Thương chồng, phải khóc mụ gia
Dị bản
Thương chồng mà khắc mụ gia
Gẫm tôi với mụ có bà con chi
Thương chồng mà khắc mụ gia
Gẫm tôi với mụ có bà con chi
Bồng em đi dạo vườn dưa
Dưa đà có trái chị chưa có chồng
Một mâm có mấy đĩa ngon
Dì ghẻ ních hết để con nhịn thèm
Nói ra sợ chị em cười
Rằng tôi ở giá vẫn mười đứa con
Lóng rày bụi đế còn non
Núp bờ, núp bụi sớm con muộn chồng
Bướm vàng đậu trái mù u
Lấy chồng càng sớm lời ru càng buồn
Ai ơi chồng dữ thì lo
Mẹ chồng mà dữ mổ bò ăn khao
Ai ơi chồng dữ thì rầu
Bố chồng mà dữ mổ trâu ăn mừng.
Con cộc mà lấy thằng què
Nấu cơm chẳng chín, nấu chè chẳng sôi
Têm trầu thì têm lạt vôi,
Bửa cau long hạt, cộc ơi là què!
Con cộc mà lấy thằng què
Nấu cơm chẳng chín, nấu chè chẳng sôi
Đi chợ thì quên mua vôi,
Mua cau thiếu hạt, mua nồi thiếu vung
Em têm trầu, têm cho anh một miếng
Anh có vợ nhà làm biếng quên têm
– Bạn ăn trầu cho ta một miếng
Chớ vợ ta ở nhà lười biếng không têm
– Bạn có ăn trầu để khoan đó đã
Để ta ăn rồi ta nhả bã ta cho
Thiếp than phận thiếp còn thơ
Lấy chồng xa xứ bơ vơ một mình
Biết ai than thở sự tình
Chẳng qua mình lại biết mình mà thôi
Lấy chồng gặp phải kẻ tồi
Cho nên lòng những bồi hồi đắng cay
Cả ngày chỉ rượu sưa say
Khi nay thuốc phiện khi nay tài bàn
Nói ra mang tiếng phũ phàng
Nín đi thì não can tràng xiết bao
Cũng thì phận gái má đào
Người thì gặp được anh hào đảm đang
Mình thì cũng dự phấn hương
Gặp nơi lêu lổng chẳng thương chút nào
Em chồng ở với chị dâu
Coi chừng kẻo nó giết nhau có ngày
– Chờ anh đã mãn tháng tư
Anh không bước tới, em ừ nơi xa
Mời anh mười sáu qua nhà
Ăn trầu uống rượu nơi xa em kết nguyền
– Phải chi em nói tận từ
Thì anh bước tới tháng tư đã rồi
Vì em ăn nói lôi thôi
Nơi xa họ bước tới đã rồi còn đâu
– Mời anh mười sáu qua nhà?
Mất lòng anh chịu, qua nhà thì không
Anh nguyện cùng em nước mắt chảy bằng sông
Buổi tiền duyên không đặng vợ chồng thì thôi
Đêm qua lốp đốp mưa rào
Hạt rơi xuống giếng, hạt vào vườn hoa
Đôi bên bác mẹ thì già
Lấy anh hay chữ để mà cậy trông
Mùa hè cho chí mùa đông
Mùa nào áo ấy cho chồng đi thi
Hết gạo em lại gánh đi
Hỏi thăm chàng học trọ thì nơi nao
Hỏi thăm phải ngõ mà vào
Vai đặt gánh gạo, miệng chào: Kìa anh …
Trời mưa bong bóng phập phồng
Mẹ đi lấy chồng con ở với ai?
Chẳng thà ăn sắn ăn khoai
Không ở dượng ghẻ om tai láng giềng
Trời mưa bong bóng phập phồng
Mẹ đi lấy chồng con ở với ai?
– Con đói thì con ăn khoai
Con đừng khóc nữa, điếc tai láng giềng!
Lấy chồng cho đỡ nắng mưa
Chẳng ngờ chồng lại ngủ trưa đến giờ
Mẹ gà con vịt chít chiu
Mấy đời dì ghẻ nâng niu con chồng
Mẹ gà con vịt chít chiu
Mấy đời dì ghẻ lại yêu con chồng
Người xưa có phong tục mời ăn trầu khi gặp nhau. Trầu cau tượng trưng cho tình yêu đôi lứa, vợ chồng, nên là một lễ vật không thể thiếu trong các dịp cưới hỏi.
Nghe nghệ sĩ nhân dân Thu Hiền hát bài Hoa cau vườn trầu.
Chút riêng chọn đá thử vàng,
Biết đâu mà gửi can tràng vào đâu?
(Truyện Kiều)
Trong thời Pháp thuộc, kí lục chỉ người làm nghề ghi chép sổ sách trong các sở, còn gọi là thầy kí.
"Phong tục người Việt cổ coi răng càng đen càng đẹp. Trước khi nhuộm đen phải nhuộm đỏ. Thuốc nhuộm răng đỏ là cánh kiến đỏ trộn với rượu rồi đun quánh như bột nếp. Quét bột này lên mảnh lá chuối hột ấp vào răng trước khi đi ngủ. Làm nhiều lần cho đến khi hàm răng bóng ánh nổi màu cánh gián. Thuốc nhuộm đen: phèn đen, vỏ lựu khô, quế chi, hoa hồi, đinh hương nghiền nhỏ, hòa giấm hoặc rượu, đun cho quánh như hồ dán. Quét lên lá chuối đắp lên răng như nhuộm đỏ. Từ 5 đến 7 ngày thuốc mới bám vào răng, nổi màu đen thẫm rồi đen bóng. Súc miệng bằng nước cốt dừa. Kiêng ăn thịt mỡ, cua cá, vật cứng, nóng. Có khi chỉ nuốt cơm hoặc húp cháo. Kể cả nhuộm đỏ và đen, thời gian kéo dài đến nửa tháng."