Chim quyên ăn trái nhãn lồng
Trách cho mấy kẻ lấy chồng, bỏ con
Bữa ăn năm bảy món ngon
Dượng ghẻ ních hết, để con nhịn thèm
Tìm kiếm "An Cựu"
-
-
Mắc tiền ăn miếng cá thu
Dị bản
-
Quân tử ẩn hình, tiểu nhân lộ tướng
-
Anh còn ẩn dật làm chi
Anh còn ẩn dật làm chi
Xuống đời trả nợ nam nhi cho rồi -
Thà rằng ăn cá giếc trôi
Dị bản
Thà rằng ăn cá giếc trôi
Chẳng thèm lấy khách có đuôi trên đầu
-
Mồng ba ăn rốn
-
Cơm thơm ăn với cá kho
Cơm thơm ăn với cá kho
Người khen, kẻ quở sao cho vừa lòng -
Lần đầu ăn tô bún cá
-
Một mình ăn hết bao nhiêu
Một mình ăn hết bao nhiêu
Mò cua bắt ốc cho rêu bám đùi -
Mùa hè ăn cá sông
Dị bản
Mùa hè cá sông
Mùa đông cá ao
-
Hòa Làng ăn cơm rang nói phét
-
Môi dày ăn vụng đã xong
Môi dày ăn vụng đã xong
Môi mỏng hay hớt, môi cong hay hờn -
Lẹm cằm ăn nói đong đưa
-
Bài này có từ ngữ và/hoặc nội dung nhạy cảm.
Hãy cân nhắc trước khi bấm xem.Lồn già ăn với cà kheo
-
Nhứt thích ăn trái chua
-
Của Bụt ăn một đền mười
Dị bản
Của Bụt mất một đền mười
Của Đức Chúa Trời mất mười đền một
-
Cũng đòi ăn đếch với gừng
-
Da trắng ăn nắng dễ dàng
Da trắng ăn nắng dễ dàng
Da đen dang nắng, nắng hàng da đen -
Chịu đấm ăn xôi, xôi lại hẩm
-
Ngồi dưng ăn hoang, mỏ vàng cũng cạn
Chú thích
-
- Đỗ quyên
- Có giả thuyết cho là chim cuốc. Theo hai học giả Đào Duy Anh và An Chi thì chim quyên là chim tu hú. Hình ảnh chim quyên trong ca dao dân ca thường tượng trưng cho những điều tốt đẹp.
-
- Nhãn lồng
- Một loại nhãn đặc sản của Hưng Yên, ngon nổi tiếng, thuở xưa thường để tiến vua.
-
- Ních
- Nhét cho đầy, cho chặt. Còn có nghĩa là ăn tham, ăn một cách thô tục.
-
- Cá thu
- Loại cá biển, thân dài, thon, không có hoặc có rất ít vảy. Từ cá thu chế biến ra được nhiều món ăn ngon.
-
- Cá đù
- Hay còn gọi cá lù đù, một họ cá biển sống ở gần bờ, ở vùng đáy bùn cát, thường nấp trong những rạn, hốc đá. Cá ăn tạp, nhiều thịt, ít xương (có nguồn nói nhiều xương). Thịt cá mềm, vị ngọt dịu, dẻo mềm, hậu bùi, được chế biến thành nhiều món ngon như cá đù nấu canh ngót, khô cá đù...
-
- Cá liệt
- Còn gọi là cá ót, một loại cá biển có thân có hình thoi, dẹt bên, to khoảng ba, bốn ngón tay, nhiều xương. Cá thường được kho khô ăn kèm với cơm, nấu canh chua hay nấu riêu, hoặc để làm bột cá.
-
- Cá giếc
- Loại cá trắng nước ngọt, mắt có viền đỏ, thân dẹt hai bên, có màu bạc, sống phổ biến ở ao hồ, ruộng vùng đồng bằng hay vùng cao. Thịt thơm ngon nhưng nhiều xương dăm. Ngoài những món chế biến thông thường, cá giếc còn là một món ăn bài thuốc.
-
- Chú khách
- Một cách gọi người Hoa sống ở Việt Nam. Từ này bắt nguồn từ chữ "khách trú," cũng gọi trại thành cắc chú.
-
- Rốn
- Cố thêm.
-
- Dìa
- Về (cách phát âm của một số vùng Trung và Nam Bộ).
-
- Rạch Giá
- Địa danh nay là thành phố thuộc tỉnh Kiên Giang. Có ý kiến cho rằng tên "Rạch Giá" có nguồn gốc từ việc vùng đất này có rất nhiều cây giá mọc hai bên bờ rạch. Vào thời vua Gia Long, Rạch Giá là một vùng đất chưa khai khẩn, còn hoang vu, dân cư thưa thớt, chủ yếu là người Khmer. Dưới thời kháng chiến chống Pháp, Rạch Giá là căn cứ địa của người anh hùng Nguyễn Trung Trực. Thành phố Rạch Giá ngày nay có nhiều lợi thế về giao thông đường thủy, đường biển, đường bộ và đường hàng không nhằm kết nối với các trung tâm lớn trong nước và khu vực Đông Nam Á.
-
- Bể
- Biển (từ cũ).
-
- Tớt môi
- Môi trên ngắn hơn môi dưới.
-
- Trầu
- Còn gọi là trầu không, một loại dây leo dùng làm gia vị hoặc làm thuốc. Lá trầu được nhai cùng với vôi tôi hay vôi sống và quả cau, tạo nên một miếng trầu. Ở nước ta có hai loại trầu chính là trầu mỡ và trầu quế. Lá trầu mỡ to bản, dễ trồng. Trầu quế có vị cay, lá nhỏ được ưa chuộng hơn trong tục ăn trầu.
Người xưa có phong tục mời ăn trầu khi gặp nhau. Trầu cau tượng trưng cho tình yêu đôi lứa, vợ chồng, nên là một lễ vật không thể thiếu trong các dịp cưới hỏi.
Nghe nghệ sĩ nhân dân Thu Hiền hát bài Hoa cau vườn trầu.
-
- Thuốc xỉa
- Một nhúm thuốc lào được ngậm bằng môi trên trong lúc ăn trầu để tẩy cổ trầu (nước bọt có màu hồng) và xác trầu bám vào răng. Động tác bỏ thuốc xỉa vào miệng gọi là xỉa thuốc.
-
- Nhứt
- Nhất (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
-
- Bụt
- Cách gọi dân gian của Phật, bắt nguồn từ cách phiên âm từ Buddha (bậc giác ngộ - Phật) trong tiếng Ấn Độ.
-
- Đách
- Từ thông tục, vốn nghĩa chỉ bộ phận sinh dục của phụ nữ, thường được dùng để phủ định (cũng như đếch).
-
- Cầm bằng
- Kể như, coi như là (từ cũ).
-
- Ngồi dưng
- Ngồi không, không làm việc gì.