Tìm kiếm "tiếng vang"
-
-
Có tiền mua sắm để coi
Có tiền mua sắm để coi
Có của cho mượn đi đòi mất công -
Thừa tiền mua pháo đốt chơi
Thừa tiền mua pháo đốt chơi
Pháo nổ lên trời, tiền vứt xuống ao -
Thừa tiền thì đem mà cho
Thừa tiền thì đem mà cho
Đừng dại xem bói rước lo vào mình -
Thần tiên lúc túng cũng liều
-
Nợ tiền đem trả thì vơi
Nợ tiền đem trả thì vơi
Nợ tình đem trả ai ơi càng đầy -
Tổ tiên để lại em thờ
-
Tham tiền tham bạc thì giàu
Tham tiền tham bạc thì giàu
Chớ tham gánh nặng mà đau xương mình -
Nhiều tiền ăn thịt, ít tiền ăn nây
Dị bản
Nhiều tiền của tốt,
Ít tiền của xấuNhiều tiền mua thịt,
Ít tiền mua xương
-
Bài này có từ ngữ và/hoặc nội dung nhạy cảm.
Hãy cân nhắc trước khi bấm xem.Mất tiền thật, phết lồn mo
-
Có tiền em muốn mua chồng
Có tiền em muốn mua chồng
Biết rằng đáng mấy trăm đồng mà mua
Mua chồng chồng chẳng bán cho
Lạy giời phù hộ em mua được chồng -
Bằng đồng tiền, nằm nghiêng trong bụi
-
Đẹp như tiên, lo phiền cũng xấu
Đẹp như tiên, lo phiền cũng xấu
-
Ở Hà Tiên mần ăn không khá
-
Khôn như tiên, không tiền cũng dại
-
Bán buôn tiền muôn dễ kiếm
Bán buôn tiền muôn dễ kiếm
-
Quan ăn tiền thằng dại
-
Ta như tiên ở trên trời
Ta như tiên ở trên trời
Trước sau gắn bó không rời nhau ra -
Người có tiền dể đứa tay không
-
Trắng như tiên
Chú thích
-
- Chệch
- Từ gọi một cách bình dân, thiếu tôn trọng dành cho người Hoa sinh sống ở nước ta. Có ý kiến cho rằng từ này có gốc từ từ a chệch, cách người Triều Châu (một vùng ở Trung Quốc) gọi chú (em của bố). Hiện nay từ này hay bị viết và đọc nhầm là chệt hoặc chệc. Ở miền Bắc, từ này có một biến thể là chú Chiệc.
-
- Cú
- Một loài chim ăn thịt, thường kiếm mồi vào ban đêm, có mắt lớn ở phía trước đầu. Người xưa xem cú là loài vật xấu xa, tượng trưng cho những người hoặc việc xấu, việc xui xẻo.
-
- Ải
- Chỗ qua lại hẹp và hiểm trở trên biên giới giữa các nước hoặc thành trì, trước đây thường có đặt đồn binh. Cũng gọi là quan ải.
-
- Tương truyền bài ca dao ra đời hưởng ứng chiếu "Cần Vương" của vua Hàm Nghi.
-
- Nây
- Thịt bụng của lợn, không ngon.
-
- Mo
- Phần vỏ ngoài của hoa dừa hay hoa cau. Khi hoa còn non chưa nở, mo màu xanh, hai cánh dạng thuyền úp lại che chở cho hoa bên trong. Mo tự tách ra khi hoa nở và khô dần đi khi cây đậu quả. Mo cau, mo dừa già sẽ tự rụng xuống hoặc được người trồng giật xuống khi thu hái quả. Mo cau mềm mại, dẻo dai, được dân ta sử dụng để gói giò (chả) và nhất là gói cơm nắm mang theo khi làm đồng làm rẫy. Cơm nắm mo cau là một hình ảnh quen thuộc và thân thương với người nông dân nước ta.
-
- Rau má
- Một loại cây thân thảo ngắn ngày, thường được trồng để ăn tươi hoăc sắc lấy nước uống. Nước rau má có tác dụng giải độc, hạ huyết áp, làm mát cơ thể. Lá rau má hình thận, nhỏ bằng đồng xu.
-
- Hà Tiên
- Địa danh nay là thị xã phía tây bắc tỉnh Kiên Giang, giáp với Campuchia. Tên gọi Hà Tiên bắt nguồn từ Tà Ten, cách người Khmer gọi tên con sông chảy ngang vùng đất này.
-
- Mần
- Làm (phương ngữ Trung và Nam Bộ). Như mần ăn, mần việc, đi mần...
-
- Rạch Giá
- Địa danh nay là thành phố thuộc tỉnh Kiên Giang. Có ý kiến cho rằng tên "Rạch Giá" có nguồn gốc từ việc vùng đất này có rất nhiều cây giá mọc hai bên bờ rạch. Vào thời vua Gia Long, Rạch Giá là một vùng đất chưa khai khẩn, còn hoang vu, dân cư thưa thớt, chủ yếu là người Khmer. Dưới thời kháng chiến chống Pháp, Rạch Giá là căn cứ địa của người anh hùng Nguyễn Trung Trực. Thành phố Rạch Giá ngày nay có nhiều lợi thế về giao thông đường thủy, đường biển, đường bộ và đường hàng không nhằm kết nối với các trung tâm lớn trong nước và khu vực Đông Nam Á.
-
- Cá mòi
- Một loại cá thuộc họ cá trích, có tập tục bơi thành đàn từ biển ngược lên nguồn vào tháng giêng để đẻ trứng, vì vậy nhân dân ta thường giăng lưới bắt cá mòi ở sông vào dịp này. Cá mòi ngon nhất là trứng cá, và thường được chế biến thành các món nướng, món kho. Cá mòi có hai loại: cá mòi lửa và cá mòi he.
-
- Ló
- Lúa (phương ngữ Bắc Trung Bộ).
-
- Khái
- Con hổ.
-
- Nỏ
- Không, chẳng (phương ngữ Trung Bộ).
-
- Dể
- Khinh bỉ, không coi ra gì.
-
- Bồ hố mại
- Tiếng Triều Châu, có nghĩa là không đẹp, không chịu. (Văn truyền khẩu trên đất Đồng Nai - Nguyễn Văn Hầu)
-
- Nặc Ông Chân
- Còn gọi là Nặc Ông Chăn, Hoàng Chăn, tên vị vua trị vì Chân Lạp từ 1642-1659.