Qua nói chơi với em không dám nặng lời,
Để còn đi lại mà chơi đỡ buồn
Đừng bày đánh trống dộng chuông,
Chồng em hay đặng, thêm buồn cho qua.
Tìm kiếm "ban thờ"
-
-
Ai về ngoài Bắc, cho em gởi một cắc
-
Mẹ già như trái chín cây
-
Con ơi mẹ bảo đây này
Con ơi mẹ bảo đây này
Sông sâu chớ lội, đò lầy chớ đi -
Trên giàn mướp hãy còn non
-
Mình về tôi cũng về theo
Mình về tôi cũng về theo
Sum vầy phu phụ, giàu nghèo có nhau
Dù khi đĩa muối, chén rau
Thủy chung ta giữ, sang giàu mặc aiDị bản
-
Thương ai bằng nỗi thương con
-
Thang mô cao bằng thang danh vọng
-
Đắng cay cũng thể ruột rà
Đắng cay cũng thể ruột rà
Ngọt ngào cho lắm cũng là người dưngDị bản
Đắng cay vẫn thể ruột rà
Dù xa xa lắm vẫn là anh em
-
Em chồng ở với chị dâu
Em chồng ở với chị dâu
Coi chừng kẻo nó giết nhau có ngày -
Đói thì ăn ngô, ăn khoai
Đói thì ăn ngô, ăn khoai
Đừng ở với dượng, điếc tai láng giềng -
Thương thay chín chữ cù lao
-
Rau cải nấu với cá rô
-
Trời mưa thì mặc trời mưa
-
Cầm trâu, cầm áo, cầm khăn
-
Con ăn con ngủ cho no
-
Tại anh tại ả, tại cả đôi bên
-
Cha già con mọn chơi vơi
Cha già con mọn chơi vơi
Gần đất xa trời con chịu mồ côi
Mồ côi tội lắm ai ơi
Mẹ ruột, cha ghẻ chịu lời đắng cay -
Ai về tôi gửi đôi giày
-
Anh ơi duyên phận lỡ làng
Anh ơi duyên phận lỡ làng,
Xin anh để tiếng phi thường cho em.
Ước gì kẻ lạ người quen,
Gần xa nhắc đến chồng em anh hùng.
Thu đông lệ nhỏ đôi dòng,
Anh đi em ngỏ tấm lòng cùng anh.
Chú thích
-
- Qua
- Từ người lớn dùng để tự xưng một cách thân mật với người nhỏ, hoặc cách tự xưng có đôi chút tính chất khách quan, nhưng thân tình (Từ điển từ ngữ Nam Bộ - Huỳnh Công Tín).
-
- Chung
- Chén nhỏ dùng khi uống rượu hoặc trà. Cũng nói chung thỉ (người Nam Bộ phát âm chữ thủy thành thỉ).
-
- Rượu lưu ly
- Rượu tiễn. Rượu người con gái rót mời cha mẹ uống trong lễ đón dâu, trước khi về nhà chồng thường được gọi là rượu lưu ly.
-
- Sinh thành
- Sinh ra và nuôi nấng, dạy dỗ cho thành người (từ Hán Việt).
-
- Rày
- Nay, bây giờ (phương ngữ).
-
- Mướp
- Cũng gọi là mướp ta hay mướp gối, loại cây thân leo cho hoa màu vàng, quả dài, khi già thì khô thành xơ. Thân, lá, hoa và quả đều dùng làm rau ăn được. Có loại mướp hương cho quả có mùi thơm đặc biệt.
-
- Phu phụ
- Vợ chồng (từ Hán Việt: phu là chồng, phụ là vợ).
-
- Sàng
- Đồ đan bằng tre, hình tròn, lòng nông, có lỗ nhỏ và thưa, thường dùng để làm cho gạo sạch thóc, trấu và tấm. Hành động dùng cái sàng mà lắc cho vật vụn rơi xuống, vật to còn lại cũng gọi là sàng.
-
- Son
- Chỉ vợ chồng trẻ chưa có con cái.
-
- Mô
- Đâu, nào (phương ngữ Trung Bộ).
-
- Dặm
- Đơn vị đo chiều dài được dùng ở Việt Nam và Trung Quốc ngày trước. Một dặm dài 400-600 m (tùy theo nguồn).
-
- Chín chữ cù lao
- Tức cửu tự cù lao, chỉ công lao khó nhọc của bố mẹ. (Cù 劬: nhọc nhằn; lao: khó nhọc). Theo Kinh Thi, chín chữ cù lao gồm: Sinh - đẻ, cúc - nâng đỡ, phủ - vuốt ve, súc - cho bú mớm lúc nhỏ, trưởng - nuôi cho lớn, dục - dạy dỗ, cố - trông nom săn sóc, phục - xem tính nết mà dạy bảo cho thành người tốt, và phúc - giữ gìn.
-
- Tam niên nhũ bộ
- Ba năm đầu đời của đứa trẻ được mẹ cho bú sữa (nhũ), mớm cơm (bộ).
-
- Cá rô
- Loại cá rất thường gặp trên các đồng ruộng ở nước ta. Nhân dân ta thường tát đồng để bắt cá rô. Cá rô đồng có thịt béo, thơm, dai, ngon, dù hơi nhiều xương, và được chế biến thành nhiều món ngon như kho, nấu canh, làm bún...
Lưu ý: Có một giống cá khác gọi là cá rô phi, thường được nuôi ở ao, nhưng khi nhắc đến cá rô thì người ta nghĩ ngay đến cá rô đồng.
-
- Áo tơi
- Áo khoác dùng để che mưa nắng. Áo được làm bằng lá cây (thường là lá cọ) hoặc rơm rạ, khâu chồng thành lớp gối lên nhau dày hàng đốt tay, như kiểu lợp ngói, đánh thành tấm, phía trên có dây rút để đeo vào cổ giữ áo cố định trên lưng.
-
- Cầm
- Giao tài sản cho người khác làm tin để vay tiền.
-
- Lẫy
- Động tác lật người từ nằm ngửa sang nằm sấp của em bé.
-
- Ả
- Từ dùng để chỉ chị gái.
-
- Thầy mẹ
- Cha mẹ (phương ngữ miền Bắc).
Con đi mười mấy năm trời,
Một thân, một bóng, nửa đời gió sương.
Thầy đừng nhớ, mẹ đừng thương,
Cầm như đồng kẽm ngang đường bỏ rơi!
Thầy mẹ ơi, thầy mẹ ơi,
Tiếc công thầy mẹ đẻ người con hư!
(Thư gửi thầy mẹ - Nguyễn Bính)