Tìm kiếm "bận quần áo"
-
-
Con hư tại mẹ, cháu hư tại bà
Con hư tại mẹ,
Cháu hư tại bà -
Một mẹ nuôi chín mười con
Một mẹ nuôi chín mười con
Chín mười con không nuôi tròn một mẹDị bản
Một mẹ nuôi được mười con
Mười con không nuôi được một mẹ
-
Vợ thì anh lấy một muôn
-
Lỡ rồi cơm khét cơm khê
-
Con voi, voi dấu, con châu chấu, châu chấu yêu
-
Vợ chồng đầu gối má kề
-
Lâm râm khấn Phật khấn trời
Lâm râm khấn Phật khấn Trời
Xin cho cha mẹ sống đời nuôi conDị bản
Lầm rầm khấn vái Phật Trời
Xin cho cha mẹ đời đời nuôi con
-
Cậu nghe ba tiếng đờn cò
-
Má ơi con vịt chết chìm
-
Chị em một ruột cắt ra
Chị em một ruột cắt ra
Chị có em có mới là thân nhauDị bản
Chị em một ruột cắt ra
Chị không em có, ắt là người dưng
-
Anh đi ba bữa anh về
-
Nuôi con khó nhọc đến giờ
-
Vọng phu hoá đá chờ chồng
-
Đói lòng ăn trái ổi non
Đói lòng ăn trái ổi non,
Nhịn cơm nuôi mẹ, cho tròn nghĩa xưa -
Có hai Phật sống trong nhà
Có hai Phật sống trong nhà
Sớm hôm lễ niệm đi xa đâu cần -
Câu dưỡng nhi chờ khi đại lão
-
Phụ mẫu tồn bất khả viễn du
Dị bản
-
Anh về mắc võng ru con
Anh về mắc võng ru con
Đừng nên tơ tưởng trái chanh non trái mùa -
Anh về mắc võng ru con
Anh về mắc võng ru con
Ai lên xe xuống ngựa, ai đẹp giòn mặc ai
Chú thích
-
- Măng
- Thân tre, trúc khi vừa nhú lên khỏi mặt đất, còn non, ăn được.
-
- Hồ dễ
- Không dễ dàng.
Chưa chắc cây cao hồ dễ im
Sông sâu hồ dễ muốn êm đềm
(Buồn êm ấm - Quang Dũng)
-
- Cơm khê
- Cơm nấu quá lửa, có mùi khét.
-
- Hổng
- Không (khẩu ngữ Trung và Nam Bộ).
-
- Châu chấu
- Loại côn trùng nhỏ, chuyên ăn lá, có cánh màng, hai chân sau rất khỏe dùng để búng.
-
- Sao đang
- Sao nỡ đành.
-
- Hồ
- Gần. Cũng nói là hầu.
Ở chỗ nhân gian không thể hiểu
đôi mắt người hồ như biển đông
có mưa-tôi-cũ về ngang đó
tự buổi thiên đàng chưa lập xong
(Bài nhân gian thứ nhất - Du Tử Lê)
-
- Ngũ cung
- Năm âm giai trong âm nhạc dân tộc: Hò, Xự, Xang, Xê, Cống (tương đương với Sol, La, Do, Re, Mi ngày nay). Ở miền Nam có thêm hai âm là Liếu (Líu) và Ú, thật ra là hai nấc trên của Hò và Xự.
-
- Cá lìm kìm
- Còn gọi là cá kìm hay cá nhái, tên chung của những loài cá có thân hình thuôn dài với đặc trưng là mỏ kéo dài ra như cái kìm (xem ảnh). Cá lìm kìm có nhiều loài khác nhau, một số loài sống ở nước ngọt (sông, hồ), một số loài khác lại sống ở nước lợ hay nước mặn. Cá lìm kìm nước ngọt trong hình dưới đây có thân màu trắng trong, dài từ 5 đến 10 milimet. Những loài khác sống ở nước mặn (biển) hay nước lợ có kích thước lớn hơn. Cá lìm kìm nước ngọt là loài cá rất dễ gặp ở đồng bằng sông Cửu Long, hầu như ở sông, hồ, mương kênh hay ao nào ta cũng có thể dễ dàng thấy chúng nếu để ý quan sát kỹ.
-
- Hôn định thần tỉnh
- Cũng nói là định tỉnh thần hôn hoặc nói tắt là thần hôn, nghĩa là buổi tối (hôn) chăm sóc cho cha mẹ ngủ yên (định), buổi sáng (thần) đến hỏi thăm sức khỏe cha mẹ (tỉnh). Chỉ đạo làm con.
-
- Hai thân
- Cha mẹ (từ Hán Việt song thân).
-
- Vọng Phu
- Hình tượng người phụ nữ bồng con đứng trên đỉnh núi chờ chồng rồi sau hóa thành đá, rất thường gặp trong văn học dân gian. Trên khắp đất nước ta có rất nhiều đỉnh núi được mang tên là núi Vọng Phu hoặc đá Vọng Phu.
-
- Chữ đồng
- Từ cụm từ Hán Việt "đồng tâm đái," hoặc "dải đồng," chỉ sợi thắt lưng ngày xưa có hai dải lụa buộc lại với nhau. Văn chương cổ dùng từ "chữ đồng" hoặc "đạo đồng" để chỉ sự kết nguyền chung thủy của vợ chồng.
Đã nguyền hai chữ đồng tâm
Trăm năm thề chẳng ôm cầm thuyền ai
(Truyện Kiều)
-
- Phiên bang
- Nước của người Phiên. Người Trung Quốc xưa gọi các dân tộc sống ngoài biên cương của mình là người Phiên. Về sau chữ "Phiên" được sử dụng để chỉ nước ngoài nói chung, đặc biệt là những nước không theo văn hiến Trung Hoa.
-
- Dưỡng nhi
- Nuôi nấng con cái (chữ Hán).
-
- Đại lão
- Tuổi già, người già (chữ Hán).
-
- Vóc
- Thân hình, thân thể con người.
-
- Cù lao
- Xem Chín chữ cù lao.
-
- Dưỡng dục
- Nuôi nấng (từ chữ Hán 養育).
-
- Công phu
- Việc đánh chuông trống và tụng kinh cúng Phật trong chùa vào lúc sáng sớm hoặc chiều tối. Cũng chỉ khoảng thời gian trong ngày vào lúc công phu - vào khoảng bốn giờ sáng hoặc bốn giờ chiều.
-
- Cách mấy
- Chừng nào, cỡ nào đi nữa (phương ngữ Trung Bộ).