Dưới mặt nước chói lòa yếm đỏ
Trên bầu trời rạng tỏ mây xanh
Từ ngày chia rẽ em anh
Nước trời còn đó ai đành phụ nhau.
Tìm kiếm "Chuối"
-
-
Trăng kia ai chuốt nên tròn
-
Chín gang trâu cười, mười gang trâu khóc
-
Đầu voi đuôi chuột
Đầu voi đuôi chuột
-
Khóc hổ ngươi cười ra nước mắt
-
Tui ra hò chơi với mấy anh một bữa
-
Gió thổi là chổi trời
Gió thổi là chổi trời
-
Bài này có từ ngữ và/hoặc nội dung nhạy cảm.
Hãy cân nhắc trước khi bấm xem.Nửa đêm nghe chuột khoét dần
-
Bà đi bà cưỡi con công
-
Ai cho mới chuộng cũ dông
-
Một trăm đám cưới không bằng hàm dưới cá trê
-
Trên lầu tiếng chuông đánh rộ
Trên lầu tiếng chuông đánh rộ
Dưới nhà trống đổ tàn canh
Em đây năm bảy người giành
Như cá ở chợ, dạ ai đành nấy mua -
Thôn Nhất hay chửi đéo bà
Dị bản
Thôn Nhất có đất làm quan
Thôn Nhì mở chợ, thôn Trung cặp kè
-
Chưa tập bắt chuột đã tập ỉa bếp
Chưa tập bắt chuột đã tập ỉa bếp
-
Mâm thau em chùi cám
-
Ai về Ông Chưởng, Vàm Nao
-
Chưa hỏi đã cưới liền tay
-
Cơm no bò cưỡi
Cơm no bò cưỡi
-
Nói giỡn mà chơi nói cợt mà chơi
Nói giỡn mà chơi, nói cợt mà chơi
Áo ai nấy mặc có mùi gì đâu -
Mồm gàu lưỡi chổi
Mồm gàu lưỡi chổi
Chú thích
-
- Nhạn
- Vốn nghĩa là con ngỗng trời. Theo Thiều Chửu: Chim nhạn, mùa thu lại, mùa xuân đi, cho nên gọi là hậu điểu 候鳥 chim mùa. Chim nhạn bay có thứ tự, nên anh em gọi là nhạn tự 雁序. Có khi viết là nhạn 鴈. Ta gọi là con chim mòng. Đại Nam quấc âm tự vị của Huình Tịnh Paulus Của cũng chép “Nhạn: Thứ chim giống con ngỗng.” Trong văn học cổ ta thường bắt gặp những cụm từ "nhạn kêu sương," "tin nhạn." Hiện nay từ này thường được dùng để chỉ chim én.
-
- Truông
- Vùng đất hoang, có nhiều cây thấp, lùm bụi, hoặc đường qua rừng núi, chỗ hiểm trở (theo Đại Nam quấc âm tự vị).
-
- Hổ ngươi
- Xấu hổ, tự lấy làm thẹn.
-
- Duyên số
- Số phận về tình duyên như được định sẵn từ trước theo quan điểm của Phật giáo.
-
- Phụ mẫu
- Cha mẹ (từ Hán Việt).
-
- Quánh
- Đánh (phương ngữ Trung và Nam Bộ, cũng như quýnh).
-
- Nạng cửa
- Cây gỗ nhỏ có chạc để chống đỡ cửa từ phía trong nhà. Đây là loại nhà cũ ở quê, có cửa đóng mở lên xuống thường làm bằng tre, gọi là cửa chống.
-
- Giần
- Đồ đan bằng tre, hình tròn và dẹt, mặt có lỗ nhỏ, dùng làm cho gạo đã giã được sạch cám (tương tự như cái sàng). Hành động dùng giần để làm sạch gạo cũng gọi là giần.
Hạt gạo phải một nắng hai sương xay, giã, giần, sàng
Đất Nước có từ ngày đó
(Mặt đường khát vọng - Nguyễn Khoa Điềm)
-
- Vông đồng
- Loài cây tỏa cành rộng, tạo nhiều bóng mát, thân có nhiều gai, cành xốp dễ gãy đổ khi gặp gió lớn. Hoa màu đỏ, hoa đực mọc thành chùm dài, hoa cái mọc đơn độc tại các nách lá. Quả vông đồng thuộc dạng quả nang, khi khô sẽ nứt ra thành nhiều mảnh, tạo ra tiếng nổ lách tách.
-
- Dông
- Bỏ chạy mất (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
-
- Phỉnh phờ
- Nói dối hoặc dùng lời lẽ ngọt ngào đường mật để dụ dỗ người khác.
-
- Cá trê
- Tên một họ cá da trơn nước ngọt phổ biến ở nước ta. Cá trê có hai râu dài, sống trong bùn, rất phàm ăn. Nhân dân ta thường đánh bắt cá trê để làm các món kho, chiên hoặc gỏi.
-
- Ba thôn này thuộc làng Trình Phố, nay thuộc xã An Ninh, huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình. Xưa kia, người thôn Nhất có thói quen khi nói hay chửi đệm thô tục, thôn Nhì có chợ to thường gọi là Chợ Huyện, thôn Ba (còn gọi là thôn Trung) có nhiều người mưu đồ khởi sự chống Pháp, đồng thời là quê hương của Bùi Viện (1839-1878), một nhà cải cách, nhà ngoại giao của nước ta vào cuối thế kỉ 19.
-
- Huỳnh tinh
- Tên dân gian là cây mì tinh, miền Nam gọi là bình tinh, có vùng gọi là cây ngải hoặc cây nghệ tinh, một loại cây bụi gần giống gừng và nghệ, cho củ thon dài, nhọn, có vảy mỏng bao, nạc trắng, chứa nhiều bột. Bột huỳnh tinh được chế biến bằng cách cho củ vào cối giã nhuyễn, khuấy với nước sạch, xơ được vớt ra bằng tay và rây nhuyễn, dung dịch nước bột lỏng như sữa được để lắng xuống đáy vật chứa, kế đó chắt nước để ráo, rồi phơi khô trên vải. Nhân dân ta dùng bột huỳnh tinh để nấu chè hoặc làm những thức ăn tráng miệng.
-
- Cù lao Ông Chưởng
- Tên một cù lao thuộc tỉnh An Giang, nằm trên con rạch cùng tên chia nước từ sông Tiền qua sông Hậu. Tên cù lao và rạch được đặt theo tên của quan Chưởng cơ Nguyễn Hữu Cảnh. Cù lao này cùng với vùng đất hai bên bờ rạch rất màu mỡ, nhiều ruộng vườn tươi tốt, giàu tôm cá. Gia Định thành thông chí chép:
Tục gọi là vàm Ông Chưởng; cửa sông nầy rộng 8 tầm, sâu 8 thước ta. Trước cửa sông có cù lao nhỏ và nhân tên sông mà gọi tên cù lao ấy, ở cách phía tây đạo Đông Khẩu 90 dặm rưỡi. Sông chảy vào nam 60 dặm rưỡi đến hạ khẩu rồi hợp lưu với Hậu Giang. Bờ phía tây có sở thủ ngự Hùng Sai, bờ phía tây thượng khẩu có miếu thờ Khâm sai Chưởng cơ Lễ Thành hầu Nguyễn (Nguyễn Hữu Cảnh) vì dân ở đấy cho rằng ông có công dẹp yên Cao Miên, khai thác đất này, nên nhân dân nhớ công đức mà lập miếu thờ...
-
- Vàm Nao
- Tên một con sông tại tỉnh An Giang, nối sông Tiền với sông Hậu. Theo học giả Vương Hồng Sển, sông này "đứng làm ranh giới giữa Long Xuyên và Châu Đốc, chảy dọc theo làng Hòa Hảo... Vì nước chảy như cắt, sóng to, xoáy tròn khu ốc, nên gọi là Hồi Oa, nôm gọi là Vàm Nao, do tiếng Cơ Me (Khmer) là 'pãm pênk nàv'."
-
- Cá bông lau
- Một loại cá nước lợ có nhiều ở vùng đồng bằng sông Cửu Long. Cá có mình trắng, da trơn, thân có lớp mỡ dày rất béo. Cá bông lau gắn liền với các món ăn dân dã đặc trưng miền Tây Nam Bộ như canh chua cá bông lau, cá bông lau kho tộ...