Ruộng gò cấy lúa Nàng Co
Thương anh thì thương đại, đừng để anh gò mất công
Tìm kiếm "đứng bóng"
-
-
Chuồn chuồn đậu ngọn mía mưng
Dị bản
Chuồn chuồn đậu ngọn cây gừng
Em đà có chốn anh đừng tới lui
-
Em thấy anh, em cũng muốn chào
Em thấy anh, em cũng muốn chào
Sợ anh chồng cũ đứng bờ rào, hắn trông
– Hắn trông thì mặc hắn trông
Ðã quyết một lòng ta quyết lấy nhau -
Thân em như thể bình vôi
-
Cá sông kho với lá gừng
Cá sông kho với lá gừng
Bà con mình đó, xin đừng quên nhau! -
Con chim nho nhỏ
Con chim nho nhỏ
Cái lông nó đỏ
Cái mỏ nó vàng
Nó kêu người ở trong làng
Đừng ham lãnh lụa phụ phàng vải bô.Dị bản
-
Mắm cua chấm với đọt vừng
Mắm cua chấm với đọt vừng
Họ xa mặc họ, ta đừng bỏ nhau -
Đèn treo dưới xáng tỏ rạng bờ kinh
-
Non non, nước nước khơi chừng
-
Chừng nào Lò Gốm hết trã hết nồi
-
Cây to anh dứt nửa chừng
Dị bản
-
Đèn mù u khi lu khi tắt
-
Cơm ăn mỗi bữa mỗi lưng
Cơm ăn mỗi bữa mỗi lưng,
Hơi đâu mà giận người dưng thêm phiền -
Thuốc Bắc chén rưỡi có chừng
-
Em có chồng rồi, như ngựa có cương
Em có chồng rồi, như ngựa có cương
Ngõ em em đứng, đường trường anh đi -
Tiếng đồn dê đực khỏe thay
-
Anh với tôi làm đôi sao xứng
-
Chồng chèo thì vợ cũng chèo
Chồng chèo thì vợ cũng chèo,
Hai đứa cùng nghèo lại đụng với nhau.Dị bản
Chồng chèo thì vợ cũng chèo,
Hai đằng đã nghèo lại đụng lấy nhau
-
Độc huyền nhỏ tiếng kêu thanh
-
Con trâu già kén cỏ, con bò nhỏ kén rơm
Chú thích
-
- Gò
- Khoảng đất nổi cao lên giữa nơi bằng phẳng.
-
- Đại
- (Làm việc gì) ngay, chỉ cốt cho qua việc, hoặc không kể đúng sai (khẩu ngữ).
-
- Gò
- Tán tỉnh (phương ngữ).
-
- Chuồn chuồn
- Tên chung của một bộ côn trùng gồm hơn 4500 loài, chia thành hai nhóm lớn: chuồn chuồn ngô và chuồn chuồn kim, khác nhau chủ yếu ở tư thế của cánh khi đậu và hình dạng của ấu trùng. Chuồn chuồn có đầu tròn và khá lớn so với thân được bao phủ phần lớn bởi hai mắt kép lớn hai bên, hai bên có cánh mỏng, dài, mỏng và gần như trong suốt. Trẻ em ở thôn quê thường bắt chuồn chuồn chơi.
-
- Mía mưng
- Một giống mía ngọt, nhiều nước, dễ trồng, chịu được úng ngập.
-
- Đà
- Đã (từ cổ, phương ngữ).
-
- Vãng lai
- Đi lại (từ Hán Việt).
-
- Bình vôi
- Ngày xưa nhân dân ta thường hay ăn trầu với cau và vôi. Bình vôi là dụng cụ bằng gốm hay kim loại để đựng vôi ăn trầu, đôi khi được chế tác rất tinh xảo, và tùy theo hình dạng mà cũng gọi là ống vôi.
-
- Vải lĩnh
- Còn gọi là lãnh, loại vải dệt bằng tơ tằm nõn, một mặt bóng mịn, một mặt mờ. Lĩnh được cho là quý hơn lụa, có quy trình sản xuất rất cầu kì. Vải lãnh thường có màu đen, trơn bóng hoặc có hoa, gọi là lĩnh hoa chanh, thường dùng để may quần dài cho các nhà quyền quý. Lĩnh Bưởi ở vùng Kẻ Bưởi miền Bắc (gồm các làng An Thái, Bái Ân, Hồ Khẩu, Trích Sài) và lãnh Mỹ A ở miền Nam là hai loại vải lãnh nổi tiếng ở nước ta.
Khăn nhỏ, đuôi gà cao
Lưng đeo dải yếm đào
Quần lĩnh, áo the mới
Tay cầm nón quai thao
(Chùa Hương - Nguyễn Nhược Pháp)
-
- Vải bô
- Loại vải xấu, thường chỉ những người lao động, người nhà nghèo mới mặc.
-
- Xáng
- Tàu, thuyền lớn (phương ngữ Nam Bộ). Từ này cũng như từ xà lan có gốc từ tiếng Pháp chaland, một loại tàu có khoang chứa rộng thường dùng để chở hàng hóa nặng như vật liệu xây dựng, máy móc...
-
- Kinh
- Kênh, sông đào dùng để dẫn nước hoặc để đi lại bằng đường thủy (phương ngữ Nam Bộ).
-
- Khơi chừng
- Xa xôi.
Đường đi khuất nẻo khơi chừng,
Tuyết sương mấy dặm, suối rừng bao nhiêu.
(Phan Trần)
-
- Ái ân
- Nguyên nghĩa là tình ái và ân huệ khắng khít với nhau. Về sau được hiểu là sự âu yếm, giao hợp của vợ chồng hay cặp tình nhân.
-
- Quảng Đức
- Tên dân gian là Lò Gốm, một làng chuyên làm đồ gốm, thuộc xã An Thạch, huyện Tuy An, cách thành phố Tuy Hòa khoảng 30km về hướng bắc. Làng nằm ở ngã ba sông Ngân Sơn và sông Cái, phía bắc giáp sông Cái, phía nam giáp đầm Ô Loan. Ở đó có bến đò Lò Gốm và có cầu bắc qua sông Ngân Sơn gọi là cầu Lò Gốm.
-
- Trã
- Cái nồi đất.
-
- Căn
- Gốc rễ (chữ Hán). Khái niệm căn thường được gặp trong lí thuyết Phật giáo, chỉ những điều căn bản, gốc rễ của nhận thức, sự việc.
Thiện căn ở tại lòng ta
Chữ tâm kia mới bằng ba chữ tài
(Truyện Kiều)
-
- Nửa lừng
- Nửa lưng chừng (phương ngữ Nam Bộ).
-
- Mù u
- Một loại cây gỗ lớn khá quen thuộc ở Trung và Nam Bộ. Cây mù u cùng họ với cây măng cụt, lớn chậm, gỗ cứng, thường mọc dọc bờ sông rạch, quả tròn, vỏ mỏng, hạt rất cứng có thể dùng để ép lấy dầu. Dầu mù u có nhiều dược tính và được dùng làm nhiều loại thuốc, ví dụ như thuốc trị bòng và chăm sóc da. Xưa kia, người dân Nam Bộ thường dùng dầu mù u như một nhiên liệu tự nhiên sẵn có và rẻ tiền để thắp đèn. Cây mù u còn cho gỗ tốt, thường được dùng để đóng ghe thuyền.
-
- Thuốc bắc
- Tên chung của các loại thuốc được sử dụng trong y học cổ truyền của Trung Quốc, phân biệt với thuốc nam là thuốc theo y học cổ truyền Việt Nam. Các vị trong thuốc bắc có nguồn gốc từ thực vật (vỏ, rễ, lá cây...), động vật (sừng, xương, da lông...) và khoáng chất (hoàng thổ, thạch tín ...) được chia thành thang, luộc trong nước (gọi là sắc thuốc) trước khi uống.
-
- Nhẩn
- Vị hơi đắng. Từ này là phương ngữ Trung Bộ, khi nói không phân biệt dấu hỏi và dấu ngã, nên cũng có chỗ viết thành nhẫn.
-
- Ách
- Đoạn gỗ cong mắc lên cổ trâu bò để buộc dây kéo xe, cày bừa...
-
- Đồng cân
- Nặng bằng nhau, nghĩa bóng là có giá trị ngang nhau hoặc xứng đôi vừa lứa với nhau.
-
- Đàn bầu
- Còn gọi là đàn độc huyền hoặc gọi tắt là đàn độc, vì chỉ có duy nhất một dây. Hộp đàn làm bằng ống tre hay gỗ, bầu đàn được làm từ một nửa quả bầu khô. Trước đây, dây đàn trước đây được làm bằng tơ, sau này thay bằng dây kim loại. Đàn bầu là một loại nhạc khí truyền thống rất độc đáo của dân tộc ta và chỉ duy nhất người Việt Nam mới có.
Xem nhạc sĩ Huỳnh Khải giảng giải về những nét độc đáo của đàn bầu Việt Nam đây và nghe nghệ sĩ ưu tú Thanh Tâm diễn tấu đàn bầu tại đây.
-
- Sanh
- Sinh.
-
- Đặng
- Được, để, nhằm (từ cũ, phương ngữ).
-
- Phỉ
- Đủ, thỏa mãn. Như phỉ chí, phỉ dạ, phỉ nguyền...