là mẹ già chung
Mẹ già là mẹ già chung
Anh lo thang thuốc em dùm cháo cơm -
Một nhà có sáu cái vách
-
Vè thịt chó
Nghe vẻ nghe ve
Nghe vè thịt chó
Thằng nào chịu khó
Bắt nước cạo lông
Thằng nào ở không
Rang mè rang đậu
Thằng nào muốn nhậu
Thì đặt tiền mua
Thằng nào muốn vô
Thì ngồi chính giữa
Thằng nào ói mửa
Thì đạp xuống sông
Đánh lộn la làng
Cũng vì thịt chó -
Bịnh chi hơn bịnh thất tình
Bịnh chi hơn bịnh thất tình
Uống trăm thang thuốc trong mình chẳng yên -
Đôi ta chẳng mốt thì mai
Đôi ta chẳng mốt thì mai
Chẳng trong tháng chạp thì ngoài tháng giêng. -
Sáng ngày cắp nón ra đi
-
Nàng Bân may áo cho chồng
-
Đồng chiêm xin chớ nuôi bò
-
Dù ai buôn đâu bán đâu
-
Can trường Tri Lễ là đây
-
Gia Lạc chỉ mở ngày xuân
-
Muối ba năm muối đang còn mặn
Chú thích
-
- Rươi
- Một loại giun đất nhiều chân, thân nhiều lông tơ, thường sinh ra ở những gốc rạ mục ở những chân ruộng nước lợ. Tới mùa rươi (khoảng tháng 9, tháng 10 âm lịch), rươi sinh sản rất nhiều, bà con nông dân thường bắt về làm mắm ăn.
-
- Mán, Mường
- Tên gọi chung các dân tộc thiểu số miền núi (thường mang nghĩa miệt thị).
-
- Thất phu
- Người dốt nát, tầm thường (hàm ý coi khinh, theo quan niệm cũ).
-
- Chệch
- Từ gọi một cách bình dân, thiếu tôn trọng dành cho người Hoa sinh sống ở nước ta. Có ý kiến cho rằng từ này có gốc từ từ a chệch, cách người Triều Châu (một vùng ở Trung Quốc) gọi chú (em của bố). Hiện nay từ này hay bị viết và đọc nhầm là chệt hoặc chệc. Ở miền Bắc, từ này có một biến thể là chú Chiệc.
-
- Khi hát bài chòi, bài này được dùng để báo con Nhì Bí.
-
- Chú thích này đang để ngỏ. Nếu bạn có thông tin về , hãy đóng góp cho chúng tôi.
-
- Trầu
- Còn gọi là trầu không, một loại dây leo dùng làm gia vị hoặc làm thuốc. Lá trầu được nhai cùng với vôi tôi hay vôi sống và quả cau, tạo nên một miếng trầu. Ở nước ta có hai loại trầu chính là trầu mỡ và trầu quế. Lá trầu mỡ to bản, dễ trồng. Trầu quế có vị cay, lá nhỏ được ưa chuộng hơn trong tục ăn trầu.
Người xưa có phong tục mời ăn trầu khi gặp nhau. Trầu cau tượng trưng cho tình yêu đôi lứa, vợ chồng, nên là một lễ vật không thể thiếu trong các dịp cưới hỏi.
Nghe nghệ sĩ nhân dân Thu Hiền hát bài Hoa cau vườn trầu.
-
- Gióc
- Đậu, chặp nhiều mối dây vào làm một.
-
- Nàng Bân
- Nhân vật chính trong sự tích rét Nàng Bân. Theo đó, nàng Bân là con gái của Ngọc Hoàng. Thấy mùa rét đến, nàng muốn đan cho chồng một cái áo ấm. Nhưng vì bản tính vụng về chậm chạp, đến khi nàng đan xong áo thì trời cũng hết rét. Thấy nàng buồn bã, Ngọc Hoàng cho trời rét thêm vài hôm nữa để chồng nàng mặc thử áo. Từ đó thành lệ, hàng năm vào khoảng tháng Ba, tuy mùa rét đã qua, mùa nóng đã tới nhưng có lúc tự nhiên rét lại mấy hôm, người ta gọi cái rét đó là rét nàng Bân.
-
- Chiêm
- (Lúa hay hoa màu) gieo cấy ở miền Bắc vào đầu mùa lạnh, khô (tháng mười, tháng mười một) và thu hoạch vào đầu mùa nóng, mưa nhiều (tháng năm, tháng sáu), phân biệt với mùa. Đây cũng là cách gọi tắt của "lúa chiêm." Theo sách Vân Đài Loại Ngữ của Lê Quý Đôn, người Việt trước đây đã học cách trồng một số giống lúa gieo vào mùa đông, thu hoạch vào mùa hạ từ người Chiêm Thành, nên gọi là lúa chiêm hay lúa chăm.
-
- Phường
- Nhóm người, bọn (thường dùng với nghĩa thiếu tôn trọng).
Con này chẳng phải thiện nhân
Chẳng phường trốn chúa, thì quân lộn chồng
(Truyện Kiều)
-
- Theo Địa chí Vĩnh Phúc (Nhà xuất bản Khoa học xã hội, 2012): Chợ Giang xưa là chợ trâu, phiên chính vào ngày rằm hàng tháng, đông nhất vào rằm tháng tám.
-
- Can trường
- Gan dạ, coi thường hiểm nguy.
-
- Tri Lễ
- Địa danh nay là một xã thuộc huyện Quế Phong, tỉnh Nghệ An.
-
- Cao Thắng
- (1864 – 1893) Quê xã Sơn Lễ, huyện Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh, là trợ thủ đắc lực của Phan Đình Phùng và là một chỉ huy xuất sắc trong cuộc khởi nghĩa Hương Khê (1885-1896) thuộc phong trào Cần Vương. Ông có công chế tạo súng cho nghĩa quân, gây ra tổn thất lớn cho thực dân Pháp. Tháng 11/1893, Cao Thắng hi sinh trong trận tấn công đồn Nu (Thanh Chương) khi mới 29 tuổi.
-
- Chợ Gia Lạc
- Một phiên chợ đặc biệt gần thôn Vĩ Dạ, chỉ họp vào mấy ngày Tết hằng năm. Tương truyền phiên chợ này là do Định Viễn Quận Vương Nguyễn Phúc Bính, hoàng tử thứ 6 của vua Gia Long, cho lập để người trong hoàng tộc đến chơi xuân, dần dần về sau thì nhân dân cũng tham dự.
-
- Cương thường
- Cũng đọc là cang thường, cách nói tắt của tam cương ngũ thường, một khái niệm về đạo lí của Nho giáo trong chế độ phong kiến dành cho nam giới. Tam cương nghĩa là ba giềng mối (cương là đầu mối của lưới, nắm được cương thì các mắt lưới sẽ giương lên), gồm có quân thần (vua tôi), phụ tử (cha con), và phu phụ (chồng vợ). Ngũ thường (năm đức tính phải có) gồm: Nhân (đức khoan dung), lễ (lễ độ), nghĩa (đạo nghĩa), trí (trí tuệ) và tín (lòng thành thật).
Trong ca dao - dân ca, đạo cang thường thường dùng để chỉ tình cảm vợ chồng.