Tiểu đầu, lục túc, đại phúc, vô y,
Năng ẩm huyết, bất năng ẩm tửu.
(Đầu nhỏ, sáu chân, bụng to, không áo,
Hay uống máu, không hay uống rượu).
Tìm kiếm "dầu tim"
-
-
Trên đầu thì tóc xanh rì
-
Cận đâu xâu đó
-
Vui đâu cho bằng vui nhà
Vui đâu cho bằng vui nhà,
Có con có vợ mới là thật vui.
Dạy con nhủ vợ mọi lời,
Gốc kia vững chắc thì chồi mới xanh. -
Đi đâu một khắc một chờ
-
Giật đầu cá, vá đầu tôm
Giật đầu cá, vá đầu tôm
Dị bản
Bán đầu cá, vá đầu tôm
-
Cơm đâu cũng gạo nhà này
-
Giếng đâu thì ếch đó
Giếng đâu thì ếch đó
-
Phượng hoàng đậu nhánh vông nem
-
Mẹ già đầu bạc như tơ
Mẹ già đầu bạc như tơ
Lưng đau con đỡ, mắt lờ con nuôiDị bản
Mẹ già đầu bạc như tơ
Lưng đau con đỡ, mắt mờ con chăm
-
Chuồn chuồn đậu ngọn mía mưng
Dị bản
Chuồn chuồn đậu ngọn cây gừng
Em đà có chốn anh đừng tới lui
-
Chuồn chuồn đậu ngọn dưa leo
-
Nước đổ đầu vịt
Nước đổ đầu vịt
Dị bản
Nước xao đầu vịt
-
Cái trước đau, cái sau rái
-
Giang sơn đâu anh hùng đó
-
Bướm vàng đậu đọt mù u
Dị bản
Bướm vàng đậu trái mù u
Lấy chồng càng sớm lời ru càng buồn
-
Dốt đến đâu học lâu cũng biết
Dốt đến đâu học lâu cũng biết
-
Rắn mất đầu
Rắn mất đầu
-
Bài này có từ ngữ và/hoặc nội dung nhạy cảm.
Hãy cân nhắc trước khi bấm xem.Lo co đầu gối, lo rối lông lồn
Lo co đầu gối
Lo rối lông lồn -
Se sẻ đậu ở cành tre
Chú thích
-
- Xâu
- Cũng gọi là sưu, món tiền mà người đàn ông từ mười tám tuổi trở lên phải nộp (sưu thế), hoặc những công việc mà người dân phải làm cho nhà nước phong kiến hay thực dân (đi xâu).
-
- Khắc
- Đơn vị tính thời gian ban ngày thời xưa. Người xưa chia ban ngày ra thành sáu khắc (đêm năm canh, ngày sáu khắc). Theo Lý Thái Thuận, khắc một là giờ Mão/Mạo (5h-7h), khắc hai là giờ Thìn (7h-9h), khắc ba là giờ Tị (9h-11h), khắc tư là giờ Ngọ (11h-13h), khắc năm là giờ Mùi (13-15h), khắc sáu là giờ Thân (15-17h). Theo đó, giờ Dậu (17-19h) không thuộc về ngày cũng như đêm. Xem thêm chú thích Canh.
-
- Tri âm
- Bá Nha đời Xuân Thu chơi đàn rất giỏi, thường phàn nàn thiên hạ không ai thưởng thức được tiếng đàn của mình. Một lần Bá Nha đem đàn ra khảy, nửa chừng đàn đứt dây. Đoán có người rình nghe trộm, Bá Nha sai lục soát, bắt được người đốn củi là Tử Kỳ. Tử Kỳ thanh minh rằng nghe tiếng đàn quá hay nên dừng chân thưởng thức. Khi Bá Nha ngồi gảy đàn, tâm trí nghĩ tới cảnh non cao, Tử Kỳ nói: Nga nga hồ, chí tại cao sơn (Tiếng đàn cao vút, ấy hồn người ở tại núi cao). Bá Nha chuyển ý, nghĩ đến cảnh nước chảy, Tử Kỳ lại nói: Dương dương hồ, chí tại lưu thủy (Tiếng đàn khoan nhặt, ấy hồn người tại nơi nước chảy). Bá Nha bèn kết bạn với Tử Kỳ. Sau khi Tử Kỳ chết, Bá Nha đập vỡ đàn mà rằng "Trong thiên hạ không ai còn được nghe tiếng đàn của ta nữa." Do tích này, hai chữ tri âm (tri: biết, âm: tiếng) được dùng để nói về những người hiểu lòng nhau.
-
- Cũng như Ba thưng một đấu.
-
- Phượng hoàng
- Một loài chim trong thần thoại Trung Quốc và các nước chịu ảnh hưởng. Trước đây, con trống được gọi là Phượng (hay phụng) còn con mái được gọi là Hoàng, nhưng ngày nay thì sự phân biệt đực, cái đã gần như không còn, và phượng hoàng được xem là giống cái, trong khi rồng được xem là giống đực. Phượng hoàng là vua của các loài chim, tượng trưng cho sự thanh cao.
-
- Vông nem
- Còn gọi là cây vông, một loại cây thân có thể cao đến mười mét, có nhiều gai ngắn. Lá vông thường được dùng để gói nem hoặc để làm thuốc chữa bệnh trĩ, mất ngủ…
-
- Phải dè
- Biết vậy thì... (phương ngữ Nam Bộ).
-
- Chợ Gạo
- Một huyện thuộc tỉnh Tiền Giang. Nơi đây có con sông Chợ Gạo là tuyến đường sông huyết mạch nối giữa thành phố Hồ Chí Minh với các tỉnh miền Tây Nam Bộ.
-
- Chuồn chuồn
- Tên chung của một bộ côn trùng gồm hơn 4500 loài, chia thành hai nhóm lớn: chuồn chuồn ngô và chuồn chuồn kim, khác nhau chủ yếu ở tư thế của cánh khi đậu và hình dạng của ấu trùng. Chuồn chuồn có đầu tròn và khá lớn so với thân được bao phủ phần lớn bởi hai mắt kép lớn hai bên, hai bên có cánh mỏng, dài, mỏng và gần như trong suốt. Trẻ em ở thôn quê thường bắt chuồn chuồn chơi.
-
- Mía mưng
- Một giống mía ngọt, nhiều nước, dễ trồng, chịu được úng ngập.
-
- Đà
- Đã (từ cổ, phương ngữ).
-
- Vãng lai
- Đi lại (từ Hán Việt).
-
- Mần
- Làm (phương ngữ Trung và Nam Bộ). Như mần ăn, mần việc, đi mần...
-
- Rái
- Sợ hãi, e ngại. Có chỗ đọc là dái.
-
- Giang sơn
- Cũng gọi là giang san, nghĩa đen là sông núi, nghĩa rộng là đất nước. Từ này đôi khi cũng được hiểu là cơ nghiệp.
-
- Mù u
- Một loại cây gỗ lớn khá quen thuộc ở Trung và Nam Bộ. Cây mù u cùng họ với cây măng cụt, lớn chậm, gỗ cứng, thường mọc dọc bờ sông rạch, quả tròn, vỏ mỏng, hạt rất cứng có thể dùng để ép lấy dầu. Dầu mù u có nhiều dược tính và được dùng làm nhiều loại thuốc, ví dụ như thuốc trị bòng và chăm sóc da. Xưa kia, người dân Nam Bộ thường dùng dầu mù u như một nhiên liệu tự nhiên sẵn có và rẻ tiền để thắp đèn. Cây mù u còn cho gỗ tốt, thường được dùng để đóng ghe thuyền.
-
- Chích chòe
- Tên chung của một số loài chim nhỏ, đuôi dài, ăn sâu bọ. Các loại chính chòe thường gặp là chích chòe than (lông màu đen, có đốm trắng), chích chòe lửa (có bụng màu gạch đỏ như lửa), chích chòe đất... Hiện nay chích chòe thường được nuôi làm cảnh.
-
- Chim sẻ có lông đầu ngắn và thưa hơn chích chòe. Sẻ cũng ở gần người, thường làm tổ dưới mái nhà, mái đình chùa, trong khi chích chòe thường làm tổ ở các lùm cây to, xa người. Như vậy trong cuộc thách đố này, hình phạt "cạo đầu trọc lóc ở chùa mười năm" chỉ nặng với chích chòe, chứ với sẻ thì nhẹ như không.