Phải duyên ôi chồng hờn vợ giận
Gặp vận hẩm, chồng hận, vợ lung
Khoai lang bốn tháng thì sùng
Bỏ thằng bé tí lấy thằng khùng sướng hơn
Tìm kiếm "giăng mùng"
-
-
Em lấy chồng đi kẻo thế gian đày
-
Cuộc ở đời nói chơi anh đừng giận
– Cuộc ở đời nói chơi anh đừng giận
Hỏi đó một lời cho tận nhơn tâm
– Hễ gặp tri âm dẫu nói cả năm anh không mỏi,
Vậy chớ con bạn mình muốn hỏi sự chi?
– Hỏi anh một chuyện, em nguyện học đòi,
Anh ôi, vậy chớ người Tây sao sướng hẳn hòi,
An nam mình lại chịu thiệt thòi nắng mưa?
– Người có vinh có nhục, cũng như nước có đục có trong,
Bởi vì mình ít có đồng lòng,
Không lo học giỏi cho ròng như Tây
– À há? Thật họ hay, nên làm thầy mình chịu dở,
Mình chẳng lo mình, mấy thuở được nên?
– Phận em là gái còn phải trái xét nhằm,
Huống gì nam tử cam tâm
Nếu không lo học tập, hổ thầm phận trai. -
Chờ anh, em gắng sức chờ
Chờ anh, em gắng sức chờ
Chờ hồi mười bảy bây giờ ba mươi -
Tiếc cái phận, giận cái duyên
-
Bậu không, sao thế gian đồn
-
Ai đi trên bộ, giống bộ cô Mười
Ai đi trên bộ, giống bộ cô Mười
Hàm răng khít rịt, miệng cười có duyên -
Đĩ có tông, ai giồng nên đĩ
-
Giữa cầu, hai đầu giếng
-
Muối hột Cầu Ngang, dưa gang Bảo Thạnh
Dị bản
-
Ta tức con gà, ta giận con gà
-
Bạc-lê vẽ sứa, em giận đứa măng-tơ
-
Nếp dẻo, nỏ hết láng giềng đổi
-
Anh có vợ rồi, anh còn gian còn giấu
-
Vừa bằng hạt máu, sáng sáu gian nhà
-
Cô gái Sơn Tây, yếm thủng tày giần
Cô gái Sơn Tây, yếm thủng tày giần
Răng đen hạt nhót, chân đi cù nèo
Tóc rễ tre cô chải lược bồ cào
Xù xì da cóc, hắc lào tứ tung
Trên đầu chấy rận như sung
Rốn lồi quả quít, má hồng trôn niêu
Cô tưởng mình cô ái ố mỹ miều
Chồng con chả lấy, để liều thân ru
Hai nách cô thơm như ổ chuột chù
Mắt như gián nhấm, lại gù lưng tôm
Trứng rận bằng quả nhãn lồng
Miệng cười tủm tỉm như sông Ngân Hà … -
Khi lành quạt giấy cũng cho, khi giận quạt mo cũng đòi
-
Phải em có chồng xa, anh đà không giận
Phải em có chồng xa, anh đà không giận
Bởi em có chồng gần như lửa cận mái hiên -
Bí lên ba lá, tại ba với má không chịu thả giàn
Bí lên ba lá, tại ba với má không chịu thả giàn
Để bí bò lan, trách hường nhan vô duyên bạc phận
Duyên nợ ở gần, sao không đặng sánh đôiDị bản
Bí lên ba lá, trách ba với má không ngắt ngọn làm giàn
Để bí bò lan, trách hường nhan vô duyên bạc phận
Duyên nợ gần không đặng xứng đôi
-
Con gà béo bán bên Ngô, con gà khô bán láng giềng
Chú thích
-
- Phận hẩm duyên ôi
- Số phận hẩm hiu, tình duyên lỡ dở.
Trách mình phận hẩm lại duyên ôi
Đỗ suốt hai trường hỏng một tôi
Tế đổ làm Cao mà chó thế
Kiện trông ra Tiệp hỡi trời ôi!
(Hỏng Thi Khoa Quý Mão - Tú Xương)
-
- Lung
- Nhiều, hăng. Nghĩ lung: nghĩ nhiều, gió lung: gió nhiều.
-
- Khoai lang
- Một loại cây nông nghiệp với rễ củ lớn, chứa nhiều tinh bột, có vị ngọt, gọi là củ khoai lang. Nhân dân ta trồng và sử dụng khoai lang làm lương thực, tận dụng cả phần củ (rễ), thân, và lá.
-
- Sùng
- Bị sâu, bị thối. Sùng cũng có nghĩa là sâu.
-
- Đày
- Đày đọa, dày vò.
-
- Tày
- Bằng (từ cổ).
-
- Tỉa
- Trồng bằng cách gieo hạt (bắp, đậu...). Ở một số vùng từ nãy cũng gọi là trỉa.
-
- Độ
- Đậu, đỗ (cách phát âm của một số địa phương Bắc Trung Bộ).
-
- Nhân tâm
- Lòng người (từ Hán Việt).
-
- Tri âm
- Bá Nha đời Xuân Thu chơi đàn rất giỏi, thường phàn nàn thiên hạ không ai thưởng thức được tiếng đàn của mình. Một lần Bá Nha đem đàn ra khảy, nửa chừng đàn đứt dây. Đoán có người rình nghe trộm, Bá Nha sai lục soát, bắt được người đốn củi là Tử Kỳ. Tử Kỳ thanh minh rằng nghe tiếng đàn quá hay nên dừng chân thưởng thức. Khi Bá Nha ngồi gảy đàn, tâm trí nghĩ tới cảnh non cao, Tử Kỳ nói: Nga nga hồ, chí tại cao sơn (Tiếng đàn cao vút, ấy hồn người ở tại núi cao). Bá Nha chuyển ý, nghĩ đến cảnh nước chảy, Tử Kỳ lại nói: Dương dương hồ, chí tại lưu thủy (Tiếng đàn khoan nhặt, ấy hồn người tại nơi nước chảy). Bá Nha bèn kết bạn với Tử Kỳ. Sau khi Tử Kỳ chết, Bá Nha đập vỡ đàn mà rằng "Trong thiên hạ không ai còn được nghe tiếng đàn của ta nữa." Do tích này, hai chữ tri âm (tri: biết, âm: tiếng) được dùng để nói về những người hiểu lòng nhau.
-
- Bạn
- Người bạn gái, thường được dùng để chỉ người mình yêu (phương ngữ Nam Bộ).
-
- Thuyền quyên
- Gốc từ chữ thiền quyên. Theo từ điển Thiều Chửu: Thiền quyên 嬋娟 tả cái dáng xinh đẹp đáng yêu, cho nên mới gọi con gái là thiền quyên.
Trai anh hùng, gái thuyền quyên
Phỉ nguyền sánh phượng, đẹp duyên cưỡi rồng
(Truyện Kiều)
-
- Bậu
- Cũng nói là em bậu, tiếng gọi người tiếp chuyện với mình, khác giới tính, có ý thương mến, thân mật. Cách xưng hô "qua, bậu" thường được dùng trong quan hệ vợ chồng, người yêu (phương ngữ Nam Bộ).
-
- Bảng treo giữa chợ
- Ngày xưa các thông báo thường được viết giấy dán lên tấm bảng gỗ treo giữa chợ cho mọi người dễ nhìn thấy.
-
- Tông
- Dòng dõi, tổ tiên (từ Hán Việt).
-
- Cầu Ngang
- Một địa danh nay thuộc xã Bảo Thuận, huyện Ba Tri, tỉnh Bến Tre. Nằm bên bờ biển, khu vực này ngày xưa có nghề làm muối nổi tiếng trong vùng.
-
- Dưa gang
- Một loại dưa quả dài, vỏ xanh pha vàng cam (càng chín sắc vàng càng đậm), kích thước tương đối lớn.
-
- Bảo Thạnh
- Địa danh nay là một xã thuộc huyện Ba Tri, tỉnh Bến Tre, nằm ngay cửa sông Ba Lai đổ ra biển.
-
- Xóm Gảnh
- Tên một xóm nằm bên rạch Bà Hiền, còn gọi là xóm Gảnh Bà Hiền, thuộc huyện Ba Tri, tỉnh Bến Tre.
-
- Đà
- Đã (từ cổ, phương ngữ).
-
- Bạc-lê
- Nói, phiên âm từ tiếng Pháp parler, .
-
- Măng-tơ
- Nói láo, phiên âm từ tiếng Pháp menter.
-
- Bá vơ
- Vu vơ, không đâu vào đâu (phương ngữ Nam Bộ).
-
- Sài Gòn
- Nay là thành phố Hồ Chí Minh, thành phố đông dân nhất, đồng thời cũng là trung tâm kinh tế, văn hóa, giáo dục quan trọng của nước ta. Vùng đất này ban đầu được gọi là Prey Nokor, thành phố sau đó hình thành nhờ công cuộc khai phá miền Nam của nhà Nguyễn. Năm 1698, Nguyễn Hữu Cảnh cho lập phủ Gia Định, đánh dấu sự ra đời thành phố. Khi người Pháp vào Đông Dương, để phục vụ công cuộc khai thác thuộc địa, thành phố Sài Gòn được thành lập và nhanh chóng phát triển, trở thành một trong hai đô thị quan trọng nhất Việt Nam, được mệnh danh Hòn ngọc Viễn Đông hay Paris Phương Đông. Năm 1954, Sài Gòn trở thành thủ đô của Việt Nam Cộng hòa và thành phố hoa lệ này trở thành một trong những đô thị quan trọng của vùng Đông Nam Á. Sau 1975, Sài Gòn được đổi tên thành "Thành phố Hồ Chí Minh," nhưng người dân vẫn quen gọi là Sài Gòn.
-
- Nỏ
- Không, chẳng (phương ngữ Trung Bộ).
-
- Trổi
- Tốt (phương ngữ Bắc Trung Bộ).
-
- Thanh nữ
- Người con gái dịu dàng, thanh cao (từ Hán Việt).
-
- Đèn dầu
- Đèn đốt bằng dầu hỏa, gồm một bầu đựng dầu bằng thủy tinh hoặc kim loại, một sợi bấc (tim đèn) để hút dầu, và hệ thống núm vặn. Đèn dầu còn được gọi là đèn Hoa Kỳ (Huê Kỳ), mà theo tác giả Nguyễn Dư thì tên này bắt nguồn từ tên cửa hiệu Hoa Kỳ phố Jules Ferry (Hàng Trống ngày nay) chuyên làm đồ khảm xà cừ và bán đèn sắt tây. Hiện nay đèn dầu vẫn còn được thấy ở các vùng quê nghèo.
-
- Giần
- Đồ đan bằng tre, hình tròn và dẹt, mặt có lỗ nhỏ, dùng làm cho gạo đã giã được sạch cám (tương tự như cái sàng). Hành động dùng giần để làm sạch gạo cũng gọi là giần.
Hạt gạo phải một nắng hai sương xay, giã, giần, sàng
Đất Nước có từ ngày đó
(Mặt đường khát vọng - Nguyễn Khoa Điềm)
-
- Nhót
- Một loại cây rất quen thuộc ở các vùng quê miền Bắc, thường được trồng lấy quả. Quả nhót hình trứng, khi chín có màu đỏ, có vị chua hoặc ngọt, dùng để nấu canh. Rễ, thân, lá còn được dùng làm thuốc.
-
- Cù nèo
- Gậy dài thường làm bằng tre, có móc hoặc mấu ở đầu để hái trái cây. Có vùng gọi là cây cù quèo.
-
- Bồ cào
- Đồ vật nhà nông có cán dài (thường bằng tre), một đầu có nhiều răng thưa, dùng để làm tơi đất, dọn cỏ, hoặc cào phơi nông sản. Động tác sử dụng bồ cào gọi là cào.
-
- Hắc lào
- Một loại bệnh ngoài da do nấm. Dấu hiệu nổi bật nhất của bệnh là ngứa, nổi mẩn đỏ, có mụn nước, vùng có nấm thường tròn như đồng tiền; vùng da bị tổn thương ngứa ngáy rất khó chịu.
-
- Sung
- Một loại cây gặp nhiều trên các vùng quê Việt Nam. Thân cây sần sùi, quả mọc thành chùm. Quả sung ăn được, có thể muối để ăn như muối dưa, cà, ngoài ra còn dùng trong một số bài thuốc dân gian.
-
- Trôn
- Mông, đít, đáy (thô tục).
-
- Niêu
- Nồi nhỏ bằng đất nung hoặc đồng, có nắp đậy, dùng để nấu nướng hoặc sắc thuốc. Niêu sắc thuốc thì có thêm cái vòi để rót thuốc.
-
- Ru
- Sao? (trợ từ nghi vấn cổ).
-
- Chuột chù
- Một giống chuột ăn thịt, thức ăn chủ yếu là côn trùng, chim non, ếch, chuột nhắt... Chuột chù có mùi rất hôi.
-
- Nhấm
- Gặm (thường dùng cho các loại sâu bọ, chuột, gián...)
-
- Nhãn lồng
- Một loại nhãn đặc sản của Hưng Yên, ngon nổi tiếng, thuở xưa thường để tiến vua.
-
- Ngân Hà
- Tên gọi của thiên hà bao gồm Trái Đất của chúng ta. Trên bầu trời đêm, Ngân Hà trông như một dải sáng trắng vắt ngang bầu trời, nên được hình tượng hóa thành một dòng sông trên thượng giới. Trong thần thoại Trung Quốc, Ngưu Lang và Chức Nữ bị sông Ngân Hà chia cách, nên sông Ngân còn tượng trưng cho sự ngăn cách lứa đôi.
-
- Quạt mo
- Quạt làm bằng mo cau. Sau khi cau trổ bông, tàu cau úa vàng rồi rụng xuống, được người ta nhặt đem phơi khô, ép thẳng rồi cắt thành hình chiếc quạt vừa tay cầm.
-
- Bí
- Loại cây dây leo được trồng mọc trên giàn để lấy quả. Tương tự như bầu, quả, hoa, hạt và đọt bí được dùng làm thức ăn. Hai loại bí thường gặp nhất là bí xanh (còn gọi là bí đao, bí dài, bí chanh) và bí đỏ (bí rợ).
-
- Má hồng
- Từ chữ hồng nhan (cũng nói là hường nhan ở Nam Bộ), từ dùng trong văn thơ cổ chỉ người con gái đẹp.
Phận hồng nhan có mong manh
Nửa chừng xuân thoắt gãy cành thiên hương
(Truyện Kiều)
-
- Vô duyên
- Không có duyên số tốt.
Trông chồng mà chẳng thấy chồng
Đã đành một nỗi má hồng vô duyên
(Lục Vân Tiên)
-
- Duyên nợ
- Theo giáo lí nhân quả của nhà Phật, hai người gặp nhau được là nhờ duyên (nhân duyên), và nên nghĩa vợ chồng để trả nợ từ kiếp trước.
-
- Đặng
- Được, để, nhằm (từ cũ, phương ngữ).
-
- Ngô
- Trung Quốc. Thời Lê - Mạc, dân ta gọi nước Trung Quốc là Ngô, gọi người Trung Quốc là người Ngô.