Có học mà chẳng có hành
Như cây thiếu lá, như tranh thiếu màu
Tìm kiếm "như tiên"
-
-
Người già mà lấy vợ tơ
Người già mà lấy vợ tơ
Như liều thuốc độc để hờ bên thân -
Đêm nằm nghe giọng anh than
Đêm nằm nghe giọng anh than
Như ai bưng chén nước đổ vào gan lạnh lùng -
Tai nghe câu ví hay hay
-
Em có chồng hồi còn nhỏ
Em có chồng hồi còn nhỏ
Như con thỏ mắc vòng
Về làm dâu, cha mẹ chồng dằn mâm đập chén
Anh có đau lòng hay không? -
Quỳnh Đôi khoa bảng thật nhiều
-
Có vợ mà cho đi Tây
-
Nhơn tham tài tắc tử
-
Kiến thiết mà chẳng bố phòng
-
Bấy lâu thuyền bến xa khơi
Bấy lâu thuyền bến xa khơi
Như dao cắt ruội, như vôi đổ lòng -
Nói lời phải giữ lấy lời
Nói lời phải giữ lấy lời
Đừng như con bướm đậu rồi lại bay -
Thân em làm lẽ chẳng hề
-
Ai về ai ở mặc ai
-
Con vợ khôn lấy thằng chồng dại
-
Chàng ơi phụ thiếp làm chi
-
Vì chàng thiếp phải mò cua
Vì chàng thiếp phải mò cua
Những như thân thiếp thì mua mấy đồng
Vì chàng thiếp phải long đong
Những như thân thiếp cũng xong một bềDị bản
Vì chàng thiếp phải bắt cua,
Những như thân thiếp, thiếp mua ba đồng
Vì chàng thiếp phải long đong,
Những như thân thiếp cũng xong một bề
-
Thế gian một vợ một chồng
-
Trách chàng ăn ở chấp chênh
-
Vì sông nên phải lụy thuyền
-
Vì chàng thiếp phải mua mâm
Vì chàng thiếp phải mua mâm
Ngẫm như thân thiếp bốc ngầm cũng xong
Chú thích
-
- Hát ví
- Lối hát giao duyên nam nữ phổ biến ở vùng Nghệ Tĩnh, xưa kia thường dùng để trao đổi tình cảm giữa đôi trai gái.
-
- Nỏ
- Không, chẳng (phương ngữ Trung Bộ).
-
- Quỳnh Đôi
- Còn gọi là Làng Quỳnh, nay là một xã thuộc huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An. Quỳnh Đôi nổi tiếng là cái nôi văn hóa lâu đời, xưa làng chỉ có hai nghề: đi học và dệt lụa, ít làm nông vì ít ruộng. Đây là quê hương của nữ sĩ Hồ Xuân Hương.
-
- Cơn
- Cây (phương ngữ một số vùng Bắc Trung Bộ).
-
- Rú
- Núi, rừng nói chung (phương ngữ Trung Bộ).
-
- Bờ Hồ
- Tên người Hà Nội gọi khu vực ven bờ hồ Hoàn Kiếm. Khu vực này từ xưa đã rất đông đúc, sầm uất, với nhiều cửa hàng cửa hiệu, quán xá...
Anh Tố ơi con mắt anh không sáng cũng không nhèm
Suốt đời anh không biết ăn kem Bờ Hồ
(Vũ Bằng)
-
- Nhơn
- Nhân (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
-
- Tham tài tắc tử
- Tham tiền tất chết (thành ngữ Hán Việt).
-
- Tham thực tắc vong
- Tham ăn tất chết (thành ngữ Hán Việt).
-
- Ròng
- Thuần nhất, tinh khiết.
-
- Kiến thiết
- Sắp đặt, xây dựng, thường có quy mô lớn (từ Hán Việt).
-
- Bố phòng
- Sắp xếp binh lính để ngăn ngừa giặc (từ Hán Việt).
-
- Chính thất
- Vợ cả trong các gia đình giàu sang thời phong kiến.
-
- Đượm
- (Nói về chất đốt) Dễ bắt lửa, cháy tốt, đều và lâu.
-
- Canh
- Đơn vị tính thời gian ban đêm ngày xưa. Người xưa chia một đêm ra thành năm canh (đêm năm canh, ngày sáu khắc). Theo đó, canh một là giờ Tuất (19-21h), canh hai là giờ Hợi (21-23h), canh ba là giờ Tí (23h-1h sáng), canh tư là giờ Sửu (1h-3h), canh năm là giờ Dần (3h-5h). Mỗi lúc sang canh thường có trống điểm, gọi là trống canh.
-
- Nhài
- Còn gọi là lài, loại cây nhỏ có hoa màu trắng rất thơm. Nhân dân ta thường dùng hoa lài để ướp trà.
-
- Chi
- Gì (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
-
- Ông Táo
- Còn gọi là Táo quân hoặc vua bếp, tên vị thần cai quản việc bếp núc trong mỗi nhà (táo 灶 có nghĩa là bếp). Theo tín ngưỡng Việt Nam, hàng năm, đúng vào ngày 23 tháng Chạp, Táo quân cưỡi cá chép lên chầu Ngọc Hoàng, báo cáo những chuyện đã xảy ra trong năm cũ. Táo quân thực ra gồm hai ông và một bà, được gọi chung như vậy theo thuyết "Tam vị nhất thể."
-
- Thuyền thúng
- Một loại thuyền làm từ thúng lớn, trét dầu rái để không bị ngấm nước.