Tìm kiếm "Sông Hương'"

Chú thích

  1. Lạch
    Dòng nước nhỏ hơn sông.
  2. Đững
    Đừng có... (cách nói của Trung và Nam Bộ).
  3. Trừng
    Nổi lên, dâng lên (phương ngữ Bình Định - Phú Yên).
  4. Canh
    Đơn vị tính thời gian ban đêm ngày xưa. Người xưa chia một đêm ra thành năm canh (đêm năm canh, ngày sáu khắc). Theo đó, canh một là giờ Tuất (19-21h), canh hai là giờ Hợi (21-23h), canh ba là giờ Tí (23h-1h sáng), canh tư là giờ Sửu (1h-3h), canh năm là giờ Dần (3h-5h). Mỗi lúc sang canh thường có trống điểm, gọi là trống canh.
  5. Câu ca dao này nói về mối hận thù của Sơn Tinh đối với Thủy Tinh trong truyền thuyết.
  6. Ni
    Này, nay (phương ngữ miền Trung).
  7. Tửng
    Người con trai, thằng nhỏ (từ tiếng Hán đinh, đọc giọng Quảng Đông).
  8. Vô nghì
    Không có tình nghĩa (từ cũ). Cũng nói bất nghì.
  9. Đặng
    Được, để, nhằm (từ cũ, phương ngữ).
  10. Khoáy
    Xoáy tóc.
  11. Nuốt lống
    Nuốt không cần nhai.
  12. Ghe
    Thuyền nhỏ, thường đan bằng tre (gọi là ghe nan) hoặc bằng gỗ. Từ này đôi khi được dùng để chỉ tàu thuyền nói chung, nhất là ở vùng Trung và Nam Bộ.

    Chèo ghe

    Chèo ghe

  13. Ghềnh
    Cũng gọi là gành, chỗ lòng sông hoặc biển có đá lởm chởm nằm chắn ngang làm nước dồn lại, chảy xiết. Ở nước ta có nhiều địa danh có chữ Gành hoặc Ghềnh như Gành Son, Gành Hào, Gành Cả, Gành Ráng...

    Thắng cảnh gành Đá Dĩa, Phú Yên

    Thắng cảnh gành Đá Dĩa, Phú Yên

  14. Cù lao
    Khoảng đất nổi lên ở giữa biển hoặc sông.

    Cù lao Chàm

    Cù lao Chàm

  15. Đăng
    Dụng cụ đánh bắt cá, bao gồm hệ thống cọc và lưới hoặc bện bằng dây bao quanh kín một vùng nước để chặn cá bơi theo dòng.

    Cái đăng

    Cái đăng